Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi là (có ý nghĩa) thế nào?

Hành vi: Có ba hành vi: hành vi của thức, hành vi của vô trí, hành vi của trí.

Hành vi của thức là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhìn thấy các sắc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhìn thấy các sắc, tức là nhãn thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nhìn thấy các sắc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các sắc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nghe các thinh là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nghe các thinh, tức là nhĩ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nghe được các thinh, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các thinh, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích ngửi các khí là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc ngửi các khí, tức là tỷ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã ngửi được các khí tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các khí, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nếm các vị là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nếm các vị, tức là thiệt thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nếm được các vị tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các vị, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích đụng chạm các xúc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc đụng chạm các xúc, tức là thân thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã đụng chạm các xúc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các xúc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhận biết các pháp là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhận biết các pháp, tức là ý thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được nhận biết các pháp, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các pháp, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành vi của thức: Hành vi của thức theo ý nghĩa gì?

‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có phóng dật’ ... ‘Hành xử không có hoài nghi’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với tham ái’ ... ‘Hành xử không có liên kết với sân’ ... ‘Hành xử không có liên kết với si’ ... ‘Hành xử không có liên kết với ngã mạn’ ... ‘Hành xử không có liên kết với tà kiến’ ... ‘Hành xử không có liên kết với phóng dật’ ... ‘Hành xử không có liên kết với hoài nghi’ ... ‘Hành xử không có liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ ... ‘Hành xử khi đã biết (cảnh)’ là hành vi của thức. ‘Hành vi có hình thức như thế của thức’ là hành vi của thức. ‘Tâm này thanh tịnh ở trạng thái tự nhiên theo ý nghĩa xa lìa phiền não’ là hành vi của thức. Đây là hành vi của thức.

Hành vi của vô trí là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các sắc thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các sắc không thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các thinh hợp ý ...(như trên)... đối với các khí hợp ý ...(như trên)... đối với các vị hợp ý ...(như trên)... đối với các xúc hợp ý ...(như trên)... đối với các pháp hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các pháp không hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.

Hành vi của vô trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của vô trí?

‘Hành xử do tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do sân’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do si’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do ngã mạn’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do tà kiến ‘ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do phóng dật’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do hoài nghi’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do (yếu tố) ngủ ngầm’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với sân’ ... ‘Hành xử do liên kết với si’ ... ‘Hành xử do liên kết với ngã mạn’ ... ‘Hành xử do liên kết với tà kiến’ ... ‘Hành xử do liên kết với phóng dật’ ... ‘Hành xử do liên kết với hoài nghi’ ... ‘Hành xử do liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử khi chưa biết (cảnh)’ là hành vi của vô trí. ‘Hành vi có hình thức như thế của vô trí’ là hành vi của vô trí. Đây là hành vi của vô trí.

Hành vi của trí là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô thường là hành vi của thức, sự quán xét về vô thường là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về khổ não là hành vi của thức, sự quán xét về khổ não là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô ngã là hành vi của thức, sự quán xét về vô ngã là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về nhàm chán ..., nhằm mục đích quán xét về ly tham ái ..., nhằm mục đích quán xét về diệt tận ..., nhằm mục đích quán xét về từ bỏ ..., nhằm mục đích quán xét về đoạn tận ..., nhằm mục đích quán xét về biến hoại ..., nhằm mục đích quán xét về chuyển biến ..., nhằm mục đích quán xét về vô tướng ..., nhằm mục đích quán xét về vô nguyện ..., nhằm mục đích quán xét về không tánh ..., nhằm mục đích quán xét các pháp bằng thắng tuệ ..., nhằm mục đích của sự biết và thấy đúng theo thực thể ..., nhằm mục đích quán xét về sự tai hại ... nhằm mục đích quán xét về phân biệt rõ là hành vi của thức, sự quán xét về phân biệt rõ là hành vi của trí. Sự quán xét về ly khai là hành vi của trí. Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí. Đạo Nhất Lai ... Sự chứng đạt Quả Nhất Lai ... Đạo Bất Lai ... Sự chứng đạt Quả Bất Lai ... Đạo A-la-hán là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí.

Hành vi của trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của trí?

‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của trí. ...(như trên)... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ ... ‘Hành xử khi đã biết’ ... ‘Hành vi có hình thức như thế của trí’ là hành vi của trí. Đây là hành vi của trí.

Như thế, hành vi của thức là loại khác, hành vi của vô trí là loại khác, hành vi của trí là loại khác (nữa). Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các hành vi.’

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada