Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại là (có ý nghĩa) thế nào?

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi’ ... ‘Hiện tướng là kinh hãi’ ... ‘(Nghiệp) tích lũy là kinh hãi’ ... ‘Mầm tái sanh là kinh hãi’ ... ‘Cảnh giới tái sanh là kinh hãi’ ... ‘Sự tái tạo là kinh hãi’ ... ‘Sự sanh lên là kinh hãi’ ... ‘Sự sanh (ra) là kinh hãi’ ... ‘Sự già là kinh hãi’ ... ‘Sự bệnh là kinh hãi’ ... ‘Sự chết là kinh hãi’ ... ‘Sự sầu muộn là kinh hãi’ ... ‘Sự than vãn là kinh hãi’ ... ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là an ổn.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là an ổn.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi, sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi, sự không vận hành là an ổn.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là kinh hãi, sự không thất vọng là an ổn.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là khổ’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng:  ‘Sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là lạc.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là lạc.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là khổ, sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là khổ, sự không vận hành là lạc.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là khổ, sự không thất vọng là lạc.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất, sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất, sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất, sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’  là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ ...(như trên)... Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là Niết Bàn.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là Niết Bàn.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi, sự không vận hành là Niết Bàn.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, sự không thất vọng là Niết Bàn.’  

1.Vị nhận thức tái sanh,          

vận hành, tướng, tích nghiệp,

mầm tái sanh là ‘khổ,’              

trí này là tai hại.

2.Không sanh, không vận hành,      

không tướng, không tích nghiệp,

không mầm sanh là ‘lạc,’         

trí này là bình yên.

3.Đây trí về tai hại,               

sanh lên ở năm chốn,[8]

bình yên về năm nơi,               

vị nhận ra mười trí.

Người thiện xảo hai trí,          

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.”

Phần giải thích ‘Trí về điều tai hại.’

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada