Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn là (có ý nghĩa) thế nào?

Do tác động của sự thoát ly, có trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”

Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.

Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.

Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.

Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.

Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.

Do tác động của sự không sân độc, ...(như trên)... Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, ... Do tác động của sự không tản mạn, ... Do tác động của của sự xác định pháp, ... Do tác động của trí, ... Do tác động của sự hân hoan .... Do tác động của sơ thiền, ... của nhị thiền, ... của tam thiền, ... của tứ thiền .... của sự chứng đạt không vô biên xứ, ... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, ... của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, ... của đề mục đất, ... của đề mục nước, ... của đề mục lửa, ... của đề mục gió, ... của đề mục xanh, ... của đề mục vàng, ... của đề mục đỏ, ... của đề mục trắng, ... của đề mục hư không, ... của đề mục thức, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên ... của việc niệm hơi thở ra vào, ... Do tác động của việc niệm sự chết, ... Do tác động của việc niệm (32 thể trược của) thân, ... Do tác động của của việc niệm sự  an tịnh, ... Do tác động của tưởng về sự sình trương (của xác chết), ... Do tác động  của  tưởng  về sự đổi màu xanh

 (của xác chết), ... Do tác động của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), ... của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), ... của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), ... của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), ... của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), ... của tưởng về máu me (của xác chết), ... của tưởng về giòi bọ (của xác chết), ... của tưởng về bộ xương khô (của xác chết), ... Do tác động của hơi thở vào dài, ... của hơi thở ra dài, ... của hơi thở vào ngắn, ... của hơi thở ra ngắn, ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở vào,  ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở ra, .... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho tâm được định tĩnh ... Làm cho tâm được giải thoát ... Quán xét về vô thường ... Quán xét về ly tham ái. ... Quán xét về diệt tận ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”

Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.

Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.

Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, ...(như trên)...

Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, ...(như trên)...

Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”

Phần giải thích ‘Trí về định không gián đoạn.’



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada