Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm là (có ý nghĩa) thế nào?

Pháp chủ đạo trong việc nhận thức: Quán xét về vô thường là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ..., quán xét về vô ngã ..., quán xét về vô thường ở sắc ..., quán xét về khổ não ở sắc ..., quán xét về vô ngã ở sắc ..., quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về vô thường ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ở lão tử ..., quán xét về vô ngã ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức.

Sự an trú đắc chứng thanh tịnh: An trú không tánh là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô tướng là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô nguyện là sự an trú đắc chứng thanh tịnh.

Khuynh hướng cao quý: Khuynh hướng về không tánh là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô tướng là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô nguyện là khuynh hướng cao quý.

Sự an trú không uế nhiễm: Sơ thiền là sự an trú không uế nhiễm, nhị thiền là sự an trú không uế nhiễm, tam thiền là sự an trú không uế nhiễm, tứ thiền là sự an trú không uế nhiễm, sự chứng đạt không vô biên xứ là sự an trú không uế nhiễm, ...(như trên)... sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là sự an trú không uế nhiễm.

Sự an trú không uế nhiễm: Sự an trú không uế nhiễm theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền loại bỏ các pháp ngăn che’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào nhị thiền loại bỏ tầm và tứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tam thiền loại bỏ hỷ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tứ thiền loại bỏ lạc và khổ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về sắc nghĩ tưởng về bất bình nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. Đây là sự an trú không uế nhiễm.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.”

Phần giải thích ‘Trí về sự an trú không uế nhiễm.’



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada