Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định các pháp thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định mắt thuộc nội phần, xác định tai thuộc nội phần, xác định mũi thuộc nội phần, xác định lưỡi thuộc nội phần, xác định thân thuộc nội phần, xác định ý thuộc nội phần.

Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Mắt nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Mắt được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Mắt đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định mắt có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Mắt là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Mắt là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với mắt, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Tai được hiện hữu do vô minh.’ ...(như trên)... Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mũi được hiện hữu do vô minh.’ ...(như trên)... Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Lưỡi nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Lưỡi đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định lưỡi có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Lưỡi là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Lưỡi là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với lưỡi, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; ...(như trên)... (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; ...(như trên)... trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Thân nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Thân được sanh lên,’ ...(như trên)... Đối với thân, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; ...(như trên)... (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; ...(như trên)... trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Ý được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Ý đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định ý có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Ý là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Ý là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’ Đối với ý, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.”

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các vật nương.’   

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada