Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát là (có ý nghĩa) thế nào?

Với sắc là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét về sự tan rã của tâm ấy.

(Hành giả) quán xét: Quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.

Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.

Với thọ là đối tượng, ...(như trên)... Với tưởng là đối tượng, ...(như trên)... Với các hành là đối tượng, ...(như trên)... Với thức là đối tượng, ...(như trên)... Với mắt là đối tượng, ...(như trên)... Với lão tử là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét sự tan rã của tâm ấy.

(Hành giả) quán xét, quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.

Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.

1.  Do tiếp cận sự việc,               

và ly khai bằng tưởng,

với lực do hướng tâm,

phân rõ là minh sát.

2.  Với sự tiếp nối cảnh,          

xác định chung cả hai,

quyết đoán về diệt tận,            

minh sát tướng hoại diệt.

3.  Do phân biệt rõ cảnh,        

quán xét sự tan rã,

và thiết lập không tánh,          

thắng tuệ là minh sát.

4.  Thiện xảo ba quán xét,[5]     

và về bốn minh sát,[6]

thiện xảo ba thiết lập,[7]

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.”

Phần giải thích ‘Trí quán xét về sự tan rã.’

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada