Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là (có ý nghĩa) thế nào?
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự tái sanh là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự vận hành ...(như trên)... đối với hiện tướng ...(như trên)... đối với (nghiệp) tích lũy ...(nt)... đối với mầm tái sanh ...(nt)... đối với cảnh giới tái sanh ...(nt)... đối với sự tái tạo ...(nt)... đối với sự sanh lên ...(nt)... đối với sự sanh (ra) ...(nt)... đối với sự già ...(nt)... đối với sự bệnh ...(nt)... đối với sự chết ...(nt)... đối với sự sầu muộn ...(nt)... đối với sự than vãn ...(như trên)... Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự thất vọng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là khổ’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là kinh hãi’ ...(nt)... ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
‘Sự vận hành là pháp hữu vi, ...(nt)... ‘Hiện tướng là pháp hữu vi, ... ‘(Nghiệp) tích lũy ... ‘Mầm tái sanh ... ‘Cảnh giới tái sanh ... ‘Sự tái tạo ... ‘Sự sanh lên ... ‘Sự sanh (ra) ... ‘Sự già ... ‘Sự bệnh ... ‘Sự chết ... ‘Sự sầu muộn ... ‘Sự than vãn ... ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với tám biểu hiện.
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện?
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với ba biểu hiện.
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện gì? Phàm nhân hoặc là thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi hoặc là minh sát (trạng thái ấy). Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ... là với hai biểu hiện này.
Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện gì? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện này.
Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện gì? Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện này.
Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có cùng một bản chất là thế nào? Đối với phàm nhân, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm sẽ bị ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, là chướng ngại cho sự thấu triệt, là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Ngay cả đối với vị hữu học, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm bị sẽ ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, ... là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất theo ý nghĩa thích thú là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị hữu học cũng minh sát ... là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị đã lìa tham ái cũng minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất theo ý nghĩa quả quyết là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt như thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị hữu học, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa thiện và vô ký là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có bản chất khác biệt là thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có lúc biết được rõ rệt có lúc không biết được rõ rệt. Luôn cả đối với vị hữu học, trạng thái xả ... Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là biết được hoàn toàn rõ rệt. Sự quả quyết của tâm ... của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được biết và theo ý nghĩa đã không được biết là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi không được toàn vẹn. Vị hữu học minh sát ... cũng không được toàn vẹn. Vị đã lìa tham ái minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi được toàn vẹn. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt theo ý nghĩa được toàn vẹn và theo ý nghĩa không được toàn vẹn là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu để dứt bỏ ba sự ràng buộc.[9] Vị hữu học minh sát ... nhằm mục đích thành tựu cao hơn do trạng thái đã được dứt bỏ ba sự ràng buộc. Vị đã lìa tham ái minh sát ... nhằm mục đích lạc trú trong hiện tại do trạng thái đã được dứt bỏ toàn bộ phiền não. Sự quả quyết của tâm ... của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được dứt bỏ và theo ý nghĩa chưa được dứt bỏ là như vậy.
Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng đối với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa an trú và thể nhập là như vậy.
Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh? Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát? Có tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh. Có mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.
Tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ các pháp ngăn che nhằm mục đích thành tựu sơ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ tầm tứ nhằm mục đích thành tựu nhị thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ hỷ nhằm mục đích thành tựu tam thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ lạc và khổ nhằm mục đích thành tựu tứ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ là trí về các trạng thái xả ... Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh.
Mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhập Lưu ... nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai ... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhất Lai ... nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai ... nhằm mục đích chứng đạt Quả Bất Lai ... nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán ... nhằm mục đích chứng đạt Quả A-la-hán ... nhằm mục đích chứng đạt sự an trú không tánh ... nhằm mục đích chứng đạt sự an trú vô tướng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.
Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? Có mười lăm trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Có ba trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Không có trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là bất thiện.
1.Tuệ phân biệt, bình thản,
tám hành xứ của tâm:
hai thuộc về phàm nhân,
hữu học ba hành xứ,
vị lìa ái có ba,
tâm ly khai với chúng.
2.Tám do duyên của định,
mười hành xứ của trí,
mười tám xả các hành
là duyên ba giải thoát.[10]
3.Mười tám biểu hiện này,
vị có tuệ hiểu rõ,
thiện xảo trong xả hành,
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.”
Phần giải thích ‘Trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.’
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada