Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực là (có ý nghĩa) thế nào? Có bốn lãnh vực: lãnh vực dục giới, lãnh vực sắc giới, lãnh vực vô sắc giới, lãnh vực không bị lệ thuộc.
Lãnh vực dục giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là địa ngục Vô Gián và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Tha Hóa Tự Tại, khoảng giữa này là nơi màcác uẩn, các giới, các xứ, các sắc, các thọ, các tưởng, các hành, và thứccó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực dục giới.
Lãnh vực sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là thế giới Phạm Thiên và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Sắc Cứu Cánh, khoảng giữa này là nơi màcác pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tạicó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực sắc giới.
Lãnh vực vô sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là chư thiên đạt đến Không Vô Biên Xứ và lấy giới hạn bên trên là chư thiên đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, khoảng giữa này là nơi màcác pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tạicó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực vô sắc giới.
Lãnh vực không bị lệ thuộc là gì? Các Đạo, các Quả của Đạo, và Niết Bàn là không bị lệ thuộc; đây là lãnh vực không bị lệ thuộc. Đây là bốn lãnh vực.
Còn có bốn lãnh vực khác nữa là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bốn thiền, bốn vô lượng (tâm), bốn sự chứng đạt vô sắc, bốn phân tích, bốn sự thực hành,[13]bốn cảnh,[14] bốn truyền thống của bậc Thánh,[15] bốn sự việc thâu phục,[16] bốn bánh xe (đưa đến tiến hóa),[17] bốn nền tảng trong pháp;[18] đây là bốn lãnh vực.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.’
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada