Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo là (có ý nghĩa) thế nào?

Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, thoát ra khỏi tà kiến, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), thoát ra khỏi tà tư duy, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, thoát ra khỏi tà ngữ, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, thoát ra khỏi tà nghiệp, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, thoát ra khỏi tà mạng, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy ...

Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, thoát ra khỏi tà tinh tấn, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy ...  

Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, thoát ra khỏi tà niệm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi tà định, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo Nhất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo Bất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, thoát ra khỏi ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

1.Sanh thiêu đốt vô sanh,     

vì thế gọi tham thiền,

thiện xảo thiền, giải thoát,     

không động vì tà kiến.

2.Như thế định rồi quán,                  

cũng vậy quán ở định,

khi ấy quán và chỉ                    

hành bình đẳng tương hợp.

3.Thấy ‘Các hành là khổ,       

diệt tận là an lạc,’

tuệ thoát khỏi cả hai                

đạt được Đạo Bất Tử.

4.Vị biết hành giải thoát,                 

rành rẽ dị và đồng,

thiện xảo về hai trí,                  

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Phần giải thích ‘Trí về Đạo.’

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada