Ānāpānasati

Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati)

(An Introduction)

(Bài Giới Thiệu)

Today we should like to give you some basic instructions on how to develop concentration with ānāpānasati (mindfulness- of-breathing). Hôm nay, chúng tôi sẽ cho quý vị một số hướng dẫn cơ bản về cách phát triển định tâm bằng Niệm hơi thở (Ānāpānasati).
There are two kinds of meditation: Samatha and Vipassanā. Samatha is the development of concentration, and Vipassanā is the development of wisdom.1 Samatha is a very important foundation for Vipassanā.2 In the Khandha Saṁyutta and Sacca Saṁyutta, The Buddha says: Có hai loại thiền là thiền Định (Samatha) và thiền Tuệ (Vipassanā). Thiền Định (Samatha) là sự phát triển định và thiền tuệ (Vipassanā) là sự phát triển trí tuệ.3 Thiền Định (Samatha) là nền tảng cực kỳ quan trọng cho thiền tuệ Vipassanā.4Trong Kinh Tương Ưng Uẩn và Kinh Tương Ưng Sự Thật, Đức Phật dạy:
Samādhiṁ, bhikkhave, bhāvetha. Samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhutaṁ pajānāti. Samādhiṁ, bhikkhave, bhāvetha. Samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhutaṁ pajānāti.
(Bhikkhus, cultivate concentration. With concentration, bhikkhus, a bhikkhu understands things as they really are.) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Với định, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy như thật rõ biết (pajānāti) các Pháp như nó thực sự là
This is why beginners are greatly encouraged to practise first Samatha, so as to develop deep and powerful concentration. Then can they practise Vipassanā, to see the true nature of things. Đây chính là lý do tại sao những người mới bắt đầu được khuyến khích thực hành thiền Định trước, để phát triển định tâm sâu và mạnh mẽ. Sau đó, họ có thể thực hành thiền Vipassanā, để rõ thấy bản chất thật của các Pháp.
There are forty Samatha meditation subjects, but we usually teach beginners ānāpānasati (mindfulness of breathing), because most yogis succeed with that method. Có tất cả 40 đề mục thiền Định (Samatha), nhưng chúng tôi thường dạy cho những người mới bắt đầu Niệm hơi thở (Ānāpānasati) bởi vì hầu hết các thiền sinh đều thành công với đề mục này.
In the Saṁyutta Nikāya, the Buddha praises ānāpānasati:5 Trong Kinh Tương Ưng, Đức Phật tán thán về Niệm hơi thở (Ānāpānasati)6:
Bhikkhus, this concentration through mindfulness of breathing, when developed and practised much, is both peaceful and sublime.
It is an unadulterated blissful abiding, and it banishes and stills evil unwholesome thoughts as soon as they arise.
Này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu.
Nó là sự thuần nhất (asecanako), lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức (thānaso).
The Visuddhimagga says also:7 Trong Thanh Tịnh Đạo8(Visuddhimagga) cũng nói rằng :
Mindfulness-of-breathing as a meditation subject is foremost among the various meditation subjects of all Buddhas, [some] Pacceka Buddhas, and [some] Buddhas’ disciples as a basis for attaining distinction and abiding in bliss here and now. Niệm hơi thở này kể như một đề mục tu tập thiền định, đề mục trước tiên trong số những đề mục thiền mà tất cả chư Phật, (một số) Đức Phật Độc Giác và (một số) đệ tử của Đức Phật sử dụng làm căn cứ để đạt đến thiền chứng và hiện tại lạc trú.
So you should have strong faith in this meditation subject, and practise it with great respect. Vì vậy, quý vị phải có niềm tin mạnh mẽ với đề mục thiền này và thực hành thiền với sự kính trọng to lớn.
Now some basic steps on how to practise ānāpānasati. Giờ đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho quý vị những bước căn bản về cách thực hành Niệm hơi thở.

Step One

Bước Một
Sit upright. You may choose any sitting posture you like. If you find it difficult, you do not need to sit cross-legged. You may also sit with both legs side by side on the floor (neither pressing the other). Sitting on a cushion of a suitable thickness helps you feel comfortable, and allows you easily to straighten your upper body. Ngồi thẳng lưng. Quý vị có thể chọn bất kỳ tư thế ngồi nào thích hợp cho quý vị nhất. Nếu quý vị cảm thấy khó khăn thì không cần phải ngồi tréo chân. Quý vị có thể ngồi để hai chân đặt bên cạnh nhau trên nền nhà (không xếp chồng lên nhau). Ngồi trên một chiếc đệm có độ dày thích hợp giúp quý vị cảm thấy thoải mái và cho phép quý vị dễ dàng giữ thẳng lưng.
Then relax your body part by part, from head to foot. Make sure there is no tension in any part of your body. If there is tension, try to release it, and remain relaxed and natural. Otherwise, the tension will eventually cause discomfort and pain. So be sure to relax your whole body every time you start your sitting meditation. Sau đó buông lỏng từng phần một, từ đầu đến chân. Bảo đảm không có bất kỳ sự căng gồng nào trên cơ thể. Nếu có thì hãy cố gắng thả lỏng hoàn toàn để có thể thư giãn và tự nhiên. Nếu không, sự căng gồng sẽ làm cho quý vị khó chịu và đau nhức. Hãy đảm bảo buông lỏng toàn thân mỗi khi quý vị bắt đầu ngồi thiền.

Step Two

Bước Hai
Put aside all thoughts, including all worries and plans. You should reflect on the fact that all conditioned things are impermanent. They will not follow your wishes but will follow only their own courses. It is useless to try to grasp them. It is useful to put them aside while you are meditating. Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ, kể cả những lo lắng và các kế hoạch. Quý vị phải quán tưởng rằng tất cả các pháp hữu vi là vô thường. Nó sẽ không theo sự mong muốn của quý vị mà nó chỉ diễn ra theo tiến trình của nó mà thôi. Thật là vô ích nếu cố nắm bắt chúng. Thật là lợi ích khi đặt nó qua một bên, đừng bận tâm đến nó trong lúc quý vị đang hành thiền.
Whenever you get entangled in thoughts, you should remind yourself that now is not the time for you to worry; now is the time for you to keep your mind on only the object of meditation: the breath. If you happen to remember something very important, and think you must remember it or think it over, do not do so when you are meditating. If necessary, you can write the important thing down in a notebook that you keep beside you, and then not think about it as long as you are meditating. Khi tâm quý vị bận rộn suy nghĩ, quý vị phải tự nhắc nhở mình rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để quý vị lo nghĩ. Bây giờ là lúc quý vị phải chỉ giữ tâm trên đề mục thiền: hơi thở. Nếu quý vị chợt nhớ điều gì đó rất quan trọng, và nghĩ rằng quý vị phải nhớ nó hay phải suy nghĩ về nó, đừng làm như thế trong lúc quý vị đang hành thiền. Nếu thật sự cần thiết, quý vị có thể viết điều quan trọng đó vào cuốn sổ tay mà quý vị giữ bên mình và rồi không nghĩ về nó khi đang hành thiền.
If you really want to succeed in ānāpānasati, you have to put aside all other objects. Some yogis want to develop concentration, yet cannot give up their attachment for many worldly things. As a result, their mind becomes restless, always wandering between the breath and worldly objects. Even though they try hard to calm their mind, they fail: only because they are unable to give up their attachment for other objects.Such attachment is a great obstacle to one’s progress in meditation. So it is very important that you make a strong resolution to stop all other thoughts while you are meditating. Nếu quý vị thật sự muốn thành công trong Niệm hơi thở (ānāpānasati), quý vị phải bỏ qua tất cả các đối tượng khác. Có nhiều hành giả muốn phát triển định tâm nhưng không chịu từ bỏ các dính mắc của mình trong đời thường. Kết quả là tâm của họ trở nên trạo cử, luôn lang thang giữa hơi thở và các đối tượng của đời thường. Mặc dù họ cố gắng giữ tâm yên tịnh, nhưng thất bại: chỉ vì họ không chịu từ bỏ sự dính mắc của mình với đối tượng khác. Sự dính mắc này chính là trở ngại to lớn cho sự tiến bộ trong hành thiền. Vì thế điều rất quan trọng là quý vị phải cương quyết chấm dứt suy nghĩ trong lúc hành thiền.

Step Three

Bước Ba
Become familiar with the breath through practice. After you have relaxed your body, and have resolved to stop all other thoughts, you should place your mind on the area where your in-&out breaths touch your skin: the touching point. It is the area around your nostrils and the top of the upper lip. Try to feel the breath in one of those two places. Then keep your mind with the breath, and be aware of it all the time. You should try to know the natural breath objectively, as if you are an onlooker. Do not control or interfere with the natural breathing: just know it as it is. If you control your breathing, you may feel discomfort in your chest. Trở nên quen thuộc với hơi thở qua việc thực hành. Sau khi thư giãn toàn thân, và chấm dứt tất cả các suy nghĩ, quý vị phải đặt tâm tại vùng là nơi các hơi thở vào-ra xúc chạm trên da quý vị: điểm xúc chạm. Đó là vùng xung quanh mũi và đỉnh môi trên. Cố gắng biết hơi thở tại một trong hai nơi này. Rồi giữ cho tâm bám sát hơi thở, và luôn hay biết hơi thở. Quý vị phải cố gắng hay biết hơi thở một cách tự nhiên khách quan, như là một người quan sát mà thôi. Đừng kiểm soát hơi thở hay can thiệp vào hơi thở tự nhiên: chỉ cần biết nó như nó đang là. Nếu quý vị kiểm soát hơi thở, quý vị có thể cảm thấy tức ngực.
One important thing is that you be aware of only the breath at the touching point you have chosen, that you do not follow the breath into or out of your body. If you follow the breath in and out, you will not be able to perfect your concentration. Một điều quan trọng là quý vị chỉ chú ý hơi thở tại điểm xúc chạm mà quý vị đã chọn, quý vị không nên đi theo hơi thở vào bên trong hay ra bên ngoài cơ thể. Nếu quý vị theo hơi thở vào bên trong hay ra bên ngoài, quý vị sẽ không thể hoàn thiện định của mình.
To explain this, the Visuddhimaggagives a simile: the simile of the gate-keeper. A gate-keeper does not pay attention to people who have already gone inside or outside the town: he pays attention only to people who arrive at the gate. In the same way, the breaths that have gone inside and outside are not the yogi’s concern. His concern is only the breaths that arrive at the touching point (the gate). Để giải thích điều này, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho một thí dụ về người gác cổng. Người gác cổng không quan tâm tới những người đã đi vào trong hay ra ngoài thành: anh ta chỉ chú ý tới những người đi qua ngay tại cổng mà thôi. Cũng y như vậy, hành giả không quan tâm đến việc hơi thở đi vào bên trong hay bên ngoài. Hành giả chỉ quan tâm hơi thở đến ngay tại điểm xúc chạm (cổng).
Another important thing is that you should not concentrate on the characteristics of the four elements in your breath. You should not concentrate on the characteristics of the earth-element in your breath (hardness, roughness, heaviness, softness, smoothness or lightness), nor on the characteristics of the water element (flowing and cohesion), nor on the characteristics of the fire element (heat and cold), nor on the characteristics of the wind-element in your breath (pushing and supporting). Một điều quan trọng khác nữa là quý vị không được chú ý đến các đặc tính của tứ đại trong hơi thở của mình. Quý vị không được chú tâm đến đặc tính của địa đại trong hơi thở (cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ), cũng không được chú tâm đến đặc tính thủy đại (chảy và dính), cũng không chú tâm đến đặc tính của hỏa đại (nóng và lạnh), cũng không được chú ý đến đặc tính của phong đại (đẩy và hỗ trợ) trong hơi thở của quý vị.
If you concentrate on any of those characteristics, the others will also become more and more obvious in your body, and that will disturb your concentration. What you should do is only to know the breath. You should know the breath as a general concept. Nếu quý vị tập trung chú ý đến bất kỳ đặc tính nào thì những đặc tính khác cũng sẽ trở nên càng hiển lộ rõ ràng trong thân, và sẽ quấy nhiễu sự định của quý vị. Việc duy nhất quý vị phải làm là rõ biết đến hơi thở. Quý vị nên biết hơi thở như là một khái niệm chung.
Sometimes a yogi may find it difficult to perceive the breath. This is not because he is no longer breathing: it is because the breath is subtle, and he is not yet familiar with it. Hence, he should just keep his mind on the touching point with a cool and alert mind. When it becomes difficult for him to perceive the breath, he needs do no more than know that he is still breathing. Then, with patience and mindfulness, he will gradually be able to know the subtle breath. If he tries again and again, he will get used to concentrating on it. That will be very helpful for him to develop deep concentration. Thỉnh thoảng hành giả thấy khó nhận biết hơi thở. Điều đó không phải là vì hành giả không còn thở nữa mà do hơi thở trở nên vi tế và hành giả chưa quen như vậy mà thôi. Do đó, hành giả chỉ cần giữ tâm tại điểm xúc chạm với một cái tâm an tĩnh và cảnh giác. Khi nó càng trở nên khó nhận biết, hành giả không cần làm gì cả mà chỉ cần biết rằng mình vẫn đang thở mà thôi. Rồi với sự nhẫn nại và niệm, hành giả sẽ dần biết được hơi thở vi tế. Nếu hành giả cố gắng lặp đi lặp lại, hành giả sẽ quen định trên hơi thở. Điều này rất có hữu ích cho hành giả phát triển định sâu.
While trying to become familiar with the breath, you should follow the middle way: you should put forth just the right amount of effort. Do not put forth too much effort, because you may then have trouble such as tension, headache and strain of the eyes. Then again, do not put forth too little effort either, because you may then get lost in daydreams or fall asleep. So it is good to make sure that your effort is just sufficient for you always to know the breath. Trong khi cố gắng trở nên quen thuộc với hơi thở, quý vị nên theo con đường trung đạo: quý vị phải tinh tấn đúng mức. Đừng cố gắng quá sức, bởi vì quý vị có thể bị rắc rối như căng cứng, nhức đầu, và căng mắt. Lại nữa, cũng không dùng quá ít nỗ lực, vì quý vị có thể lại rơi vào mộng tưởng hay ngủ thiếp đi. Vì thế, phải bảo đảm là quý vị tinh tấn đúng mức để luôn nhận biết hơi thở.
Whenever thoughts occur in your mind, just ignore them and bring your mind back to the breath. It is useless to get angry at the thoughts or at yourself. You should accept that the occurrence of thoughts in the mind is a natural thing, and should not get entangled in them. By ignoring the thoughts, you remove yourself from them. And by always knowing the breath, you make yourself familiar with the breath. That is the right way to deal with wandering thoughts. Khi những suy nghĩ khởi lên trong tâm, quý vị chỉ cần phớt lờ nó đi và đem tâm trở về với hơi thở. Thật vô ích nếu nổi giận với các suy nghĩ ấy hay bực bội với chính mình. Quý vị nên chấp nhận rằng sự xuất hiện của các suy nghĩ khởi lên trong tâm là một điều tự nhiên và không nên vướng vào nó. Bằng cách phớt lờ các suy nghĩ, quý vị sẽ thoát khỏi chúng. Bằng cách luôn biết hơi thở, quý vị quen dần với hơi thở. Đó là cách đúng đắn để đối trị với phóng tâm.
If your mind wanders frequently, you may help your it stay with the breath by noting: when knowing the in-&-out breath, note it as: `in – out; in – out; in – out’. Nếu tâm quý vị thường lang thang đây đó, quý vị có thể giữ tâm lại với hơi thở bằng cách ghi nhận: khi biết hơi thở vào hay ra thì nhận biết ‘vào, ra; vào, ra …’.
You may also count the breaths, that is to say, when breathing in, you note: `in’; when breathing out, you note `out’, and at the end of the out-breath you count `one’. You can count in this way up to at least five, but not to more than ten. For example, if you choose to count up to eight, you should count from one to eight again and again. But, as you count the breaths, your object should still be the breath, not the numbers that you count. The numbers are just a tool to help you stay with the breath. You should continue counting until your mind becomes calm and stable. Then you can stop counting, and just know the in-&-out breath. Quý vị cũng có thể dùng phương pháp đếm, khi thở vào, ghi nhận: ‘vào’; khi thở ra, ghi nhận: ‘ra’, và vào cuối hơi thở ra quý vị đếm 1. Quý vị có thể đếm theo cách này đến ít nhất là 5, nhưng không quá 10. Ví dụ, nếu bạn chọn đếm đến 8, thì bạn sẽ đếm từ 1 đếm 8, cứ thế đếm lại từ 1 đến 8 nhiều lần. Nhưng khi quý vị đếm hơi thở thì đối tượng của quý vị vẫn là hơi thở chứ không phải số đếm. Số đếm chỉ là công cụ để giúp quý vị giữ tâm trên hơi thở mà thôi. Quý vị nên tiếp tục đếm cho đến khi tâm trở nên an tĩnh và vững vàng. Lúc đó quý vị không đếm nữa mà chỉ cần nhận biết đến hơi thở vô-ra mà thôi.

Step Four

Bước Bốn
Focus on the breath. When you are able to be aware of the breath continuously for 15 to 20 minutes, you may be said to have become quite familiar with the breath. You may then begin to focus more, concentrate more on the breath. At the previous stage, when you were aware of the breath, you knew also the touching point. But at this stage, you try to ignore the touching point, and focus on the breath alone. By doing so, your mind will become more concentrated. If, however, you do it too soon (before you are familiar with the breath), you will find that tension gathers over your face. Tập trung trên hơi thở. Khi quý vị có thể nhận biết hơi thở liên tục từ 15 đến 20 phút, quý vị có thể được xem là đã trở nên hoàn toàn quen thuộc với hơi thở. Quý vị có thể bắt đầu tập trung nhiều hơn, định nhiều hơn trên hơi thở. Ở giai đoạn trước, khi quý vị ý thức về hơi thở, quý vị cũng biết điểm xúc chạm. Nhưng ở giai đoạn này, quý vị cố gắng bỏ qua điểm xúc chạm, và chỉ chú ý trên hơi thở mà thôi. Làm như thế, tâm của quý vị sẽ trở nên càng định hơn. Tuy nhiên, nếu quý vị làm điều này quá sớm (trước khi làm quen với hơi thở) thì quý vị sẽ vướng phải sự căng cứng trên mặt.

Step Five

Bước năm
When you can concentrate continuously on the breath for more than 30 minutes, your concentration may be said to be quite good. Now you should try to concentrate on the whole breath from beginning to end. At one point, you concentrate on the in-breath from its very beginning to its very end. Then, from the same one point, you concentrate on the out-breath, from its very beginning to its very end. This way, there is no gap, the mind cannot escape and go wandering, and your concentration will become deeper and deeper. Khi quý vị có thể định một cách miên mật trên hơi thở được trên 30 phút, sự tập trung của quý vị có thể được xem là khá tốt. Bây giờ, quý vị phải cố gắng tập trung sự chú ý trên toàn thân hơi thở từ đầu cho đến kết thúc hơi thở. Tại một điểm, quý vị chú ý hơi thở vào từ lúc vừa bắt đầu cho đến lúc vừa kết thúc. Rồi cũng tại điểm đó, quý vị tập trung chú ý hơi thở ra, từ lúc vừa bắt đầu cho đến lúc vừa kết thúc. Bằng cách này, không có kẽ hở, tâm không thể thoát ra ngoài và đi lang thang được, và sự định của quý vị trở nên ngày càng sâu hơn.
You will find that your breath is sometimes long and sometimes short. Long and short here means the duration, not the distance. When your breathing is slow, you breath is long; when your breathing is quick, you breath is short. You should let it be as it is: you should not make it long or short on purpose. You should just know the whole breath, regardless of whether it is long or short. Quý vị sẽ thấy hơi thở của mình có lúc dài hoặc có lúc ngắn. Dài và ngắn ở đây có nghĩa là thời gian dài ngắn, chứ không phải là chiều dài. Khi thở chậm, nghĩa là hơi thở dài; khi thở nhanh, nghĩa là hơi thở ngắn. Quý vị phải để nó diễn ra một cách tự nhiên: quý vị không được làm nó dài hay ngắn theo ý mình. Quý vị chỉ cần hay biết toàn thân hơi thở, bất kể nó dài hay ngắn.
If you persevere in practising this way, your concentration will gradually become stable. When you can concentrate on the breath continuously for more than one hour in every sitting, for more than three days in a row, you may find that your breath soon becomes a nimitta, the sign of concentration. Nếu quý vị kiên nhẫn thực hành theo cách này, định của quý vị sẽ dần ổn định vững chắc. Khi quý vị có thể tập trung liên tục trên hơi thở hơn 1 giờ đồng hồ ở mỗi thời ngồi, trong hơn ba ngày liên tục, quý vị có thể sớm thấy hơi thở của mình trở thành nimita, tướng của định.

Summary

Tóm Tắt
These are some basic steps on how to practise ānāpānasati: please remember them and practise accordingly.9 Đây là một vài bước cơ bản thực hành Niệm hơi thở (Ānāpānasati): xin hãy nhớ và thực hành đúng đắn.10
You have to practise in every posture. Do not stop your practice when the sitting meditation session ends. While opening your eyes, relaxing your legs, getting up etc., try to go on knowing the breath. While standing, walking, lying down, etc., try always to know your breath. Quý vị phải thực hành trong mọi oai nghi. Không được ngừng thực hành khi thời ngồi thiền chấm dứt. Trong khi mở mắt, thư giãn đôi chân, đứng dậy…… phải cố gắng tiếp tục hay biết hơi thở. Trong khi đi, đứng, ngồi, nằm… cố gắng luôn hay biết hơi thở.
Do not let your mind take any other objects. Let the gaps in your practice become fewer and fewer. If you practise all the time, there will be almost no gaps. You must practise with diligence and perseverance in this way, from the time you wake up in the early morning, till you fall asleep at night. If you do so, you are likely to succeed in attaining jhāna at this very retreat. That is why the Buddha said ānāpānasati should be developed and practised much. Không nên để tâm bắt bất kỳ đối tượng nào khác. Hãy để khoảng trống trong hành thiền ngày càng trở nên ít dần. Nếu quý vị thực hành toàn thời gian, sẽ gần như không còn khoảng trống. Quý vị phải thực hành một cách chăm chỉ và kiên nhẫn theo cách này, từ lúc quý vị thức dậy cho đến khi ngủ thiếp đi vào buổi tối. Nếu quý vị làm như thế, quý vị có thể thành công trong việc chứng đắc bậc thiền (jhāna) ngay trong khoá thiền này. Đó là lý do tại sao Đức Phật bảo Niệm hơi thở (Ānāpānasati) nên được tu tập và làm cho sung mãn.
You should stop talking, especially in your room: you should talk only when you report your meditation experience to your meditation teacher, and when it is necessary. Holding a meditation retreat is not easy. The organizers and helpers take great pains to make everything suitable for meditation. The donors offer requisites with the good wish that every yogi may succeed in meditation, and thereby they gain great merit. So there is every reason for you to meditate diligently. Quý vị phải ngưng ngay việc nói chuyện, đặc biệt là trong phòng quý vị: quý vị chỉ nên nói khi trình bày kinh nghiệm hành thiền của quý vị với Thiền Sư mà thôi, và vào lúc thật cần thiết. Tổ chức một khoá thiền là điều không phải dễ dàng. Ban tổ chức và người trợ giúp mất nhiều công sức để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khoá thiền. Người thí chủ cúng dường các vật dụng với lời ước nguyện tốt lành rằng mọi thiền sinh (yogi) đều thành tựu trong khoá thiền, và nhờ đó họ được nhiều phước báu. Như vậy, có đủ mọi lý do để quý vị phải nỗ lực hành thiền chăm chỉ.
Do not expect everything to be perfect. Không nên kỳ vọng mọi thứ đều hoàn hảo.
You should appreciate every convenience you receive, and tolerate any inconvenience that you meet. Quý vị phải hoan hỷ với mọi tiện nghi và bao dung với bất kỳ sự bất tiện nào mà quý vị gặp phải.
Instead of complaining, let your mind stay always with your breath. Thay vì than phiền, hãy để tâm luôn hay biết hơi thở.
Start right now. Bắt đầu ngay từ bây giờ.
May you all succeed in meditation. Chúc tất cả các quý vị thành công trong hành thiền.
Pa-Auk Tawya Sayadaw

Pa-Auk Tawya Sayadaw

Pa-Auk Forest Monastery

Pa-Auk Forest Monastery

Mawlamyine, Mon State, Myanmar

Mawlamyine, Mon State, Myanmar

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Mindfulness Of Breathing, tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw

Link  cuốn Mindfulness Of Breathing
Link  tải sách ebook Mindfulness Of Breathing
Link  video cuốn Mindfulness Of Breathing
Link  audio cuốn Mindfulness Of Breathing
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app