4. KINH METTAGŪ (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

4. KINH METTAGŪ (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

 V. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN METTAGU

1053. Pucchāmi taṃ bhagavā brūhi metaṃ (iccāyasmā mettagū) maññāmi taṃ vedaguṃ bhāvitattaṃ, kuto nu dukkhā samudāgatā ime ye keci lokasmiṃ anekarūpā.

1053. (Tôn giả Mettagū nói:) “Thưa đức Thế Tôn, tôi hỏi ngài. Xin ngài hãy trả lời tôi về điều này. Tôi nghĩ rằng ngài là người hiểu biết sâu sắc, có bản thân đã được tu tập. Từ đâu mà các khổ này đã được khởi lên, bất kể loại nào ở thế gian, với nhiều hình thức?”

Mettagu:

1049. Tôn giả Mêt-ta-gu:
Con xin hỏi Thế Tôn,
Mong Thế Tôn trả lời,
Vấn đề con đã hỏi,
Con nghĩ Ngài hiền trí,
Tự ngã đã tu tập,
Từ đâu, ở trong đời,
Ðau khổ này khởi lên,
Với nhiều loại như vậy?

1054. Dukkhassa ve maṃ pabhavaṃ apucchasi (mettagūti bhagavā) taṃ te pavakkhāmi yathā pajānaṃ, upadhinidānā pabhavanti dukkhā ye keci lokasmiṃ anekarūpā.

1054. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) quả thật ngươi (đã) hỏi ta về sự phát khởi của khổ. Ta sẽ tuyên thuyết về điều ấy cho ngươi theo như điều Ta nhận biết. Các khổ phát khởi đều có căn nguyên là mầm tái sanh, bất kể loại nào ở thế gian, với nhiều hình thức.

Thế Tôn:

1050. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ông hỏi ta vấn đề,
Sanh khởi của khổ đau,
Ta sẽ nói cho Ông,
Như Ta đã được biết,
Chính do duyên sanh y,
Nên khổ được khởi lên,
Với nhiều loại như vậy,
Khác biệt ở trong đời.

1055. Yo ve avidvā upadhiṃ karoti punappunaṃ dukkhamupeti mando, tasmā hi jānaṃ upadhiṃ na kayirā dukkhassa jātippabhavānupassī.

1055. Thật vậy, kẻ nào, (do) không biết, tạo ra mầm tái sanh, là kẻ ngu (sẽ) đi đến khổ lần này lần khác. Chính vì thế, người có sự quán xét về sự sanh ra và sự phát khởi của khổ, trong khi biết, không nên tạo ra mầm tái sanh.”

1051. Những ai vì vô minh,
Tác thành các sanh y,
Kẻ ngu tạo đau khổ,
Tiếp tục được sanh khởi,
Do vậy kẻ hiểu biết,
Không nên tạo sanh y,
Vì thấy sự sanh khởi,
Của sanh và đau khổ.

1056. Yantaṃ apucchimha akittayī no (iccāyasmā mettagū) aññaṃ taṃ pucchāmi tadiṅgha brūhi: Kathannu dhīrā vitaranti oghaṃ jātijaraṃ sokapariddavañca, taṃ me munī sādhu viyākarohi tathā hi te vidito esa dhammo.

1056. (Tôn giả Mettagū nói:) “Điều nào chúng tôi đã hỏi ngài, ngài đã giải bày cho chúng tôi. Tôi hỏi ngài điều khác, vậy xin ngài hãy trả lời điều ấy: Làm thế nào các bậc sáng trí vượt qua dòng lũ, sanh và già, sầu muộn và than vãn? Thưa bậc hiền trí, xin ngài hãy khéo léo giảng rõ điều ấy cho tôi, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”

Mettagu:

1052. Ðiều chúng con đã hỏi,
Ngài đã đáp chúng rồi,
Nay xin hỏi câu khác,
Mong Ngài giải đáp cho,
Thế nào bậc Hiền trí,
Vượt khỏi dòng nước mạnh,
Vượt khỏi sanh và già,
Cùng sầu muộn than khóc,
Mong rằng bậc ẩn sĩ,
Hãy khéo trả lời con,
Ðúng như Ngài đã biết,
Pháp nhĩ là như vậy?

1057. Kittayissāmi te dhammaṃ (mettagūti bhagavā) diṭṭhe dhamme anītihaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

 1057. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) Ta sẽ giải bày cho ngươi Giáo Pháp tự mình chứng ngộ, không phải do nghe nói lại. Sau khi hiểu pháp ấy, vị có niệm, trong khi sống, có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Thế Tôn:

1053. Thế Tôn trả lời rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Ta sẽ nói cho Ông,
Pháp thiết thực hiện tại,
Không do trao truyền lại,
Sau khi biết pháp ấy,
Vị ấy sống chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.

1058. Tañcāhaṃ abhinandāmi mahesi dhammamuttamaṃ, yaṃ viditvā sato caraṃ tare loke visattikaṃ.

 1058. “Thưa bậc đại ẩn sĩ, tôi thích thú Giáo Pháp tối thượng ấy. Sau khi hiểu pháp ấy, có niệm, trong khi sống, tôi có thể vượt qua sự vướng mắc này ở thế gian.”

Mettagu:

1054. Thưa bậc Ðại ẩn sĩ,
Con hết sức hoan hỷ,
Chánh pháp vô thượng ấy,
Sau khi biết pháp ấy,
Sống gìn giữ chánh niệm,
Vượt tham ái ở đời.

1059. Yaṃ kiñci sampajānāsi (mettagūti bhagavā) uddhaṃ adho tiriyañcāpi majjhe, etesu nandiñca nivesanañca panujja viññāṇaṃ bhave na tiṭṭhe.

1059. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) bất cứ điều gì mà ngươi tự mình nhận biết, bên trên, bên dưới, luôn cả chiều ngang và khoảng giữa, ngươi hãy xua đi sự vui thích, sự chấp chặt, và sự nhận thức ở các điều này; không nên trụ lại ở hữu.

Thế Tôn:

1055. Thế Tôn đáp lại rằng:
Hỡi này Mêt-ta-gu,
Phàm Ông rõ biết gì,
Trên dưới, ngang ở giữa,
Hãy từ bỏ hoan hỷ,
Hãy từ bỏ trú xứ,
Chớ để cho ý thức,
An trú trên sanh hữu.

1060. Evaṃvihārī sato appamatto bhikkhu caraṃ hitvā mamāyitāni, jātiṃ jaraṃ sokapariddavañca idheva vidvā pajaheyya dukkhaṃ.

1060. An trú như vậy, có niệm, không xao lãng, vị tỳ khưu, trong khi sống, sau khi từ bỏ các vật đã được chấp là của tôi, là vị hiểu biết, ngay tại nơi này, có thể dứt bỏ khổ đau, sanh, già, sầu muộn và than vãn.”

1056. An trú vậy, chánh niệm,
Tỷ-kheo không phóng dật,
Sau khi bỏ sở hành,
Ðưa đến ngã, sở hữu.
Ðối với sanh và già,
Sầu muộn và than khóc,
Ở đây, biết được vậy,
Hãy từ bỏ đau khổ.

1061. Etābhinandāmi vaco mahesino, (iccāyasmā mettagū) sukittitaṃ gotamanūpadhīkaṃ, addhā hi bhagavā pahāsi dukkhaṃ tathā hi te vidito esa dhammo.

1061. (Tôn giả Mettagū nói:) “Thưa ngài Gotama, tôi thích thú lời nói này của bậc đại ẩn sĩ, đã khéo được giải bày, không liên quan đến mầm tái sanh, bởi vì đức Thế Tôn đương nhiên đã dứt bỏ khổ, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.

Mettagu:

1057. Con cảm thấy hoan hỉ,
Lời nói bậc Ðại sĩ;
Ðoạn tận được sanh y,
Ðược Ngài khéo tuyên thuyết.
Chắc chắn đức Thế Tôn,
Ðã đoạn tận đau khổ,
Vì pháp này được Ngài,
Rõ biết là như vậy.

1062. Te cāpi nūna pajaheyyu dukkhaṃ ye tvaṃ muni aṭṭhitaṃ ovadeyya, taṃ taṃ namassāmi samecca nāga appeva maṃ bhagavā aṭṭhitaṃ ovadeyya.

1062. Và thưa bậc hiền trí, những người nào được ngài giáo huấn không ngừng nghỉ, những người ấy chắc chắn có thể dứt bỏ khổ đau. Vì thế, thưa bậc long tượng, sau khi gặp ngài, con xin kính lễ ngài. Mong sao đức Thế Tôn sẽ giáo huấn con không ngừng nghỉ.”

1058. Những vị ấy hãy đoạn,
Hãy từ bỏ đau khổ,
Những người ấy được Ngài
Thường thường dạy, giáo hóa.
Con xin đảnh lễ Ngài,
Hãy đến, bậc Long tượng,
Mong Thế Tôn thường hằng,
Giáo hóa dạy dỗ con.

1063. Yaṃ brāhmaṇaṃ vedaguṃ ābhijaññā (mettagūti bhagavā) akiñcanaṃ kāmabhave asattaṃ, addhā hi so oghamimaṃ atāri tiṇṇo ca pāraṃ akhilo akaṅkho.

1063. (Đức Thế Tôn nói: “Này Mettagū,) vị Bà-la-môn nào mà ngươi có thể biết rõ là người hiểu biết sâu sắc, không sở hữu gì, không dính mắc ở dục và hữu, vị ấy đương nhiên đã băng qua dòng lũ này, và đã được vượt đến bờ kia, không còn cọc nhọn (ô nhiễm), không còn hoài nghi.”

Thế Tôn:

1059. Vị Bà-la-môn nào,
Ðược thắng tri, có trí,
Không có sở hữu gì,
Không ái luyến dục hữu,
Chắc chắn vị như vậy,
Vượt qua bộc lưu này,
Ðã đến được bờ kia,
Không cứng cỏi không nghỉ.

1064. Vidvā ca so vedagū naro idha bhavābhave saṅgamimaṃ visajja, so vītataṇho anīgho nirāso atāri so jātijaranti brūmīti.

1064. Và sau khi đã hiểu, vị ấy trở thành người hiểu biết sâu sắc ở nơi đây. Sau khi tháo gỡ sự quyến luyến này ở hữu và phi hữu, vị ấy có tham ái đã được xa lìa, không còn phiền muộn, không có mong cầu, Ta nói rằng: ‘Vị ấy đã vượt qua sanh và già.’”

1060. Người ấy sau khi biết,
Thông suốt được Thánh điển,
Không dính ái triền này,
Về hữu và phi hữu,
Vị ấy ly tham ái,
Không phiền lụy không cầu,
Ta nói rằng vị ấy,
Ðã vượt khỏi sanh già.

Mettagūsuttaṃ catutthaṃ.

Kinh Mettagū là thứ tư.

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada