1.“Thưa ngài Nāgasena, điu này cũng đã đưc đức Thế Tôn nói đến: ‘Ta không có nổi giận, không có khắt khe.’ Và thêm nữa, đc Như Lai đã giải tán hai vị trưởng lão Sāriputta và Moggallāna cùng với đồ chúng (của hai vị). Thưa ngài Nāgasena, có phi đc Như Lai đã giải tán đồ chúng khi bị nổi giận, hay là đã giải tán khi được vui vẻ? Xin ngài nhận biết cho việc ấy là thuộc về trường hợp này. Thưa ngài Nāgasena, nếu đã giải tán đồ chúng khi bị nổi giận, như thế thì đối với đức Thế Tôn sự nổi giận còn chưa được dứt trừ. Nếu đã giải tán đ chúng khi được vui vẻ, như thế thì (đ chúng) đã bị giải tán khi không có cớ sự, trong khi không hay biết. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

2.“Tâu đi vương, điu này cũng đã đưc đức Thế Tôn nói đến: ‘Ta không có nổi giận, không có khắt khe,’ và hai vị trưởng lão Sāriputta và Moggallāna cùng với đ chúng đã bị giải tán. Tuy nhiên, điều ấy không do sự nổi giận. Tâu đi vương,  đây có ngưi nam nào đó vấp chân vào rễ cây, gốc cây, cục đá, miểng sành, hoặc chỗ đất không bằng phẳng rồi té ngã. Tâu đi vương, phi chăng đi địa cầu này bị nổi giận rồi làm cho kẻ ấy té ngã?”

“Thưa ngài Nāgasena, không đúng. Đối với đại địa cầu không có sự nổi giận hay vui thích. Đại địa cầu được thoát khỏi sự ưng ý và ghét bỏ. Kẻ ấy chính tự mình lơ đễnh nên mới bị vấp chân rồi té ngã.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với các đức Như Lai không có sự nổi giận hay vui thích. Các đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, đã thoát khỏi sự ưng ý và ghét bỏ. Lúc bấy giờ, các vị ấy chính vì việc đã làm của mình nên mới bị giải tán vì sự sai trái của bản thân. Tâu đại vương, hơn nữa ở đây biển cả không sống chung với xác chết. Nghĩa là khi ở trong biển cả có xác chết, nó tức thời đưa xác chết ấy ra khỏi, hoặc hất lên đất liền. Tâu đại vương, phải chăng biển cả bị nổi giận rồi đưa xác chết ấy ra khỏi?”

3.“Thưa ngài, không đúng. Đối với biển cả không có sự nổi giận hay vui thích. Biển cả được thoát khỏi sự ưng ý và ghét bỏ.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với các đức Như Lai không có sự nổi giận hay vui thích. Các đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, đã thoát khỏi sự ưng ý và ghét bỏ. Lúc bấy giờ, các vị ấy chính vì việc đã làm của mình, vì sự sai trái của bản thân nên mới bị giải tán.

Tâu đại vương, giống như người bị lỗi lầm với trái đất rồi té ngã, tương tợ y như thế người bị lỗi lầm với lời dạy cao quý của đấng Chiến Thắng thì bị giải tán. Giống như xác chết ở trong biển cả thì bị đưa ra khỏi, tương tợ y như thế người bị lỗi lầm với lời dạy cao quý của đấng Chiến Thắng thì bị giải tán.

Tâu đại vương, hơn nữa việc đức Như Lai đã giải tán các vị ấy với sự mong muốn điều tốt đẹp, mong muốn điều lợi ích, mong muốn sự an lạc, mong muốn sự thanh tịnh cho các vị ấy; Ngài đã giải tán (nghĩ rằng): ‘Như vậy những người này sẽ được hoàn toàn giải thoát khỏi sanh-già-bệnh-chết.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

Câu hỏi về việc đã giải tán các vị tỳ khưu là thứ mười hai.

Phẩm Đã Bị Giải Tán là thứ ba.

(Trong phẩm này có mười hai câu hỏi)

--ooOoo--

 

[1] Xem Aggikkhandhūpamasutta ở Aṅguttaranikāya - Tăng Chi Bộ 4.

[2] Sau khi cây chuối trổ buồng, bụi tre nở hoa, la cái sanh con thì chúng tàn lụi và chết đi.

[3] Vật được bao bọc lại bằng lớp màng và được che giấu sau lớp vải (ND).

[4] sūkaramaddava: Các bộ Chú Giải đã không xác định rõ ràng về món thí thực này. Chú Giải của Dīghanikāya (Kinh Trường Bộ) ghi như sau: (1) sūkaramaddava là phần thịt ngon nhất đã được làm sẵn của con heo rừng không quá trẻ, không quá già. Món ấy nhừ và béo, đã được cho chuẩn bị và nấu kỹ lưỡng. (2) Một số vị giải thích là: ‘một loại nước xúp bò được nấu với năm loại hương vị.’ (3) Nhiều vị khác cho rằng: ‘món ấy là chất bổ dưỡng’ (DA. ii, 568, PTS). Chú Giải Udāna (Kinh Phật Tự Thuyết) cũng giải thích giống như (1) và (3) ở trên, ngoài ra còn có lời giải thích khác rằng: ‘Sūkaramaddava không phải là thịt heo rừng mà là một loại măng tre đã bị loài heo rừng dẫm đạp, hoặc là loại nấm mọc lên ở vùng đất đã được heo rừng cày ủi.’ Chú Giải này còn ghi thêm rằng: ‘Thợ rèn Cunda đã chuẩn bị chất bổ dưỡng ấy và đã cúng dường đến đức Phật nhằm kéo dài tuổi thọ vì nghe rằng Ngài sẽ Viên Tịch Niết Bàn trong ngày đó (Ud. A. 399, PTS).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada