Tiến Sĩ Đại Đức Thiện Đức Kusalaguṇa Nhận Danh Hiệu Bậc Thiện Trí Học Sĩ Cao Quý 04/01/2023

Sơ Lược Tiểu Sử Sư Thiện Đức Kusalaguṇa – Tiến Sĩ Trong Phật Giáo Theravāda

Su Thien Duc

TIỂU SỬ TÓM TẮT CỦA SƯ THIỆN ĐỨC (BHADANTA KUSALAGUṆA)

Sư Thiện Đức sinh năm 1977, thế phát xuất gia lúc 13 tuổi vào năm 1990 tại chùa Tây Thiên, TP Huế.

Từ năm 1995 đến 1998, tu học tại chùa Bửu Long, TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Ngài Viên Minh (Viện Chủ chùa Bửu Long) Ngài Hộ Pháp (Aggamahāpaṇḍita – Bậc Đại Thiện Trí Cao Thượng).

Tiểu sử Sư Thiện Đức

Vun bồi Pháp Học Phật Giáo (Pariyatti-sāsana)

Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Ngài Hộ Pháp, Sư trở thành vị xuất gia trẻ nhất trong nhóm Tăng Ni đầu tiên của Việt Nam xuất dương du học tại trường Đại học Hoằng dương Phật giáo Nguyên thuỷ Quốc tế (International Theravāda Buddhist Missionary University-ITBMU), Yangon, Myanmar, trong khóa đào tạo cử nhân Phật Pháp ngay trong năm đầu tiên trường được thành lập.

Tại ngôi trường này, Sư đã tu học và lần lượt tốt nghiệp các văn bằng Cử nhân Phật Pháp (BA in Buddha Dhamma) vào năm 2001, Thạc sĩ Phật Pháp (MA in Buddha Dhamma) vào năm 2005, và hoàn thành xuất sắc chương trình Tiến sĩ Phật Pháp (PhD in Buddha Dhamma) vào năm 2018.

Trải qua gần 20 năm tu học trên đất nước Phật Giáo Myanmar, Sư không chỉ thành tựu trong các bằng cấp học vị đã được xác chứng, mà còn trở thành ngườithành thạo 2 ngoại ngữ – tiếng Miến tiếng Anh, ngoài vốn Pāli đọc hiểu Chánh Tạng (Pāli), Chú Giải (Aṭṭhakathā) và Phụ Chú Giải (Ṭīkā).

 

Pháp Hành Phật Giáo (Paṭipatti-sāsana)

Từ năm 1999 đến 2002, Sư thực hành thiền định (samatha-bhāvanā) và thiền tuệ (vipassanā-bhāvanā) vào các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông tại các trung tâm thiền quốc tế như Mahāsi (quận Bahan, TP. Yangon), Chanmyay (huyện Hmawbi, tỉnh Yangon), Pa Auk(huyện Mawlamyine, bang Mon; huyện Thanlyin, tỉnh Yangon), Paṇḍitārāma (tỉnh Bago). Những kinh nghiệm hành thiền này là nền tảng quan trọng cho việc tự thực hành sau đó của Sư đã giúp Sư nhiều trong việc hỗ trợ cho các khóa thiền mà Sư đảm nhận công tác phiên dịch cho các Thiền sư hướng dẫn như Ngài Tam Tạng 10.

Các Cống Hiến Quan Trọng

Từ năm 2003 đến năm 2008, Sư điều hành và hoàn tất công trình chuyển ngữ Tam Tạng Pāli cùng với Chú Giải (Aṭṭhakathā) và Phụ Chú Giải (Ṭīkā) của kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ 6 (Chaṭṭhasaṅgīti), từ mẫu tự Myanmar sang mẫu tự La-tinh, là công trình do Ngài Thiền sư Sīlānandābhivaṃsa khởi xướng và Ngài Aggasāmi (Khánh Hỷ) bảo trợ. Ấn bản Tam Tạng Pāli Latinh của công trình này được Chính phủ Myanmar sử dụng song song với ấn bản Tam Tạng Pāli Miến để khắc lên 1440 bia đá tôn trí tại Công viên Phật giáo Nay Pyi Daw, thủ đô của Myanmar. Ấn bản này cũng được dùng để in sách Tam Tạng Pāli với hai mẫu tự là Myanmar và Latinh cho dự án cúng dường sách Tam Tạng Pāli đến các tự viện và Phật học viện ở trong và ngoài nước Myanmar.

Từ năm 2006 đến nay, Sư thường xuyên hỗ trợ cho việc thông dịch từ tiếng Miến sang tiếng Việt các bài pháp thoại trong các chuyến hoằng pháp tại Việt Nam của các quý Ngài Tam Tạng từ Ngài Tam Tạng thứ 6 đến Ngài Tam Tạng thứ 15.

Do những cống hiến đặc biệt cho Giáo pháp, vào ngày 05/3/2023, Chính phủ Myanmar đã dâng tặng Pháp hiệu Ganthavācaka-paṇḍita (Bậc Thiện Trí Học Sĩ) tới Sư Thiện Đức. Đây là một điều vinh dự lớn lao cho Phật giáo Việt Nam khi có một vị Tỳ kheo đầu tiên được nhận Pháp hiệu này vốn từ trước đến nay chuyênchỉ được dành cho chư Tăng Ni Myanmar có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy Pháp học Phật giáo.

Ngày 22/01/2024, Sư Thiện Đức cũng được nhận thêm danh hiệu và giải thưởng Sīri-Pyan-Chi – Sự Cống Hiến Vinh Quang, là danh hiệu cao quý mà từ trước đến nay Chính phủ Myanmar chỉ trao tặng cho những công dân ưu tú của quốc gia này đã cống hiến xuất sắc vào sự nghiệp phát triển và phúc lợi của liên bang Myanmar. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam vinh dự có hai vị tỳ kheo là Ngài Khánh Hỷ Aggasāmi Bhikkhu và Sư Thiện Đức Kusalaguṇa Bhikkhu nhận được danh hiệu và giải thưởng cao quý này vốn từ trước đến nay chưa có tiền lệ trao tặng cho một người nước ngoài nào.

Với những thành tựu và cống hiến trong lĩnh vực pháp học của mình, Sư Thiện Đức quả xứng đáng với danh xưng Bậc Thiện trí học sĩ, trở thành một tấm gương cho những thế hệ tăng, ni hậu học và cư sĩ Phật tử Việt Nam noi theo.

Ngai Tam Tang 10 Su Thien Duc

Su Thien Duc 29 scaled

Ngai Tam Tang va Su Thien Duc

 

Thông tin Sư Thiện Đức hỗ trợ điều hành và hoàn tất Chương trình chuyển ngữ Tam Tạng (Pāli), Chú Giải (Aṭṭhakathā) và Phụ Chú Giải (Ṭīkā), ấn bản Chaṭṭhasaṅgīti, từ mẫu tự Myanmar sang mẫu tự Latin: Chaṭṭhasaṅgīti Piṭaka Romanization Project; danh sách các vị trong ban cố vấn, quản lý và thực thi dự án: Advisory Board and Staff.

Ngoài ra, những dự án Công Viên Bảo Tàng Phật Giáo rất lớn tại Miến Điện và Hoa Kỳ cũng đang được tiến hành xây dựng.

6AFBCC18 858A 415D AD09 A0B2BFB2FE05

 

 

Tiến Sĩ Đại Đức Thiện Đức Kusalagua Nhận Danh Hiệu Bậc Thiện Trí Học Sĩ 04/01/2023

C82C135E D2CF 4241 ABFA FEB5DB88294D A40EFEE8 72F2 4260 A391 DB0D03DACDF9 124C7378 C300 4068 B34F 3D8B1472DC9C 0ED92A48 FBD9 4B46 AA97 B652BDDB96FA 825667CE 68CE 4113 B360 C62D34872AD8

Ngày 4/1/2023 vừa qua là ngày lễ Độc lập của Myanmar, và cũng ngày này hàng năm, chính phủ Myanmar công bố danh sách chư Tăng Ni và Phật tử trong nước cũng như nước ngoài được chính phủ Myanmar dâng tặng các Pháp hiệu cao quý liên quan nhiều lĩnh vực trong Phật giáo, bao gồm Pháp học, Pháp hành, hoằng pháp lợi sanh, từ thiện xã hội…


Buổi lễ dâng tặng các Pháp hiệu cao quý này sẽ được chính phủ Myanmar long trọng tổ chức tại thủ đô Nay Pyi Daw vào ngày trăng tròn tháng 2 âm lịch, nhằm ngày 5/3/2023.

Sư Thiện Đức

Thật ngạc nhiên, năm nay có một trường hợp ngoại lệ được chính phủ Myanmar dâng tặng Pháp hiệu Ganthavācaka-paṇḍita (Bậc Thiện Trí Học Sĩ). Ngạc nhiên là vì Pháp hiệu này từ trước đến nay chỉ dâng tặng cho chư Tăng Ni Myanmar để ghi nhận công hạnh bảo tồn và phát huy Pháp học Phật giáo.

Su Thien Duc 14 scaled

Sau khi chính phủ Myanmar công bố danh sách, có một số Phật tử người Myanmar đã biết và gọi điện chúc mừng. Sư đã nói thế này và có lẽ họ hiểu vì họ là những hành giả thiền Vipassanā: “Công hạnh có hai loại – công hạnh hình thức và công hạnh nội hàm. Công hạnh hình thức là ở bên ngoài, là sự quy ước, chế định pháp, không có thật, và rất dễ tỷ lệ thuận với phiền não, tham chấp. Chỉ có công hạnh nội hàm mới là thật, và mới có thể đoạn trừ được vô minh, tham ái.”

Su Thien Duc 4 1 scaled

Xin tri ân đến Tam Bảo, đến các Bậc Thầy Tổ, đến các bậc hữu ân và thí chủ trong ba thời, và biết ơn các duyên lành hội đủ! Năm mới 2023 và đầu Xuân Quý Mão, nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi hận thù! Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi tham chấp! Nguyện cho tất cả chúng sanh sống trong hoà bình, yêu thương, bình an và sức khoẻ! Sādhu, sādhu, lành thay! (nguồn tin FB Sư Thiện Đức)

Su Thien Duc 24 scaled

 

Một Số Hình Ảnh Sư Thiện Đức Cùng Chư Tăng Và Các Phật Tử Cùng Tu Tập, Làm Các Thiện Pháp & Đi Hành Hương Các Nơi Thánh Tích

 

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app