Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại là (có ý nghĩa) thế nào?
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Niệm giác chi, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trạch pháp giác chi, theo ý nghĩa suy xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Cần giác chi, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Hỷ giác chi, theo ý nghĩa lan tỏa, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tịnh giác chi, theo ý nghĩa an tịnh, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định giác chi, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xả giác chi, theo ý nghĩa phân biệt rõ, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Tín lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Tín quyền, theo ý nghĩa cương quyết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn quyền, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm quyền, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định quyền, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ quyền, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Các quyền, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các lực, theo ý nghĩa không dao động, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), đã được sanh khởi vào khi ấy. Đạo, theo ý nghĩa chủng tử, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chánh cần, theo ý nghĩa nỗ lực, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các nền tảng của thần thông, theo ý nghĩa thành tựu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chân lý, theo ý nghĩa của thực thể, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh sát, theo ý nghĩa quán xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt trội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa được phóng thích, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Quả Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Quả Nhất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Đạo Bất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Quả Bất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Quả A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn với nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.”
Phần giải thích ‘Trí về việc quán xét lại.’
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada