Sự Lan Tỏa Của Vipassana Trong Thời Đại Mới – Các Trung Tâm Thiền Vipassana Ban Đầu

Sự lan tỏa của Vipassana trong thời đại mới – Các trung tâm Vipassana ban đầu

Sau khi thực hiện vô số khóa thiền Vipassana tại các địa điểm thuê mướn từ năm 1969, một vài thiền sinh cũ đã quyết định thành lập các trung tâm Vipassana cố định để cung cấp môi trường tốt hơn cho các thiền sinh hành thiền. Sau nhiều cuộc tìm kiếm, mảnh đất gần Igatpuri được cuối cùng được tìm thấy và sau nhiều thiên niên kỷ, viên ngọc quý vô giá của Dhamma đã tìm thấy chiếc hộp của mình – Dhamma Giri. Trung tâm này được thành lập sau hai trung tâm khác ở Hyderabad và Jaipur. Ngày nay, các trung tâm Vipassana đã có khắp nơi trên thế giới. Đọc thêm.

India/ Ấn Độ

Sự lan tỏa của Vipassana tại Ấn Độ là câu chuyện thú vị. Kỹ thuật của Vipassana đã được tìm lại bởi Đức Phật và bảo tồn tại Burma trong truyền thống thầy trò. Thầy của Goenkaji, Ngài Sayagyi U Ba Khin, chân thành muốn trả lại món nợ mà Burma đã nợ Ấn Độ bằng cách mang phương pháp Vipassana trở về quê hương của mình. Hoàn cảnh đã không cho phép chính Ngài ấy đến Ấn Độ để dạy Vipassana, nhưng học trò của Ngài Thầy S.N.Goenka, người đã được Ngài đào tạo trở thành Thiền sư Vipassana, đã có cơ hội thực hiện điều đó. Sau nhiều khó khăn ban đầu, khóa thiền Vipassana đầu tiên được Thầy Goenka tổ chức tại Panchayatiwadi, Mumbai vào tháng Bảy năm 1969. Mười bốn thiền sinh đã tham dự khóa thiền này. Khóa thứ hai được tổ chức vào cùng năm tại Agarwal Bhavan, Chennai, khóa thiền này có mười lăm thiền sinh tham dự. Dần dần số lượng các lượng thiền sinh tăng lên.

Ban đầu việc tổ chức khóa thiền gặp nhiều khó khăn. Những người muốn tổ chức khóa thiền phải sắp xếp cơ sở vật chất như chỗ ở và thức ăn ở các cơ sở khác. Nhưng những ai đã nhận được lợi lạc từ Vipassana chân thành muốn người khác cũng có cơ hội nếm trải và đạt lợi lạc. Vì thế họ đã không nản lòng. Như Thầy Goenkaji nhớ lại, ”Những người không vị lợi vật chất từ công việc của mình, hoặc không mong cầu điều gì, thậm chí là tên tuổi và danh tiếng. Chỉ đơn giản vì họ đã đạt lợi lạc từ phương pháp tuyệt vời này do đó họ mong muốn càng nhiều người đạt lợi lạc hơn.” Đây là một hiệu ứng diệu kỳ. Chầm chậm và dần dần Vipassana bắt đầu lan tỏa và càng nhiều người biết đến thông qua truyền miệng. Một nhân tố quan trọng khác đã góp phần rất lớn cho việc lan tỏa Vipassana trong những ngày đầu là lòng hăng hái không mệt mỏi của Thầy Goenkaji khi Thầy đã đi chu du khắp chiều dài và chiều rộng của Ấn Độ để giới thiệu Vipassana tới nhiều người. Từ tháng Bảy 1969 và tháng Hai 1998, Thầy Goenka đã thực hiện hơn 425 khóa thiền khắp Ấn Độ.

Ở một quốc gia nơi lời dạy của Đức Phật phần lớn không được biết đến hoặc bị cho là không đáng tin,  Goenkaji đã tìm cách để trình bày bản chất của Dhamma. Thầy đã nhấn mạnh bản chất phổ quát của nỗi khổ của loài người và dạy cách làm thế nào thoát khổ qua tiến trình tự quan sát, nhằm loại bỏ các bất tịnh trong tâm trí con người, không phân biệt tôn giáo và truyền thống văn hóa của họ. Theo thời gian, nhiều người đến từ các tôn giáo, cộng đồng và đoàn thể khác nhau bắt đầu đến tham dự khóa thiền. Các lãnh tụ của nhiều tôn giáo cũng đã tham dự. Các nhà lãnh đạo của đạo Hindu Samaj và Vishwa Hindu Parishad cũng ngồi các khóa thiền và khuyến khích những người khác trong cộng đồng của họ tham gia. Những nhà lãnh đạo xuất chúng của cộng đồng Cơ Đốc Giáo và nhiều linh mục Cơ Đốc giáo và masoeur cũng đến ngồi các khóa thiền. Mẹ Trưởng viện Mary tại Dalhousie (H.P) một lần nói với Goenkaji,” Thầy đang dạy Cơ Đốc giáo dưới tên của Đức Phật.” Ở Kutch, hai khóa thiền được tổ chức ở một thánh đường hồi giáo, nơi các lãnh tụ của cộng đồng Hồi Giáo đã đến tham gia và cũng khuyến khích nhiều người đến ngồi khóa thiền. Ở Phía Bắc Ấn và Nagpur, các tăng Phật giáo và các ni sư cũng tham dự các khóa thiền. Từng chút một, tất cả cộng đồng tôn giáo đã bắt đầu tham gia khóa thiền.

Vài thiền sinh trong số đó đã quyết định thành lập các trung tâm Vipassana tại Igatpuri, Hyderabad và Jaipur. Họ đã làm tất cả để tạo dựng các cơ sở vật chất tại các trung tâm do vậy các khóa thiền Vipassana có thể tổ chức liên tục. Tiếp đó có ba trung tâm được lập sau trung tâm tại Kutch. Bằng cách này nhiều trung tâm, trung tâm này đến trung tâm khác được thành lập và hiện tại có khoảng 80 trung tâm chính thức và 13 trung tâm ở các địa điểm không chính thức ở Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu của những người mong mỏi bước đến một cuộc sống thanh tịnh và an lạc.

Các trung tâm ở Ấn Độ được hỗ trợ bởi 500 thiền sư và thiền sư phụ tá, những người đã giúp đỡ sứ mệnh lan tỏa Dhamma của Goenkaji. Các khóa thiền Vipassana hiện nay được tổ chức thường xuyên tại các trung tâm trên và tại nhiều trung tâm không chính thức. Theo đó, Dhamma ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn ở quốc gia nơi Dhamma khởi nguồn. Để đọc lịch sử chi tiết về sự lan tỏa của Dhamma tại Ấn Độ, vui lòng nhấn vào đây.

Những điểm nhấn hiện nay

Trung Ấn: Có tổng cộng 7 trung tâm ở vùng Trung Ấn. Hai trung tâm tọa lạc tại Chhattisgarh  (Dhamma GarhDhamma Ketu) và năm trung tâm tọa lạc tại Madhya Pradesh (Dhamma Kanana, Dhamma Pala, Dhamma Malwa, Dhamma BalaDhamma Rata). Có một trung tâm không chính thức tại Quận Guna.

Đông Ấn: Có tổng cộng 8 trung tâm ở Đông Ấn. Hai trung tâm ở Orissa (Dhamma Bhubaneshwar, Dhamma Utkal), hai trung tâm ở Sikkim (Dhamma Sikkim, Dhamma Sineru), hai trung tâm (Dhamma Bodhi, Dhamma Licchavi) và hai trung tâm không chính thức (Nalanda. Vaishali) ở Bihar, một trung tâm ở Mizoram (Dhamma Pubbottara), ở Tripura (Dhamma Puri) and Phía Tây Bengal (Dhamma Gaṅgā).

Bắc Ấn: Có tổng cộng 18 trung tâm ở Bắc Ấn. Ngoài những trung tâm đó, bốn trung tâm (Dhamma Sota, Dhamma Paṭṭhāna, Dhamma Karunika, Dhamma Hitkari) ở Haryana, năm trung tâm (Dhamma Pubbaja, Dhamma Aranya, Dhamma Thali, Dhamma Marudhara, Dhamma Pushkar) một trung tâm không chính thức (Mt. Abu) ở Rajasthan, một trung tâm nữa ở Himachal Pradesh (Dhamma Sikhara), Jammu & Kashmir (Dhamma Laddha) và ở Punjab (Dhamma Dhaja), năm trung tâm (Dhamma Kalyana, Dhamma Kaya, Dhamma Lakkhana, Dhamma Cakka, Dhamma Suvatthi) ở Uttar Pradesh và một trung tâm khác (Dhamma Salila) ở Uttarakhand.

Nam Ấn: Có tổng cộng 12 trung tâm ở Nam Ấn. Ngoài những trung tâm đó còn có một trung tâm không chính thức (Coimbatore) và bốn trung tâm (Dhamma Setu, Dhamma Madhurā, Dhamma Kanchi, Dhamma Arunachala) tọa lạc tại Tamil Nadu. Hai trung tâm (Dhamma Ārāma, Dhamma Vijaya) ở Andhra Pradesh, bốn trung tâm (Dhamma Khetta, Dhamma Koṇdañña, Dhamma Nāgājjuna, Dhamma Nijjhāna) ở Telangana, một trung tâm (Dhamma Paphulla) ở Karnataka, một trung tâm (Dhamma Ketana) và một trung tâm không chính thức (Trivandrum) ở Kerala. 

Tây Ấn: Có tổng cộng 34 trung tâm ở Tây Ấn. Ngoài ra có hai trung tâm không chính thức (Dharmaj, Dhamma Bhavana) and sáu trung tâm (Dhamma Pīṭha, Dhamma Ambika, Dhamma Sindhu, Dhamma Divakara, Dhamma Pali, Dhamma Koṭa) tọa lạc tại Gujarat. Maharashtra có nhiều trung tâm nhất, hai mươi tám ,trung tâm. Ngoài tám trung tâm (Dhamma Giri, Dhamma Tapovana, Dhamma Tapovana 2, Dhamma Manamoda, Dhamma Nāsikā, Dhamma Jalgaon, Dhamma Sarovara, Dhamma Bhūsana) tọa lạc tại Đặc khu Nashik, ba trung tâm (Dhamma Ajantā, Dhamma Ᾱvāsa, Dhamma Niranjana) ở Đặc khu Aurangabad, sáu trung tâm (Dhamma Bhanḍāra, Dhamma Ajaya, Dhamma Gond, Dhamma Sugati, Dhamma Nāga, Dhamma Vasudhā) tọa lạc tại Đặc khu Nagpur, ba trung tâm (Dhamma Anakula, Dhamma Amravati, Dhamma Malla) tọa lạc tại Đặc khu Amravati, bốn trung tâm (Dhamm Ālaya, Dhamma Punna, Dhammananda, Dhamma Sugandha) tọa lạc tại Đặc khu Pune, một trung tâm không chính thức (Palghar) và bốn trung tâm (Dhamma Pattana, Dhamma Vahini, Dhamma Sarita, Dhamma Vipula) tọa lạc tại Đặc khu Konkan, gồm ở thành phố Mumbai, hai trung tâm, Dhamma PattanaDhamma Vipula, được thành lập ở ngoại ô thành phố Mumbai, trung tâm tài chính của Ấn độ, để dành riêng cho việc tổ chức các khóa thiền dành riêng cho các giám đốc điều hành.

Sri Lanka – Tích Lan

Vào mỗi hai năm tầm giữa những năm 1980 và 1990, Goenkaji viếng thăm Sri Lanka và tổ chức vài khóa thiền ở đây. Việc này dẫn đến việc thành lập 4 trung tâm sau đó tại Sri Lanka.

Dhamma Kuta: Trung tâm Vipassana đầu tiên tại Sri Lanka được thành lập năm 1991, ở trung tâm quận Kandy. Tại đây các khóa thiền 10 ngày, và các khóa dài ngày 20 ngày, 30 ngày, 45 ngày được tổ chức đều đặn thường niên.

Dhamma Sobhā: Trung tâm Vipassana thứ hai nằm ở quận Colombo, tại Kosgama trên đường Colombo-Ratanapura. Khóa thiền đầu tiên được tổ chức vào tháng Ba năm 2007. Từ đó trở đi, các khóa thiền 10 ngày được tổ chức đều đặn ở trung tâm này.

Dhamma Anuradha: Trung tâm Vipassana thứ ba tọa lạc tại vùng ngoại ô thành phố lịch sử Anuradhapura, là trung tâm tôn giáo và chính trị của Sri Lanka gần 1300 năm. Trung tâm Vipassana tọa lạc tại khu vực đẹp và yên tĩnh giữa hai hồ nước cổ xưa. Thiền đường Dhamma có sức chứa 100 thiền sinh, và có chỗ ở riêng biệt cho 60 thiền sinh. Trung tâm này bắt đầu tổ chức khóa thiền vào tháng 12 năm 2010.

Dhamma Dharani: Trung tâm Vipassana thứ tư tọa lạc tại vùng ngoại ô Maneruwa, Negampaha, Sri Lanka. Nơi hai hồ nước tiếp giáp khu vực của trung tâm không chỉ góp phần tạo nên cảnh quan tươi đẹp mà còn mang lại làn gió mát mẻ cho Trung tâm. Trung tâm này tọa lạc tại Vùng Trung Bắc, không cách xa lắm khu rừng bảo tồn, nơi này chỉ cách Dambulla (45km), từ Kekirawa (35km), và từ Anuradhapura (60 km). Khóa thiền đầu tiên được tại Trung tâm vào năm 2016.

Từ 2010, các khóa thiền 10 ngày cũng được tổ chức tại các trung tâm cải tạo ở các nơi khác ở Sri Lanka. Hầu hết các tù nhân cải tạo trước kia là thành viên của các nhóm vũ trang Tamil.

Nepal / Nê-pan

Vào những năm 1970s, Goenkaji không được phép nhập cảnh vào Nepal, sau đó mãi tới năm 1981 Goenkaji và Mataji thực hiện khóa thiền đầu  tiên ở đây, tại một ngôi trường ở Kathmandu. Việc này gây cảm hứng cho việc thành lập trung tâm thiền Vipassana đầu tiên ở Nepal cùng năm đó. Goenkaji đã đến để tổ chức khóa thiền tại Dharma Shringa thường xuyên trong nhiều năm vào những ngày đầu truyền bá Vipassana tại Ấn Độ và Nepal. Ngày nay có 8 trung tâm thiền Vipassana ở Nepal. Những trung tâm này thu hút nhiều thiền sinh khắp thế giới đến để học Vipassana trên mảnh đất Đức Phật đản sinh.

Dharma Shringa: Trung tâm được bao quanh bởi cảnh quan tuyệt đẹp bởi mấy một bên là ngọn đồi một bên là  – Khu bảo tồn hoang dã Shivapuri. Nơi đây đã trải qua nhiều chặng đường phát triển và có nhiều tòa nhà được xây dựng. Gần đây, có hai cơ sở riêng biệt. Các khóa thiền 10 ngày được tổ chức tại trung tâm chính có sức chứa đến 250 thiền sinh với hai khóa thiền mỗi tháng, từ ngày 1 đến ngày 12 và từ ngày 14 đến ngày 25 mỗi tháng trừ các dịp lễ hội. Ở cơ sở thứ hai với các thiền đường riêng biệt, là nơi cư trú (cho khoảng 40 thiền sinh) và khu vực ăn uống, các khóa thiền dành cho giám đốc cũng như các khóa cho thiền sinh cũ như Satipatthana, khóa 20 ngày, khóa 30 ngày, khóa 45 ngày được tổ chức đều đặn.

Dhamma Birata: Trung tâm này được bao quanh bởi cánh đồng lúa xanh rì dẫn đến khu rừng Saal phía duới chân đồi của dãy núi Himalaya hùng vĩ. Trung tâm tọa lạc cách giao lộ Cao tốc Mahendra và cao tốc Koshi gần Itahari 1.5km về hướng Tây Nam, thuận tiện đi lại bằng đường bộ khắp Nepal.

Dhamma Tarai: Trung tâm tọa lạc trên một mẫu đất xanh tốt diện tích 5 hecta, bao quanh phía Nam và phía Bắc là hai con sông, được gọi là Kiyasut và Sirsiya và nằm cách hạ lưu Parwanipur, cách Birgunj 9 km về phía Bắc, một thị trấn biên giới Nepal- Ấn Độ

Dhamma Chitwana: Trung tâm, được thành lập năm 2004 trên một mẫu đất 5 mẫu Anh nằm gần Bharatpur, một thị trấn cách phía tây nam Kathmandu 150 km.

Dhamma Surakhetta: Trung tâm, được thành lập năm 2012, tọa lạc gần Katkuwa, Birendranagar.

Dhamma Kitti: Trung tâm nằm ở Kirtipur, một thị trấn đẹp và lịch sử tọa lạc cách thành phố Kathmandu 6km về phía tây nam.

Dhamma Jananī: Trung tâm tọa lạc tại Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh. Gần thành phố Bhairahawa ở vùng phía Tây Nepal.

Dhamma Pokhara: trung tâm nằm gần Trung tâm chính quyền Lekhnath, Vùng Pokhara.

* Các Bài Viết Này Được Tổng Hợp Hoặc Chuyển Ngữ Từ Các Tài Liệu Về Thiền Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app