Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt là (có ý nghĩa) thế nào?
Sắc được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.
Thọ được sanh lên ...(như trên)... Tưởng được sanh lên ...(như trên)... Các hành được sanh lên ...(như trên)... Thức được sanh lên ...(như trên)... Mắt được sanh lên ...(như trên)... Hữu được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng?
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng.
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng? Đối với thọ uẩn, ...(như trên)... Đối với tưởng uẩn, ...(như trên)... Đối với hành uẩn, ...(như trên)... Đối với thức uẩn, ...(như trên)...
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy mười hiện tướng. Đối với thọ uẩn, ...(như trên)... Đối với tưởng uẩn, ...(nt)... Đối với hành uẩn, ...(nt)... Đối với thức uẩn, ...(như trên)...
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vật thực, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với sắc uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với sắc uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thọ uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thọ uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với tưởng uẩn, ...(như trên)... Đối với hành uẩn, ...(như trên)... Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thức uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thức uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng này.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt.”
Sắc uẩn có sự sanh khởi là vật thực. Ba uẩn thọ, tưởng, hành có sự sanh khởi là xúc. Thức uẩn có sự sanh khởi là danh sắc.
Phần giải thích ‘Trí về sự sanh diệt.’
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada