Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định là (có ý nghĩa) thế nào?

Một loại định: là trạng thái chuyên nhất của tâm.

Hai loại định: là định thuộc thế gian và định vượt trên thế gian.

Ba loại định: là định có tầm có tứ, định không tầm có tứ, định không tầm không tứ.

Bốn loại định: là định đưa đến sự từ bỏ, định đưa đến bền vững, định đưa đến thù thắng, định đưa đến thấu triệt.

Năm loại định: là trạng thái lan tỏa của hỷ, trạng thái lan tỏa của lạc, trạng thái lan tỏa của xả, trạng thái lan tỏa của ánh sáng, hiện tướng của sự quán xét lại.

Sáu loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên.

Bảy loại định: là thiện xảo trong định, thiện xảo trong việc thể nhập định, thiện xảo trong việc duy trì định, thiện xảo trong việc ra khỏi định, thiện xảo về thể chất của định, thiện xảo về hành xứ của định, thiện xảo về sự quả quyết của định.

Tám loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của đề mục đất, ... do năng lực của đề mục nước, ... do năng lực của đề mục lửa, ... do năng lực của đề mục gió, ... do năng lực của đề mục xanh, ... do năng lực của đề mục vàng, ... do năng lực của đề mục đỏ, ... do năng lực của đề mục trắng.

Chín loại định: là định sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, định vô sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, không tánh định, vô tướng định, vô nguyện định.

Mười loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về sự sình trương (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự đổi màu xanh (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về máu me (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về giòi bọ (của xác chết), định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về bộ xương khô (của xác chết).

Đây là năm mươi lăm loại định.

Hơn nữa, còn có hai mươi lăm ý nghĩa về định của định: định theo ý nghĩa gìn giữ, định theo ý nghĩa phụ trợ, định theo ý nghĩa hoàn bị, định theo ý nghĩa chuyên nhất, định theo ý nghĩa không tản mạn, định theo ý nghĩa ra sức, định theo ý nghĩa không tán loạn, định theo ý nghĩa không xao động, định theo ý nghĩa không loạn động, định theo ý nghĩa giải thoát, định có sự trụ vững của tâm do năng lực thiết lập tính nhất thể, ‘tầm cầu sự thuần chủng’ là định, ‘không tầm cầu sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tầm cầu sự thuần chủng là định, trạng thái đã không tầm cầu sự không thuần chủng là định, ‘nắm giữ sự thuần chủng’ là định, ‘không nắm giữ sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã nắm giữ sự thuần chủng là định, trạng thái đã không nắm giữ sự không thuần chủng là định, ‘thực hành sự thuần chủng’ là định, ‘không thực hành sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã thực hành sự thuần chủng là định, trạng thái đã không thực hành sự không thuần chủng là định, ‘tham thiền sự thuần chủng’ là định, ‘làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tham thiền sự thuần chủng là định, trạng thái đã làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng là định. Đây là hai mươi lăm ý nghĩa về định của định.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.”

Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.’

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada