Kinh Tăng Chi số 006

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Phẩm Người Tối Thắng

Hôm nay chúng ta học Phẩm tiếp theo là Phẩm Người Tối Thắng, tiếng Pali là Etadagga nghĩa là người số một, hay là người đứng đầu ở trong một lãnh vực nào đó. 

Nếu mà chúng ta chỉ xem Kinh bằng kiểu lướt qua, liếc nhìn thôi, thì chương này không có gì đặc biệt, chỉ kể các bậc Thánh đệ tử của Đức Phật, nhưng mà đó là đọc Kinh sơ sài. 

Ở đây có một số vấn đề chúng ta phải lưu ý, đã là người cầu Đạo Giải Thoát, thì chuyện mà mình chấm dứt, kết thúc luân hồi là chuyện quan trọng nhất, còn những cái biệt hạnh, thí dụ như chuyên về cái gì đó, thì cứ nghĩ là nó không quan trọng; mà thật ra vấn đề nó như thế này, tùy thuộc vào cái khuynh hướng tâm lý, rồi cái hành trang phước báu mà mình đã huân tập trong nhiều đời trên nền tảng khuynh hướng tâm lý đó, thì chúng ta có cái kiểu tu hành mỗi người một cách không giống nhau. Chính từ cái chỗ mỗi người tu một cách, nên ngày cuối cùng trong kiếp chót, khi mà thành Thánh rồi, thì mỗi vị Thánh, bên cạnh cái chung, đó là cái khả năng chấm dứt phiền não, tiêu trừ kiết sử thì cũng còn đọng lại một chút gì đó rất là riêng tư, … có vị coi nặng về chuyện phát triển trí tuệ, có vị thì đặc biệt lưu tâm nhiều về thiền định thần thông v.v. 

… lần lượt học lại, xem lại, cùng nhau kể lại chuyện đời của các bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Đức Phật. Chúng ta thấy rằng mỗi một biệt hạnh, chỉ là một khía cạnh phải có, có một điều cái biệt hạnh đó ở cái mức độ nào, thí dụ như thời Đức Phật, không phải chỉ Ngài Xá-lợi-phất là sống nhiều về trí tuệ, còn nhiều vị khác, Chú Giải có… liệt kê các bậc Thánh theo hai nhóm, nhóm một là trí tuệ gồm Ngài Xá-lợi-phất, kế nữa như Ngài Anan, Ngài Maha Kotthita, Ngài Maha Kaccayana v.v. , đặc biệt chuyên môn về thiền định, thần thông thì do Ngài Mục-kiền-liên … Thật ra thì trong số Thánh Tăng, Thánh Ni thời Đức Phật, các vị chuyên về trí, chuyên về thiền định, thần thông, chuyên về đầu đà, chuyên về trì luật, nhiều lắm, nhưng mà được kể là số một trong hàng Thanh Văn, thì phải nói là chỉ có 47 vị mà chúng ta được thấy thôi.

Chúng ta đọc chuyện về Khổng Tử, một lần Ngài nói thế này: Xét về từng mặt ưu điểm của các đệ tử, thì ta không có bì được với Mạnh Tử, Tăng Tử, Nhan Hồi, ta không bằng họ, nhất là xét về từng cái mặt mạnh riêng của mỗi đệ tử thì ta không có cái nào ta bì được với các đệ tử hết, nhưng mà họ bái ta làm thầy là bởi vì cái gì ta cũng có, có điều không xuất sắc bằng họ thôi, ta không có sống nghiêng lệch trong một cái lãnh vực nào hết, đó là lý do ta làm thầy của họ.

Đó là Đức Khổng Tử, đối với Đức Phật Chánh Đẳng Giác thì lại khác, Ngài có bao nhiêu đệ tử đi nữa, mỗi đệ tử có sở trường về biệt hạnh nào đi nữa, thì tất cả những biệt hạnh đó so với Ngài thì không bằng, thí dụ như nói về trí tuệ, nói về thần thông, nói về túc mạng minh, nói về đầu đà, nói về trì luật v.v. thì không có vị nào bì bằng Đức Phật hết! Các vị được gọi là hạng nhất, là hạng nhất ở trong cái hàng Thanh Văn với nhau, và tôi nhắc lại, là mỗi cái biệt hạnh của mỗi vị Thánh chỉ là những khía cạnh thiện pháp thôi. Thí dụ như trong một mâm ăn, thì mình thấy có rau ngò, rau ngỗ, húng quế, tía tô, ngò gai, rau râm, rau om, nguyên một cái bàn ăn đủ thứ rau hết. Thì ở trong thiện pháp cũng vậy, trong cái mâm ăn thiện pháp có đủ thứ hết, nhưng có một điều do khuynh hướng tâm lý của chúng sinh, mà khi luân hồi, khi mà sống tào lao, khi mà sống bậy bạ, thì chúng ta cũng mỗi người có một nét riêng, rồi mai này chúng ta gọi là làm lành lánh dữ, hồi đầu hướng thiện, tu hành cầu Đạo Giải Thoát, cũng trên cái nền tảng khuynh hướng tâm lý không giống nhau ấy, chúng ta cũng có riêng tư những cái biệt hạnh, đặc hạnh, mà so ra có vượt trội hơn so với nhiều người khác, chỉ vậy thôi! 

Thì ở đây, chúng ta thấy đầu tiên là vị Thánh Tăng tên gọi là A-nhã Kiều-trần-như. Mỗi một vị Phật khi mà thành đạo chỉ có một mình thôi, đầu tiên là chỉ có một mình, rồi từ từ, từ từ mới có đệ tử đến nhều, Đức Bổn Sư của chúng ta cũng vậy.

Trong Kinh ghi rõ là cái ngày mà Thái tử chào đời, vua Tịnh Phạn có mời 108 vị Bà-la-môn đến để mà xem tướng cho Thái tử, thấy Ngài có tướng lạ quá đi! thì trong 108 vị đó, vua đãi ăn, cung kính lắm, rồi cúng dường ăn uống, quà cáp, xong xuôi rồi vua chỉ giữ lại có 8 vị được xem là giỏi nhất về tướng số. Thì trong 8 vị đó, có một vị trẻ nhất tên là Kondanna, 7 vị Bà-la-môn kia đều là râu tóc bạt phơ, tiên phong đạo cốt, quắc thước phi thường, nhưng mà 7 vị đều giơ 2 ngón tay lên, đoán rằng Hoàng tử lớn lên nếu – ông nào cũng nếu hết trơn, tới 7 cái nếu – ngoài đời thì làm vị đại đế, còn nếu mà đi xuất gia thì trở thành một Bậc Đại Giác. Đại đế là nắm hết … còn nếu đi tu thì trở thành bậc Đại Giác nghĩa là đứng đầu tất cả các vị tu sĩ, bất kể tông phái. Riêng vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất trong nhóm 8 người, chỉ giơ một ngón tay thôi! Bởi vì chúng ta biết rằng tử vi hay tướng số có cái điểm đặc biệt là học có thể học giống nhau, nhưng mà cái năng khiếu của mỗi người có điểm khác. Ông này tuy trẻ nhất, nhưng trong sở học có cái độc đáo riêng tư, ông ngó tới ngó lui, con người này dứt khoát không thể mà dính líu tới cái hệ lụy nhân gian được hết, con người này không có cách chi mà đụng tới cái nhân tăm tối, phải một hình một bóng mà ra đi thôi!  Tức là ông thấy trong cái đẹp, nó còn có cái xuất trần, xuất thế trong đó, thế là ông chỉ giơ một ngón tay lên, ông nói con người này chỉ có một con đường duy nhất thôi đó là đi tu, trở thành Bậc Đại Giác, đứng đầu tất cả các vị tu sĩ – Muninda – tức là vua của tất cả tu sĩ, muni + inda là muninda.

Rồi sau khi bói cho Thái tử xong, thì ông này về nhà thu xếp đi tu, ông chờ, ông không biết bao giờ Ngài sẽ thành Phật, nhưng mà ông tự xét tuổi ông cũng còn trẻ, … chờ Ngài được, cho nên ông đi tu. 

Thì 35 năm sau, Ngài thành Phật. Và trước khi Ngài thành Phật, năm Ngài 29 tuổi – thì Kondanna đã già rồi – Ngài tu khổ hạnh, Kondanna thêm 4 người bạn nữa, thấy Ngài khổ hạnh nên thích lắm, nghĩ rằng tu là phải như vầy mới là tu, khổ hạnh như vầy, ăn uống như vầy mới thành Phật! Ông quan tâm chuyện đó, ông thấy Ngài mỗi ngày chỉ ăn có một nắm đậu, một nắm mè thôi, ông thích lắm! Nhưng một ngày kia thì ông thấy Ngài không còn ăn khổ hạnh nữa, mà Ngài ôm bát đi khất thực, Ngài nhận đồ ăn cúng dường, ông thấy ông khó chịu, mà coi bói thì không có trật, cái con người này chắc chắn là thành Phật, nhưng mà muốn thành thì phải là kiên hem chay tịnh, mà có vẽ quởn đãi tà tà kiểu này chắc khó, ông thấy ông nản, nản thì nản, nhưng mà cũng còn một chút niềm tin nắm níu, cho nên ông không ở gần Ngài nữa, mà ông tách ra với nhóm bạn … theo dõi coi Ngài làm sao, chắc sau mấy bữa quởn đãi chắc Ngài cũng sẽ quay laị tinh tấn tu hành thôi. 

Nhưng không ngờ là sau khi mà Ngài bỏ con đường khổ hạnh, rồi Ngài nhận cơm sữa của nàng Sujata, thì Ngài trở thành Bậc Đại Giác. Rồi Ngài mới suy nghĩ rằng cái Đạo mà mình giác ngộ rất là thậm thâm vi diệu, đi ngược dòng đời, nói ra có bao nhiêu người hiểu. 

Khi mà Ngài có cái suy nghĩ như vậy, thì Phạm Thiên biết được, mới xuống quỳ thỉnh Ngài đi thuyết Pháp, Phạm Thiên thưa rằng: Bạch Thế Tôn, giống như sen trong nước, có cái còn nằm trong sình, có cái đã ngoi lên chút đỉnh mà còn nằm trong nước, có cái đã ngoi ra hẳn mặt nước, ở trong số đó thì nó chỉ chờ nắng gió mưa sương một ngày hai ngày nó nở, có cái nó chỉ cần một bình minh nữa thôi là nó nở; chúng sinh cũng vậy, xin Thế Tôn từ bi thuyết Pháp. 

Đức Phật Ngài xét thấy nói đúng, rồi Ngài nhận lời, bằng một bài kệ 4 câu: Cửa bất tử đã mở, những ai có niềm tin hãy lắng tai mà nghe, Ta không muốn thuyết Pháp chỉ vì cảm thấy mệt mỏi, Ngài nói như vậy. 

Rồi từ đó Ngài quyết định đi hoằng Pháp, đối tượng đầu tiên mà Ngài nghĩ đến là hai ông thầy đã dạy Ngài tu thiền trước khi Ngài thành Phật, Ngài vừa nghĩ đến hai ông thầy đó thì chư thiên báo cho biết là hai ông thầy đó đã từ trần rồi. Đối tượng thứ hai mà Ngài nghĩ đến đó là nhóm 5 ông đạo sĩ mà lâu nay đi bên cạnh Ngài, Ngài xét Ngài thấy mấy vị này có cái duyên lành độ được. Từ gốc Bồ đề Ngài ra đi, chúng tôi kể tắt thôi, lướt qua vụ 49 ngày, thì sau khi mà Ngài đến gặp họ ở vườn Nai, rồi Ngài thuyết Pháp, thuyết bài Chuyển Pháp Luân, thì ông mà coi tướng-Kondanna đắc Tu-đà-hườn, ông là cái con người đầu tiên trong cõi nhân loại mà đắc Tu-đà-hườn, Ngài và 18 triệu Phạm thiên chứng Đạo sau khi nghe Kinh Chuyển Pháp Luân. 

Lúc mà Đức Phật vừa kết thúc xong thì Ngài Kondanna chứng Tu-đà-hườn, thì lúc đó Đức Phật Ngài mới kết thúc: Bho vata! annàsi vata, bho, kondanno. Trong đám đông này, Kiều-trần-như đã được chứng ngộ rồi, đã được liễu ngộ rồi! Chứ còn Phạm thiên thì không có gì đặc biệt, nhưng mà riêng ở đây trong nhân loại, trong thế giới loài người, đây là cái người đầu tiên mà được chứng Đạo. 

Trong Kinh nói rằng Ngài thành Đạo vào ngày rằm tháng tư, 9 tháng sau là ngày rằm tháng giêng, Ngài đã có 1250 vị đệ tử Lục thông, tất cả đều chứng đắc A-la-hán có thần thông, trong đó có Ngài Kondanna. Điều đặc biệt nữa là năm đó, lúc chứng Đạo là 35 tuổi, và khi Ngài 35 tuổi 9 tháng thì lúc đó Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cũng trong rằm tháng giêng đó, hai vị đại đệ tử đã đến xin xuất gia với Đức Phật. 

Hai vị đã đắc Tu-đà-hườn nhờ Ngài Assaji nói một câu kệ thì Ngài Xá-lợi-phất đắc Tu-đà-hườn, Ngài trở về nói lại với Ngài Mục-kiền-liên nghe, Ngài Mục-kiền-liên đắc Tu-đà-hườn. Hai anh em mới dắt theo 250 đệ tử đến hầu Phật và xin xuất gia, thì Đức Phật Ngài đưa cái tay ra Ngài nói: Etha bhikkhavo! Hãy đến đây này các Tỳ-kheo! một vị thì ehi bhikkhu, còn nhiều vị thì etha bhikkhavo. Khi Ngài đưa tay ra thì lập tức các vị này râu tóc sạch sẽ, trên người có sẵn y bát như đã đi xuất gia nhiều năm. 

Nhưng mà do tuệ căn của hai người, cho nên hai vị này không thể đắc đạo kiểu chớp nhoáng như mấy vị kia, trong Kinh nói giống như vua hoặc là một ông nhà giàu mà đi đâu, thì chuẩn bị nhiều lắm, chứ không phải đơn giản như người nghèo chỉ xách chai nước, với cục xôi, thêm cái quạt mo nữa là đã lên đường được rồi. Nhưng riêng về người giàu thì không, nào là khô long, chả phụng, yến sào, bào ngư, vi cá, dầu gió, thuốc tây, ôi thôi giày dép, áo quần mặc mùa hè, mùa đông, dép mang ngoài sân, dép mang trong nhà, giày cỏ, hài rôm đầy đủ hết. 

Cho nên Ngài Mục-kiền-liên đi xuất gia xong rồi, thì một tuần lễ sau Ngài đắc A-la-hán, riêng Ngài Xá-lợi-phất phải 2 tuần sau mới đắc A-la-hán. Hai vị đại đệ tử lúc đó hơn Đức Phật 4 tuổi, cho nên khi Thế Tôn Ngài tròn 80 tuổi thì Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên cả hai lúc đó đã là 84 tuổi. Như vậy thì cái năm mà Ngài thành Đạo là 35 tuổi, thì hai vị kia đã 39 tuổi, và đến tháng giêng năm sau các vị này bắt đầu tuổi 40, còn Ngài lúc đó bắt đầu tuổi 36.

Trong Kinh không nói rõ lúc đó Ngài Kiều-trần-như là bao nhiêu tuổi, chỉ nói là Ngài đã già, vì sao? Là bởi vì sau khi xuất gia rồi chứng La hán, Ngài về núi sống thêm 12 năm nữa rồi tịch. Mà thương lắm! đọc về lịch sử Ngài thấy thương lắm! Ngài thấy rằng cứ Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên là hai vị mà thời gian tu ba-la-mật gấp ngàn, gấp trăm ngàn lần mình, mà chỉ vì tu sau mình có mấy tháng thôi, mà một dạ, hai cũng dạ, một thưa, hai cũng thưa, lúc nào cũng đi sau, ngồi dưới, đứng cũng nhường nhịn bậc tôn trưởng. Ngài thấy có vẽ hơi bất tiện vì vị trí của hai vị này lớn quá đi! 

Bằng chứng là về sau , khi mà Đức Thế Tôn 55 tuổi, Ngài có nói với chư Tăng là: Ta đã có tuổi, Ta cần có người đi bên cạnh để giúp đỡ chuyện lớn nhỏ, Chư Tăng tìm dùm cho Ta một nhân sự thích hợp, một nhân tuyển thích hợp. 

Lúc đó Ngài Xá-lợi-phất, Ngài Mục-kiền-liên mới xin đi theo làm thị giả, thì Đức Phật Ngài có dạy thế này: Hai vị ở bên Ta, nếu mà mình đi chung với nhau, thì đó có phải là cái thiệt thòi, cái mất mát cho đông đảo chư thiên và loài người không? Bởi vì hai ngươi ở đâu thì cũng giống như Ta ở đó! 

Câu này là câu đáng lưu ý, không thể nào bì với Phật, nhưng mà trong câu nói không phải là vô lý, Đức Phật mà sao là vô lý được! Có nghĩa là cái khả năng mà hiểu biết, thuyết giảng, nhận thức, hiểu biết, giác ngộ, chứng đắc, hai vị này đứng ở ghế phó thì dư xăng qua cầu! 

Cho nên Ngài Kondanna thấy hình như cứ để hai vị này gặp mình mà cứ lễ mễ hoài mất thời gian quá đi! cho nên Ngài mới vào Ngài xin Phật: Chuyện đời con cũng đã xong rồi, chuyện nên làm cho cái Đạo Nghiệp của mình con cũng đã xong, quảng đời còn lại con xin Thế Tôn cho con được sống tự tại, thong thả ở trên núi cao; con có cái cộng duyên, cộng nghiệp với đám voi rừng trên núi, thôi con về giúp đỡ bằng cách cho tụi nó làm phước. Thế là Ngài đảnh lễ từ tạ Thế Tôn, rồi Ngài ra đi về núi Ngài ở luôn cho tới lúc sắp tịch, thì Ngài có xuống gặp lần cuối đảnh lễ Thế Tôn.

Thế Tôn mới nói: Lâu mới thấy Annà, thôi về sống với Như Lai. 

Thì Ngài nói: Dạ thưa con vẫn an lạc, con có thể sống một mình, hôm nay con về hầu Thế Tôn, để con xin phép Thế Tôn cho con níp bàn. 

Đức Phật Ngài không có từ chối, cũng không cản ngăn, không khuyến khích, mà Ngài chỉ nói: Hễ mà ngươi thấy là hợp thời, thấy đúng thì làm. 

Sau khi gặp Phật, nghe Pháp, xuất gia, chứng La hán, được mấy hôm thì Ngài vào từ tạ Đức Phật, Ngài xin về núi Ngài ở. Trong Kinh nói trên núi chỗ Ngài ở có một bầy voi rừng, do tiền nghiệp cộng duyên nhiều đời, gặp Ngài là thương ngay, thứ hai nữa với cái từ tâm của Ngài rồi cộng với duyên xưa, người và voi lkhông hề có trục trặc gì hết, thế là một bầy voi chăm sóc Ngài, cứ vậy mà Ngài ở đó được 12 năm, rồi Ngài trở về lễ Phật, Ngài mới xin níp bàn , Ngài trở về núi xong thì Ngài viên tịch. 

Theo Kinh ghi thì Đức Phật chỉ có hai tang lễ của Chư tăng được xem là đệ nhất hoành tráng là của Ngài Kiều-trần-như và Ngài Mục-kiền-liên.

Trong thời Đức Phật, người cư sĩ cũng có nói tới, thí dụ như đám tang của vua Tịnh Phạn lớn dữ lắm, bởi vì thứ nhất là có sự chứng minh của Thế Tôn, mấy chục ngàn vị La hán, rồi cộng với cả một triều thần hoàng tộc Thích Ca. Còn nói về trong Tăng Chúng, thì đám tang của Ngài Kondanna lớn lắm, tức là sau khi Ngài về núi rồi, Ngài cũng vỗ về an ủi mấy con voi, xong là Ngài nằm yên, bắt đầu Ngài tịch, mấy con voi nằm phục bên xác, bắt đầu rống lên khóc. 

Lúc đó các Ngài như Ngài Anuruddha, Ngài Mục-kiền-liên, các vị đã dùng thần thông đi lên đó, nhiều vị Tỳ-kheo Thánh Tăng lên đó, thuyết Pháp suốt 7 ngày 7 đêm, vô số chư thiên trong mười phương thế giới về để mà nghe Pháp, xong rồi mới hỏa thiêu di hài của Ngài, và xương được đem về chùa Kỳ viên. Đó là cái kết thúc một đời của vị Thánh mà có cái hạnh khiêm cung rất là đáng nói. 

Còn về tiền thân của Ngài , thì có vài chi tiết hơi đặc biệt, 100 ngàn đại kiếp về trước, Ngài cũng từng là một người cư sĩ đi chùa, rồi gặp Đức Phật Padumuttara là một vị Phật quá khứ, Ngài thấy có một vị Tỳ-kheo được Đức Phật Padumuttara xác nhận đầu tiên xuất gia mà cũng đầu tiên chứng ngộ, tức là đứng hàng đầu trong hàng Thanh Văn về vấn đề niên cao lạp trưởng, tiếng Pali gọi là rattannù nghĩa là cao niên, ratta là đêm, nu là biết. Khi xưa cao niên là cái người đã sống qua nhiều đêm trong đời hơn là người khác, thì gọi là cao niên. Cũng giống như trong tiếng Hán, chữ cổ, viết ở trên là chữ thập, ở dưới là chữ khẩu, nghĩa là chuyện được truyền miệng qua 10 lần, qua 10 thế hệ, qua 10 đời được xem là chuyện xưa, chuyện cổ. Còn người Ấn ngày xưa nói ai mà trải qua nhiều đêm nhất, người đó được xem là cao niên, do đó có chữ rattannù. 

Cho nên trong Kinh Đức Phật Ngài có dạy là: Trong đệ tử của Ta, người mà cao niên trong tuổi Đạo chính là Kondanna. Ngài là vị đầu tiên chứng Đạo và xuất gia trong Giáo Pháp của Thế Tôn. 

Về duyên lành quá khứ, khi thấy Đức Phật quá khứ có một đệ tử như vậy, thì Ngài Kiều-trần-như mới làm phước, cúng dường (rồi phát nguyện): Con cũng là một Tỳ-kheo đắc Đạo đầu tiên, xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của Đức Phật nào đó trong tương lai. Và do cái nguyện đó mà bây giờ kiếp chót Ngài được như vậy. 

Và có một giai thoại nhỏ về Ngài, mà trong Chú Giải có kể thêm ở đây: trong một đời Phật quá khứ, Phật Tỳ-bà-thi, thì Ngài sanh ra có hai anh em, Ngài tên là Mahàkàla, em Ngài tên là Cùlakàla, hai anh em đều thương Phật, quý Phật, kính Tăng dữ lắm, bữa đó người anh Màhakàla tức tiền thân Ngài Kiều-trần-như, tự nhiên phát tâm hoan hỷ quá muốn cúng dường Chư Tăng bằng lúa mới, chứ còn gạo ngoài chợ, chứa trong kho, trong vựa thì đâu có … Nấu bằng gạo mới, gạo đầu mùa, mà khổ ở chỗ lúc đó lúa còn non quá, làm sao mà gặt, làm ra hột được, mới bàn với em, thì người em mới nói thế này: Anh tin Phật, em cũng tin Phật, nhưng mà anh là nhà nông, anh phải biết là lúa mà mình muốn gặt, phải có khi có thì, chứ có đâu mà mình muốn gặt là mình gặt? Anh muốn gì mà ác ôn quá! bây giờ là lúa nó mới có non xèo, non sợt, mà cúng cái nỗi gì! 

Thì người anh muốn quá không biết làm sao, mới nói: Thôi bây giờ thế này, ruộng ba má cho mình chia hai, em phần nửa, anh phân nửa, phần của em thì em muốn làm gì em làm, còn phần anh là anh cho người gặt hết, rồi vô ép, xây, để cúng Phật, chứ còn anh chịu hết nỗi rồi, lúc anh đang vui quá vui! mai mốt Phật bỏ đi rồi làm sao? tới mùa lúa chín mà như em muốn, là Phật với Chư Tăng đi sạch sẽ rồi, mình cúng cho ai? 

Thế là ông huy động thợ ra cắt lúa non vô, bắt đầu bằng mọi cách làm sao cho ra gạo non sèo, còn ngọt còn béo, ông lấy đó ông cúng cho Phật. Dựa vào A-tỳ-đàm, tôi tin là tác ý nó quan trọng lắm, mình thấy người em có lý, nhưng mà theo trong A-tỳ-đàm thì là cái tâm trễ nải, còn cái kia là cái tâm nồng nhiệt háo hức, cho nên về sau người anh trở thành Kondanna, còn người em là Subhadda là người mà gặp Phật cuối cùng khi Ngài sắp tịch.

Lúc Phật sắp níp bàn có hai nhân vật Subhadda, một Subhadda già và một Subhadda trẻ. Ông già là ông đi chung với Ngài Ca-diếp, rồi khi nghe Phật tịch ổng vui lắm, ổng nói từ đây về sau khỏi ai la rầy gì hết! Chính từ câu nói của ông này, nói theo Bắc tông là ổng thị hiện! Bắc tông kêu ông này là thị hiện! thị hiện ổng nói để cho Chư Tăng mới kiết tập Tam Tạng để duy trì thọ mạng Chánh Pháp lâu dài cho đến hôm nay. Theo Bắc tông thì ông Subhadda cũng không có làm bậy, mà ổng chỉ thị hiện thôi, thị hiện làm bậy thôi. Ông Subhadda già ông có câu nói hơi báng bổ, cho nên nhờ đó mà Ngài Ca-diếp mới nghĩ đến chuyện kiết tập Phật ngôn. 

Còn Subhadda trẻ, là trong cái đêm mà Thế Tôn nằm trên tảng đá ngoài vườn ngự uyển Sàla của vua Mallà xứ Kusinàrà, có một ông du sĩ lặn lội đường xá xa xôi tìm đến gặp Phật, ông đâu biết đó là đêm cuối, chỉ nghe nói Phật về, rồi ông tới gặp thôi, ai ngờ ông tới nơi thì bị Ngài Anan từ chối, Ngài Anan nói Thế Tôn mệt lắm rồi, không còn hơi để mà gặp khách nữa. Trong Kinh nói ông năn nỉ đến 3 lần như vậy, cái duyên nó dục nó khiến ông năn nỉ đến 3 lần như vậy, lúc đó Đức Phật Ngài nghe được Ngài nói: Anan, hãy cho Subhadda vào đi. 

Đọc Chú Giải chỗ này các vị thương đứt ruột! có 3 lý do mà Thế Tôn về nhập diệt ở đây: một là để gặp Subhadda, hai là có dịp để kể lại tích Thiện Kiến, tích đó quan trọng lắm, kể như vậy để củng cố niềm tin cho nhiều người, số ba là Ngài tịch ở đó sẽ có người đứng ra phân chia Xá lợi. Chuyện gặp ông Subhadda này là một trong 3 lý do mà Phật nghĩ đến để mà về Kusinàrà, đặc biệt đó là cái tấm lòng của người mẹ, tấm lòng của Bậc Đại Giác, tấm lòng của Bậc Thiên Nhân Sư Từ Phụ, đó là Ngài! 

Ông Subhadda này vào gặp Phật rồi, ông mới hỏi Ngài: Con biết Ngài mệt lắm, con hỏi nhanh thôi rồi con lui, con hỏi một câu thôi, là sao ông giáo chủ nào cũng xưng mình là thánh hết, cái đó đúng hay không? con hoang mang ngờ vực quá, xin Ngài ừ hử một tiếng là con đi ra liền. 

Ngài nói rằng cái câu đó không quan trọng, ai là thánh, ai không là thánh, chuyện đó không quan trọng, nhưng mà Ta có 4 không, hãy nghe kỹ:

1. Chim bay không để lại dấu chân trên trời,

2. Vạn hữu đã có mặt ở đời không chi trường cửu,

3. Ngoài Bát Chánh Đạo không có Thánh nhân,

4, Chư Phật luôn an tịnh, bất động.

Thật ra trong 4 không này đã có câu trả lời rồi, vì ông hỏi là ông nào cũng nói mình là giáo chủ, là thánh nhân hết, thì con xin hỏi họ có nói đúng không? thì Ngài nói hãy để nó qua một bên, đừng nhắc đến họ, mà hãy nghe 4 không này: chim bay không để lại dấu chân trên trời, vạn hữu có mặt thì không gì trường cửu, ngoài Bát Chánh Đạo không có Thánh nhân và đã là Chư Phật thì tâm không có tình trạng dao động.

Ông nghe xong rồi là ông lập tức quỳ sụp xuống xin xuất gia, và trước mặt Thế Tôn, trước sự chứng minh của Thế Tôn và 500 vị Tỳ-kheo Thánh Tăng mà trong Kinh nói minimum là Tu-đà-hườn. Ngài Ananda đã truyền Đại Giới cho ông, ông lễ xong, lùi ra ngoài bóng đêm, ngồi gốc cây, … vào lạy Phật … coi như … đại công cáo thành, chứng quả vị A-la-hán-Lục thông, Tam minh và Tứ tuệ phân tích, đó là đệ tử cuối cùng trong đời của Thế Tôn. 

Thì người này chính là người em thuở xưa mà đôi co với người anh trong cái chuyện gặt lúa để mà cúng Phật. Người anh là Ngài Kondanna đắc Đạo đầu tiên, và người em là Subhadda đắc Đạo cuối cùng. 

Tôi biết trong room này nhiều người không có được vừa ý, có ý trách là tại sao kỳ vậy, người em đâu có phải cản anh đâu, người em chỉ cản cái chuyện mà gặt lúa kỳ khôi, chứ đâu có cản anh làm phước …

Mình đã học xong về chuyện Ngài Kondanna, học về đời Ngài mình học ra rất nhiều chuyện, một vị khiêm cung, nhường chỗ cho hai người sư đệ mà mình rất là tôn quý, đó là chuyện đầu tiên; chuyện thứ hai là chuyện làm phước, cái thái độ tâm lý của hai anh em Ngài trong tiền kiếp, đó cũng là chuyện đáng để mình lưu ý, chuyện thứ ba, ở đây có một điều mà bà con cũng lưu ý là cái chuyện vì đâu mà một vị Thánh được Thế Tôn xác nhận là đệ nhất cái này, đệ nhất cái kia, thì trong Chú Giải nói có 4 lý do hay 4 điều kiện để một vị Thánh Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ được Đức Phật tuyên dương về một biệt hạnh nào đó:

1. Atthuppatti: có duyên sự rõ ràng cụ thể, ai cũng thấy, nếu không thì đại chúng sẽ hoang mang, bất phục. Với vị Thánh thì ok, nhưng mà phàm thì họ ngạc nhiên lắm, sao kỳ vậy ta? Thí dụ như Ngài Kondanna đi xuất gia được xem là đầu tiên, chuyện này ai cũng thấy, duyên sự này đơn giản,

Trường hợp Ngài Xá-lợi-phất, khi Đức Thế Tôn ra khỏi hạ, mùa an cư thứ bảy từ cung trời Đao-lợi Ngài trở về thành Sankassa, lúc đó Chư Tăng, phật tử ra đón Ngài đông lắm, chúng tôi đã kể không biết là bao nhiêu lần chuyện Ngài Mục-kiền-liên, Ngài ra đón chung với Ngài Anuruddha, rồi Ngài mới hỏi Ngài Anuruddha vậy chứ bây giờ Thế Tôn đang ở đâu … 

Lúc đó Đức Phật Ngài từ trên đó Ngài đi xuống, Ngài mới nhìn quanh đại chúng, Ngài mới suy nghĩ thế này: Hôm nay, đây là cơ hội tốt nhất để Ta cho mọi người thấy Xá-lợi-phất là đệ nhất trí tuệ. 

Bởi vì trong suốt 3 tháng qua, mỗi ngày tính theo ngày của nhân loại, mỗi ngày Ngài đều gặp Ngài Xá-lợi-phất, Ngài giảng trên cõi trời xong là Ngài hóa hiện ra một vị Phật ngồi trên đó thế Ngài, còn Ngài đi bát bên Bắc-câu-lưu-châu, tức là một hành tinh khác, xong rồi Ngài mới trở về Tuyết Sơn gặp Ngài Xá-lợi-phất ở đó. Ngài Xá-lợi-phất lấy bình bát dâng nước, và cây chà răng cho Ngài, xong rồi ngồi nghe Ngài giảng lại cái phần Ngài đã giảng trong 24 giờ qua trên cõi trời. 

Và cứ như vậy đó, nên hôm nay Ngài mới suy nghĩ: Ta sẽ nhân dịp này để cho mọi người thấy Xá-lợi-phất là đệ nhất trí tuệ, là người có thể thay Ta vận chuyển bánh xe Pháp Luân. 

Cho nên trong Chú Giải nói Ngài đã lần lượt nêu ra những câu hỏi mà phàm Thánh ai cũng hiểu, Ngài hỏi: Các ngươi nghĩ thế nào? … Thì lúc đó ai cũng chấp tay, quỳ xuống trả lời; khi Ngài hỏi 5 câu hỏi tiếp theo, mà trong trình độ của Tu-đà-hườn, thì mấy người phàm không hiểu, chỉ có các vị Tu-đà-hườn trở lên, rồi cứ như vậy Ngài đưa ra 5 câu hỏi cho vị Tư-đà-hàm, rồi 5 câu hỏi cho vị A-na-hàm, 5 câu hỏi cho vị A-la-hán, và trong khi Ngài hỏi tiếp một câu mà trong trình độ của các vị Đại Thanh Văn như là Ngài Ca-diếp, Ngài Upali, Ngài Ca-chiên-diên thì các vị với nhau trả lời được, nhưng mà khi Ngài hỏi một câu mà trong trình độ của Ngài Mục-kiền-liên, thì chỉ còn lại Ngài Xá-lợi-phất thôi, và khi Ngài hỏi một câu phụ thuộc về trình độ của Ngài Xá-lợi-phất, thì Ngài Mục-kiền-liên im lặng không có trả lời, Chú Giải nói như vậy! Khi Ngài hỏi một câu mà thuộc về trình độ của Ngài Xá-lợi-phất, thì Ngài Mục-kiền-liên im lặng, lúc đó Thế Tôn Ngài lại hỏi thêm một câu nữa thuộc trình độ của Chư Phật, thì Ngài Xá-lợi-phất im lặng. 

Ngài Xá-lợi-phất có suy nghĩ: Thế Tôn đang muốn hỏi ta khía cạnh nào đây, câu hỏi này rộng quá, Thế Tôn đang muốn hỏi ta về khía cạnh nào đây? Lúc đó Đức Phật Ngài gợi ý … Ngài Xá-lợi-phất mới hiểu rằng vừa rồi Đức Thế Tôn đã nêu ra một loạt câu hỏi cho các trình độ khác nhau … Đức Phật Ngài mới xác nhận Ngài Xá-lợi-phất là đệ nhất trí tuệ! 

2. Àgamana: chiều dày túc duyên, có nghĩa là người mà được nói đệ nhất trí tuệ, đệ nhất thần thông, đệ nhất đầu đà, đệ nhất khổ hạnh, không phải là chuyện của một kiếp, 2 kiếp, 3 kiếp mà phải được người ta huân tu tích tập nhiều đời. Trong đây Chú Giải ghi thêm là kế kiếp chót, Ngài Xá-lợi-phất đã suốt 500 kiếp liên tục là người đại trí trong đời, giống như mình bây giờ là ông Stephen Hawking hoặc là ông Albert Einstein, 500 kiếp Ngài đi xuất gia ly dục, đắc thiền … 

Àgamana là chuyện xưa kể lại, tức chiều dày túc duyên, theo nghĩa bóng, có nghĩa là biệt hạnh không chỉ do một hai đời mà có. Trong đây có ghi: Katham àgamanato? Thế nào là túc duyên sâu dày? Imissayèva hi atthuppatttiyà satthà, chúng tôi dựa vào đây chúng tôi giải thích.

3. Cinnavasi: đương sự sống hết mình, dốc hết sức cho biệt hạnh đó, không thể lai rai ầu ơ nghĩa là lâu lâu mới làm một hai bài thơ rồi gọi là thi sĩ, thì không phải.

cinna là collect nghĩa là sự thu gom, tích tập, huân tập, tích lũy; còn vasi là cái khả năng, là cái khả năng tích tập, tích lũy nhiều đời.

4. Gunàtireka: khả năng hơn người, khả năng vượt trội. 

Như Ngài Xá-lợi-phất, cái thứ nhất Atthuppatti, tức là từ cái sự kiện giữa đông đảo đệ tử Thế Tôn, mà Ngài đã trả lời những cái mà không ai kể cả Ngài Mục-kiền-liên có thể trả lời được, đó là cái duyên sự rõ ràng. 

Số hai là Ngài có túc duyên sâu nhiều đời, chứ không phải là có một đời, một kiếp,  khả năng đó không phải tự nhiên, đột hứng, đột khởi, đột biến mà có, mà do Ngài cũng đã tích lũy, tích tập từ nhiều kiếp trước. 

Số 3 là ngay kiếp này đã là Thánh rồi thì Ngài cũng sống hết mình, dốc hết sức cho cái biệt hạnh đó.

Số 4: Dốc hết sức nhưng mà anh có hay-hay không? bởi vì có nhiều học trò thì siêng vô cùng tận, nhưng mà vẫn không thể đứng đầu, … siêng khác mà giỏi khác, cho nên đó là lý do tại sao có cái thứ tư.

Cái thứ 3 mình hiểu nôm na là siêng cực kỳ, sống hết mình, nhưng mà cái thứ tư là siêng mà có giỏi không? Cộng 4 cái này lại, một vị Thánh mới được Đức Phật đặc biệt xác nhận, tuyên dương là đệ nhất cái này, đệ nhất cái kia.

Như chúng tôi đã nói khi nãy, cái đặc hạnh của vị Thánh, mình nghe qua như hoa lá cành cho đời một vị Thánh thôi, cái chánh yếu, cái cốt lõi chấm dứt phiền não,, kết thúc tử sinh. Nhưng thật ra không phải như vậy, mà mỗi biệt hạnh như vậy là một khía cạnh ba-la-mật mà vị này đã huân tu nhiều đời; thí dụ như bây giờ nói đệ nhất đầu đà, vị nào cũng phải tu 10 ba-la-mật hết, nhưng cái vị đệ nhất đầu đà này là vị này đã nhiều đời ly dục! phải nói cái hạnh ly dục của vị này nổi bật, vị này mê cái này, khoái cái này, coi nặng cái này. 

Còn thí dụ như vị đệ nhất tài lộc như Ngài Sìvalì, thì ba-la-mật phải tròn vo không được thiếu một cm nào hết! đúng! Nhưng mà trong đó cái hạnh bố thí của Ngài coi bộ hình như Ngài mê nhất! Có nghĩa là trong cái ngôi nhà ba-la-mật của Ngài thì coi như là tường, vách, trần, sàn, mái, cửa lớn, cửa nhỏ, cái gì cũng phải vuông tròn hết, nhưng mà tại vì Ngài đặc biệt Ngài thích trang trí cửa sổ, cho nên trong ngôi nhà của Ngài, cửa sổ đẹp nhất! 

Nhà nào cũng phải có trần, có mái, có sàn, có cửa lớn, cửa nhỏ, có phòng lớn, phòng nhỏ, đúng! Nhưng mà người hay trang trí cửa lớn, có người mê trang trí cửa cái, có người mê trang trí cái balcon, có người mê tranh, có người khoái trang trí cái nóc nhà, có người thích trang trí cái trần, có người thích trang trí cái sàn, thí dụ như vậy! Nhưng mà cái nhà lúc nào cũng phải tròn trịa giống nhau hết! 

Ở đây cũng vậy, Ngài Xá-lợi-phất trong nhiều đời Ngài đặc biệt thích thú trau dồi trí tuệ. Cách đây 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, Ngài đã gặp Đức Phật quá khứ Anomadassì, thay vì thuyết pháp Ngài đã kêu người đệ tử số một của mình thuyết pháp, Ngài Xá-lợi-phất nhìn vị đệ tử đó Ngài mê, Tăng tướng đạo cốt không chê vào đâu được, mà Pháp âm thì vi diệu, Pháp nghĩa vi diệu mà diệu âm thì lãnh lót, êm tai như rót mật, Ngài bị cuốn hút bởi hình ảnh đó, Ngài mới hỏi những vị Tỳ-kheo ngồi bên cạnh nơi Ngài đang quỳ, xem vị Tỳ-kheo đó là ai mà đặc biệt như vậy, đến cả Bậc Thế Tôn mà không thuyết pháp lại kêu vị này thuyết pháp! vị Tỳ-kheo kia nói đó là đệ nhất Thanh Văn, tức là trong tam thiên đại thiên thế giới, ngoài Thế Tôn thì vị này là nhân vật số hai về trí tuệ, về đạo hạnh. Ngài Xá-lợi-phất nghe đến đó là Ngài không còn hồn vía gì mà bận tâm đến chuyện đời nữa hết, Ngài có mấy ngàn đệ tử sau khi nghe Pháp đều đắc A-la-hán! riêng Ngài bị ám ảnh bởi hình ảnh của vị đệ nhất Thanh Văn – Pháp âm cuồn cuộn mà diệu âm thì lãnh lót, Ngài mê quá, Ngài mới quỳ xuống Ngài lạy Phật, Ngài nói: 7 ngày qua Thế Tôn và Chúng Tăng ngự trong khu rừng này, con cũng đã hết lòng hết dạ con hầu hạ, con phục vụ, thôi bây giờ bao nhiêu công đức đó con xin nguyện một chuyện thôi, xin cho đời sau, trong một kiếp nào đó ở tương lai, con được gặp một vị Phật, rồi con cũng trở thành một vị Tỳ-kheo y chang như cái vị này vậy đó! 

Đức Phật Anomadassì Ngài quán về tương lai Ngài thấy cái hạnh nguyện đó chắc chắn sẽ thành tựu, cho nên Ngài mới khẽ khàng chậm rãi ung dung Ngài nói như sau: Được! đúng 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, sẽ có một vị Chánh Đẳng Chánh Giác có hồng danh là Gotama ra đời, thì khi đó ngươi sẽ là vị đệ nhất Thinh Văn trưởng tràng, trong nhóm Thinh Văn ngươi sẽ đứng đầu về trí tuệ, là huynh trưởng, là anh cả trong nhóm Thinh văn đó, trong tam thiên đại thiên thế giới đó, ngoài Đức Như Lai Gotama ra, ngươi cũng sẽ là nhân vật số hai về đạo hạnh và trí tuệ. 

Đúng như vậy, 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp sau thì Ngài đã gặp Đức Phật! 

Chúng ta biết rồi, đâu phải là chỉ nguyện một cái, rồi luân hồi muốn làm gì thì làm, rồi đợi kiếp chót là thành, không có phải như vậy! Mà sau khi nguyện trở thành đệ nhất trí tuệ rồi, là Ngài phải tu ba-la-mật bố thí, trì giới, kham nhẫn … phải trau dồi, nhưng riêng đặc biệt hạnh trí tuệ là Ngài hiếu học vô cùng, gặp người hơn cũng học, gặp người thua cũng học, miễn là nghĩ ra cái chuyện để hỏi là lập tức hỏi, để học suốt 1 a-tăng-kỳ như vậy tu cái hạnh đó. Cứ gặp ai đi nữa, là cũng nghĩ ra cái chuyện hay ho để mà hỏi, thì các vị tưởng tượng người như vậy làm sao mà dở cho được! 

Mỗi vị Phật chỉ có 4 đệ tử nhớ hơn 1 a-tăng-kỳ đại kiếp, Phật Gotama có hai vị chí thượng tả hữu, Ngài Bakkula và Bà Da-du. 

Một đại kiếp rất lâu, là tuổi thọ của một trái đất, có 4 giai đoạn là Thành-Trụ-Hoại-Không, mỗi giai đoạn lâu bằng nhau; thí dụ như Thành là 1 tiếng đồng hồ, thì Trụ cũng 1 tiếng, Hoại 1 tiếng và Không cũng là 1 tiếng, cộng lại là 4 tiếng đồng hồ. 

Ở đây cũng vậy, lúc Tam Thiên Đại Thiên thế giới hình thành – tự hình thành chứ không do chúa trời, chúa cha gì hết – do duyên nghiệp chúng sanh mà nó hình thành, từ giai đoạn Thành-Trụ-Hoại-Không thì mỗi giai đoạn nó lâu bằng nhau. 

Thí dụ như trái đất mình, từ khi có mấy con vi khuẩn đầu tiên có mặt cho tới khi có các loài động vật cao cấp, từ từ tới có con người, rồi từ từ như là chúng ta thấy hôm nay, rồi cho đến một ngày mà cái điều kiện sinh học trên trái đất này nó không cho phép động vật sinh tồn. Thì từ lúc có con vi khuẩn đầu tiên cho đến lúc không còn một loài sinh vật lớn bé nào hết thì giai đoạn đó được gọi là giai đoạn Trụ của Đại kiếp. 

Rồi từ lúc không có loài nào sống được cho đến lúc mà nguyên giải ngân hà bị thiêu hủy 100% triệt để hoàn toàn, thì giai đoạn đó gọi là giai đoạn Hoại. 

Rồi sau khi mà mọi thứ không còn nữa, cái khoảng không đó kéo dài một thời gian cũng lâu bằng thời gian Trụ, thì giai đoạn đó gọi là Không. 

Sau giai đoạn Không, giai đoạn empty trống rỗng không có gì kéo dài một thời gian, thì cũng do duyên nghiệp chúng sanh mà nó lại tái hiện, hình thành một cái hệ mặt trời mới. Theo trong Kinh, hệ mặt trời đó hình thành từ một đóm nước, rồi từ từ nó hình thành một đóm nước lớn, rồi cuối cùng nó hình thành đám mây lớn, mà đám mây đó làm một trận mưa kinh khủng kéo dài suốt nhiều ngàn năm như vậy, và cuối cùng cái số nước đó tụ lại. Tức là chúng ta hình dung có một đám mây, rồi tự động nó rớt xuống, thay vì nó rớt thẳng, đàng này nó rớt, nó tụ lại, tụ lại, từ từ, từ từ nó hình thành ra cái Tam thiên đại thiên thế giới. Đó là vũ trụ quan cosmology của Phật giáo mà được kể theo đời sau, chứ trong Chánh Tạng thì không có mô tả như vậy, trong Chánh Tạng Đức Phật không có nói như vậy.

Cái giai đoạn mà đám mây hình thành, rồi có mặt trăng, mặt trời, thì giai đoạn đó gọi là giai đoạn Thành. Thành xong rồi mới có mấy đợt vi khuẩn đầu tiên bắt đầu nó Trụ, rồi nó kéo dài tới lúc không còn sinh vật, động vật, cái đó gọi là Hoại, thì như vậy 4 cái cộng lại được gọi là một đại kiếp, các vị thấy kinh dị chưa! 

Mà muốn trở thành một vị Đại Thanh Văn như Ngài Anan, Ngài Ca-diếp là mình phải trải qua một thời gian là 100 ngàn cái đại kiếp mà Thành-Trụ-Hoại-Không tôi vừa nói! 100 ngàn như vậy đó mới thành Ngài Anan, Ngài Ca-diếp. 

Còn trở thành ra một vị chí thượng Thanh Văn như Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thì 100 ngàn đó chỉ là số lẻ thôi! còn con số chẵn là 1 a-tăng-kỳ đại kiếp, nghĩa là 10 lũy thừa 140, nghĩa là không biết bao nhiêu đại kiếp mà nói! không biết bao nhiêu tỷ tỷ đại kiếp mà nói! 10 lũy thừa 140, tức là con số 1 với 140 số 0 đại kiếp, rồi cộng thêm 100 ngàn lẻ nữa! 

Và điều đặc biệt là mình hành ba-la-mật bao lâu thì khi chứng Đạo cũng sẽ nhớ được bấy lâu trong quá khứ và đoán được bấy lâu trong vị lai. Thí dụ như Ngài Ca-diếp, Ngài Anan thì chỉ có 100 ngàn quá khứ (nhớ lại) và 100 ngàn vị lai (đoán ra) thôi. 

Mỗi một vị Phật chỉ có 4 vị đại đệ tử mà có sức nhớ hơn a-tăng-kỳ, như Bà Da-du đã đi theo Bồ tát Tất-đạt từ 4 a-tăng-kỳ trở về trước, tức là lúc dưới chân Đức Phật Nhiên Đăng, Bồ tát Thích Ca Mâu Ni lúc đó là đã nguyện thành Phật, thì Bà quỳ kế bên, gia tài của Bà có 8 cái bông sen tính đi cúng Phật, nhưng Bà lấy 5 cái Bà đưa cho Bồ tát, Bà nói lấy cái này cúng cho Phật, lúc đó Ngài nằm dưới đất cho Đức Phật và Chư Tăng dẫm lên, vì đoạn đường đó sình không, khi Đức Phật Ngài thọ ký, Ngài nói: Ngươi sẽ thành một vị Phật giống như Ta! Chư thiên mừng hoan hỷ dữ lắm mà Sadhu! Sadhu! Sadhu! coi như dậy trời, trong Kinh nói người ta sadhu có lý do là khi có chuyện đại sự hoan hỷ mới sadhu.

Lúc đó, khi được thọ ký như vậy, Bà Da-du đang cầm trong tay 8 cái hoa sen, nếu chia đôi thì Bà coi Bồ tát ngang với Bà hay sao? vấn đề nó hay, nó tinh ý, sắc sảo, tinh vi, vi tế lắm! nếu mà chia đôi mỗi người một nửa thì đâu có ghê, Bà mới cho Ngài thấy là trong lòng Bà, Ngài quan trọng hơn, cho nên Bà mới xé ra 3/5 , chớ không phải là 4/4 , hay lắm, là hồng nhan! Lúc đó Đức Phật Ngài xác nhận rằng cái người nữ này sẽ đi cùng trời cuối đất hỗ trợ cái ba-la-mật. 

Kể từ dạo ấy, suốt 4 a-tăng-kỳ 100 ngàn đại kiếp, chỉ trừ ra những khi mà chướng duyên nghịch cảnh hai người lìa nhau mà thôi, chứ còn hễ có duyên có phước gặp nhau trên trời, dưới đất, trong rừng, dưới biển, chàng đâu thiếp đó! Đến lúc mà đại công cáo thành, kiếp chót Bà thành Da-du, rồi Bà đi xuất gia, Bà đắc La-hán, Bà sống được 78 tuổi, lúc đó Thế Tôn cũng 78 tuổi, Bà xét thấy Chư Phật quá khứ, lúc nào những vị Đại Thanh Văn hàng đầu cũng phải tịch trước, Bà cũng phải đi trước, Bà thấy rằng hai vị tả hữu phải đi trước, rồi Bà cũng nằm trong số phải đi trước, như Bà Gotami cũng đi trước.

Thì Bà vào Bà lạy Phật, Bà xin được ra đi viên tịch, và trong dịp đó Bà mới kể lại một lần cuối cùng: Con đã theo Thế Tôn trong chừng đó năm, nếu có lầm lỗi gì về thân, về khẩu, về nghiệp, chỉ xin Thế Tôn bỏ qua cho con, con vui là con đã giúp cho Ngài hoàn thành Đạo Nghiệp, con vui là vì con đã làm một người bạn đường xuất sắc cho Ngài, con nhớ ngày xưa nhiều và nhiều kiếp, con đã đi theo Ngài, mà Ngài cho nhà, cho cửa, cho hết tài sản, rồi mình phải dắt díu nhau lên rừng, xuống biển mà sống, đói lạnh mà con vẫn vui con nhớ bao nhiêu kiếp mà Ngài cho đến không còn gì để cho, Ngài đem con Ngài cho, con cũng đứng đó con cười, cười trong nước mắt, vừa lau lệ mà tiển con đi rồi có lúc Ngài hết người cho, Ngài xách cả con cho, mà con cũng vừa cười vừa đi, mà cười trong nước mắt. 

Cảm động lắm, thiệt như vậy, đọc cái đoạn đó buồn lắm! thiệt buồn lắm! Bà kể xong xuôi rồi Bà mới lạy Đức Phật và Đức Phật Ngài nói rằng: Thuyết Pháp đi, dùng thần thông hóa hiện cho người ta nhìn thấy, ngươi đã tu hành như thế nào, thuyết Pháp cho người ta nghe, độ được bao nhiêu hay bao nhiêu cho người ta nhờ. 

Mọi sự xong rồi, Bà mới lùi ra từ từ, Bà biến mất, Bà mới đi về Bà tịch diệt luôn, một bậc đại anh thư, đại nữ kiệt, phải nói như vậy! Phải nói là không có Bà thì không có mình bây giờ, Chư Phật thì trăm ngàn triệu ức tỷ mới có một vị ra đời, và trong trăm ngàn triệu ức tỷ ấy thì chỉ có một người đàn bà như Bà Da-du mà thôi! Do Bà tu quá lâu nên khi Bà đắc Thánh rồi, Bà bèn nhớ lại suốt cái thời gian Bà đã tu ba-la-mật, Bà nhớ được 4 a-tăng-kỳ. 

Còn hai vị Đại Thanh Văn thì đã tu hơn 1 a-tăng-kỳ, cho nên chuyện nhớ hơn a-tăng kỳ là chuyện thường, còn người thứ tư đó là Ngài Bakkula, chúng ta sẽ học về Ngài, Ngài là đệ nhất vô bệnh. 

Cách đây 1 a-tăng-kỳ 100 ngàn đại kiếp, cùng thời với vị Phật đã thọ ký cho Ngài Xá-lợi-phất – Mục-kiền-liên, cũng cùng vào thời vị Phật đó, vị này là một đạo sĩ sống trong núi. Một ngày kia, thấy Đức Phật và Chư Tăng vào trong núi để nhập định, thấy Phật với Chư Tăng, Ngài thương quá, Ngài cứ đi lại gần Ngài coi có cần gì Ngài hộ trì giúp đỡ. Có một điều là sau mấy ngày nhập thiền định trong đó, thì trừ ra Thế Tôn Anomadassì và hai vị đại đệ tử, tất cả Chư Tăng vị nào cũng cảm mạo thời khí ho hen, nhức đầu, sổ mũi, chóng mặt, tiêu chảy, … Ông đạo sĩ lúc đó ông giỏi thuốc núi lắm, cho nên ông mới bèn ra tay chế thuốc cúng dường cho Chư Tăng, và Chư Tăng sau khi uống thuốc của ông thì tật bệnh tiêu trừ, khỏe mạnh như cũ, phục hồi khang kiện. 

Lúc đó Đức Phật Anomadassì nhìn ông đạo sĩ này, Ngài biết rõ mọi sự về ông, cho nên Ngài mới đưa mắt Ngài nhìn sang một vị Tỳ-kheo đang ngồi xéo xéo Ngài, Ngài nói: 

– Thuyết Pháp đi! 

Vị đó là vị A-la-hán Lục thông, Tam minh, Tứ tuệ phân tích bèn thuyết Pháp, thuyết rào rào như là gió thổi mây bay. Xong thời Pháp đó thì ông đạo sĩ mới hỏi riêng một vị Tỳ-kheo: 

– Vậy chứ cái vị đó là ai mà ghê quá vậy? 

Vị đó mới nói:

– À, vị Tỳ-kheo đó là Đệ nhất về vô bệnh! Nghĩa là ai bệnh chứ vị này không bệnh trong số (chư Tăng) của vị Phật này, là người không có uống thuốc trong mấy ngàn người ở rừng này, chỉ có 4 người không uống thuốc của ông, một là Thế Tôn, hai là hai vị đại đệ tử và ba là cái vị đó, vị mới thuyết Pháp xong, không có uống thuốc, vị này cả đời không biết một giây nào là cảm mạo thương hàn, đừng nói là đau bao tử, đau tim, cao máu, dư mỡ, hay là cholesterol, tiểu đường gì không có! Một giây bệnh cũng không có! 

Ông nghe vậy ông thích, lạ lắm, cái duyên nó lạ lắm, ông nguyện: Do cái phước mà con đã chế thuốc, hầu Phật, cúng Tăng mấy ngày nay, xin cho con đời đời sinh ra không biết bệnh là gì, cuối cùng thì con cũng sẽ trở thành một vị Tỳ-kheo đệ nhất vô bệnh như vậy. 

Ở đây chúng tôi phải dừng lại một chút, mở ngoặc nói với bà con chuyện này, không có nói rõ chuyện này, bà con sẽ lấy làm lạ nói: Ủa tu có nghĩa là mình phải chấp nhận sự thật sanh lão bệnh tử, có đâu mà lại có người nguyện gì kỳ vậy? 

Xin thưa, tất cả những biệt hạnh của các vị đại đệ tử của Phật đều có ý nghĩa sâu sắc và bất khả tư nghì! Vì sao? Là vì tại sao người ta vô bệnh? Là bởi vì người ta phải sống có từ tâm, không làm hại, đầy đọa, làm ai đổ máu, rơi lệ, thì người ta đời sau người ta mới không có bệnh! Còn cái kiểu mà mình cứ quởn quởn là câu cá, quởn quởn là săn bắn, quởn quởn là làm cho người này đau, người kia đau. Tôi nói trong room này các vị đừng có nói với tôi là các vị là tiểu thư, là công tử, là thiếu gia, là nhà giàu rồi các vị không có hiếu sát! Các vị có biết không, chỉ cần sanh ra trong một điều kiện mà coi như là nhà quê, nông thôn ở cái xứ chậm tiến, thì cái chuyện mà câu cá, rồi bắt rắn, bắt chuột, bắt trùng, cái chuyện đó là nó cực kỳ phổ biến và thường xảy ra lắm, các vị biết không? Cái tánh háo sát, cái tánh mà thích làm khổ đọa đày chúng sanh khác, ai ai cũng có hết trơn, cái tánh mà thích đánh chó, chưởi mèo, cái tánh đó đó, thích chơi nghịch ngợm, làm cho người ta đau, người ta nhột, mấy cái đó là bệnh hoạn trùng trùng! Ngay cái tật mà xả rác, rồi ẩu, các vị biết không? 

Như trong Kinh nói thời Phật Ca-diếp có một vị Tỳ-kheo, trưa nắng chang chang mình mẩy mồ hôi nhễ nhại vậy đó, rồi đi vô trong Tăng xá, chỗ mà Chư Tăng nghĩ ngơi, đúng ra là chỗ của các vị tôn túc, vị này vừa mệt, vừa nực, nếu mình biết chút thì mình mẩy mình dơ hầy thôi mình kiếm chỗ nào đó, mình ngồi dựa chút đỉnh, bằng không thì mình đi tắm. Đàng này vị đó mình mẩy hôi rình, mồ hôi, mồ kê vậy đó, mà cũng thây kệ nó, mệt, leo lên nằm, cái này của người ta cúng chung cho mấy ông Sư, chứ đâu phải cúng riêng cho ai, mệt quá nằm chút xíu làm gì không được? Lúc đó mình mẩy dơ hầy hà, mà có cái suy nghĩ nó hơi bất kính như vậy đó! chút xíu xìu xiu đó thôi, nghĩ kệ nó, cái chữ kệ này nguy hiểm lắm! kệ nó! Thì vì cái nghiệp xấu của cái chữ kệ đó đó, nghĩ là dơ mà kệ nằm đại, lát sau mình đi rồi ai dơ tiếp theo rán chịu! Chỉ có suy nghĩ bất cẩn, biếng lười đó thôi, mà kiếp sau sanh ra làm một con Dạ koa mà mình mẩy của nó toàn kim không, lông lá của nó mỗi một sợi lông là một cây kim! Các vị tưởng tượng kim mà châm đầy người như vậy thì các vị sinh hoạt nó khó khăn lắm, bởi vì đụng đâu cũng kim hết trơn! Có một lần đó Đức Thế Tôn đi bát, Ngài đi ngang một quảng đường vắng ở Savathi, thì Ngài thấy con Dạ xoa này nó đứng cản đường Ngài, Ngài tránh qua một bên, thì con Dạ xoa này nó hỏi: 

– Sa môn sợ ta à? 

Thì Ngài nói: 

– Không, Như Lai không có sợ ai hết, nhưng va chạm với cái hình hài đó thì không có nên, vậy thôi! tiếng Pali gọi là duphassa, Ngài Minh Châu dịch là ác xúc. Khi Ngài về, Ngài kể chuyện đó cho Chư Tăng nghe, thì Chư Tăng mới hỏi Thế Tôn vì đâu mà có chúng sanh vừa dị dạng mà vừa chịu khổ hình ghê gớm như vậy? Thì Phật dạy lại cho biết cái đó là từ chuyện xưa. 

Cho nên hôm nay mình ở dơ, mình biếng lười, cũng là một cách gieo cái mầm bệnh, gieo cái mầm khổ thân sau này mà mình không biết. Có nhiều người ngộ lắm, tự nhiên đẻ ra (rồi mới có) 18 tuổi là nó đau lưng, nhiều người nói là tại vì do trác táng, hay là do sinh hoạt không hợp lý, tư thế không thích hợp. Nhưng mà không! Nhiều người họ bình thường vậy đó, bẩm sinh đẻ ra là họ đã bị đau lưng từ nhỏ, có nhiều đứa bé nhỏ xíu xiu đã bị tiểu đường rồi! Lạ lắm, mới nhỏ xíu nó bị tiểu đường, nhỏ xíu là bị đau gan, có nhiều đứa bị tim bẩm sinh, có nhiều đứa tim nó nằm ra bên ngoài, có đứa, tim nằm bên trái, nó chuyển qua bên phải nó nằm! thí dụ như vậy. 

Thì do thời xửa thời xưa, là mình cũng nghịch ngợm, mình có một cái sơ ý bất cẩn nào đó, mà mình gieo một cái mầm bệnh mà mình không biết. Tôi thí dụ thôi nghe, như mình đi đến chỗ tập thể, như bên Mỹ các chùa hay có nước chai, mình thấy cái sức của mình uống nhiều thì mình lấy chai lớn, bằng không mình lấy chai nhỏ mà uống, uống cho hết. Còn không, mình uống không hết, mình kín đáo mình kiếm mấy cái chỗ có chậu bông mình tưới đặng mình liệng chai không. Còn đằng này mình lại chùa, lại miễu mà mình cứ thấy thích là cứ lấy, lấy chai to đùng uống không hết cũng lấy, lấy xong rồi hớp hai hớp, đi bỏ ngang, đặng chi? Đặng khi mình đi rồi, người ta ở chùa người ta ra dọn, thấy mấy cái chai mà nước còn, một là người ta tiếc, hai là người ta cũng hơi gớm gớm,thấy không biết ai uống sao mà làm có mấy ngụm rồi cái bỏ! 

Thì mình để cho người ta có cái cảm giác gớm đó, cũng là một cái duyên nghiệp đời sau sanh ra mình sẽ phải có một hình hài mà ai nhìn cũng gớm! Tin tôi đi! cái đó Kinh nói! Tức là mình làm cho người ta có cái cảm giác khó chịu, nhột nhột, gớm gớm, hơi rùng mình, thì đời sau sinh ra mình cũng sẽ thường xuyên bị một cái gì đó để mà mình sống trong cái cảm giác mà mình đã cố ý hay là vô tình gây tạo cho người khác! 

Mỗi một hạnh như hạnh vô bệnh, mình phải hiểu ngầm là người này phải có một tâm hồn như thế nào đó, mới đời đời sanh ra được vô bệnh. Cái vị đó đệ nhất về trí tuệ, nghĩa là vị đó phải làm sao đó đời đời sanh ra mới được trí tuệ, đời đời sanh ra có thiền định, đời đời sanh ra có hạnh ly dục, đời đời sanh ra có phước tài lộc, đời đời sanh ra là có trí nhớ tốt, thí dụ như vậy, đời đời sanh ra là thường xuyên tinh tấn. Thì chính vì cố ý thành Phật người ta mới đệ nhất cái này, đệ nhất cái kia chứ! có nghĩa là mỗi cái biệt hạnh là một khía cạnh của thiện pháp mà mình đã huân tu tích lũy nhiều đời! 

Tất cả đệ tử của Đức Thế Tôn, hạnh gì không cần biết, mà số 1, số 2 với ai nhưng mà so với Ngài họ phải đứng sau! Cho nên trong Kinh nói Ngài Ca-diếp Ngài sống trong núi, trong rừng vậy đó, mà lâu lâu Ngài về gặp Phật, Ngài cũng quỳ lạy sát đất, vì sao? Vì Ngài biết rằng tuy Ngài là 13 hạnh đầu đà, đúng! Ngài cả đời chỉ ăn trong bình bát, cả đời chỉ mặc y lượm ngoài đống rác, ngoài tha ma, đúng! Cả đời sống không mái che, đúng! Còn Thế Tôn thì ngược lại hết, cái gì cũng hơn Ngài hết, sống sung sướng trong mái che, hương thất thơm phức, rồi ăn được người ta cúng dường trong hoàng cung, trong dinh thự nguy nga. Nhưng mà Ngài biết rằng cái con người đó chỉ là giọt nước trên lá sen, đúng là cư trần bất nhiễm, Ngài biết tuy Thế Tôn thấy gọn gàng sạch đẹp ở trong chỗ chiếu cao, giường rộng như vậy, nhưng mà lòng của vị này hoàn toàn như là pha lê, như là kim cương! Đó là đệ nhất đầu đà, mà vẫn một lòng kính tin Đạo Sư của mình. 

Ngài Xá-lợi-phất từ khi nguyện thành đệ nhất trí tuệ thì sao? Đời đời sanh ra có một thói quen đặc biệt, gặp ai thì cũng có chuyện hay ho để hỏi, hỏi để học, hỏi để trao đổi. Đệ nhất thiên nhãn là sau khi nguyện thành đệ nhất thiên nhãn, thì cứ đời đời sanh ra là có thói quen thích làm phước gì mà liên hệ tới mắt, đến ánh sáng, thích cúng dường đèn, thích giúp người ta chữa bệnh mắt, tức là nguyện rồi thì đời đời sinh ra thích như vậy. 

Chẳng hạn như trong đám người làm từ thiện, mỗi người có kiểu quan tâm, thiếu gì chỗ quan tâm, nhưng không, cứ gom tiền là đi mổ mắt, có người thì kiếm người cùi làm phước, có người kiếm mấy người già neo đơn giúp, có người thì đặc biệt mê trẻ em mồ côi, có người thì mê phong cùi, ho lao, mổ mắt, có người khoái mổ tim, rồi sau này có nhóm từ thiện mê mổ mấy đứa bị sứt môi, có quỹ Nụ cười đẹp…, có người khoái đi làm cầu thôi, làm đường, rồi đào giếng, có người thích cho nhà tình thương, thấy ai nhà cấp 3, cấp 5, nhà dột cột xiêu, thích quyên tiền về cho người.

Mà tại sao không cho người mổ mắt? Không, khoái cho nhà thôi! có người khoái cho cầu thôi, làm cái cầu đúc vậy đó. Thì mình phải nhìn nhận cái đó có quý vị à, cũng trong tâm lành tâm thiện, mà mỗi người thích một kiểu! 

Chính vì thiện có nhiều kiểu lành lắm, ác cũng có nhiều kiểu, cho nên cái quả khổ cũng có nhiều kiểu! Nhớ học đời các vị Thánh là mình phải học như vậy đó: À thì ra, đều là thiện nghiệp, đều là túc duyên, thiện pháp hết, nhưng mỗi vị lại có những điều rất là riêng tư, chính từ cái chỗ này, trên đường luân hồi vạn lý, mỗi người có cái kiểu sướng khổ khác, mà tới khi thành Đaọ, chứng Thánh rồi, mỗi vị cũng có những sở đắc, sở chứng không có giống nhau. 

Cho nên Ngài Xá-lợi-phất, trong Kinh nói là ngoại trừ Đức Thế Tôn, thì trong Tam thiên đại thiên thế giới không có ai bì được Ngài về trí tuệ. Cũng như Ngài Mục-kiền-liên, trong Kinh nói trong Tam thiên đại thiên thế giới, ngoại trừ Thế Tôn, trừ Bậc Đạo Sư ra thì không ai mà có thể bì được Ngài Mục-kiền-liên về vấn đề thần thông. 

Trong Kinh kể có một lần đó Chư Tăng hội hợp với nhau đông lắm, mới nhắc về Ngài Xá-lợi-phất, Chư Tăng mới nói: 

– Thiệt chúng ta có một vị Trưởng tràng cực kỳ thông tuệ. 

Đức Phật Ngài nghe được Ngài (mới kể): Có kiếp đó, Bồ Tát là một đạo sĩ, có mấy trăm đệ tử, trong đám đó, Ngài Xá-lợi-phất là đệ tử lớn, đệ tử trưởng tràng, ngoài đời kêu trưởng lớp trong lớp học, ở đây trong Đạo kêu là trưởng tràng. Bữa đó có việc, Ngài phải rời núi trong 3 tháng mùa mưa, với trách nhiệm là xuống dưới xin một ít dấm và muối đem lên núi ăn, vì lâu quá trên núi như tù vậy đó, lâu quá rồi không có đường, không có muối, không có dấm, mà anh em nhiều khi sức khỏe cũng có vấn đề, nhiều khi ăn uống cũng cần có một chút vậy đó, Ngài lãnh trách nhiệm xuống núi, Ngài nhập hạ, sẵn Ngài mang lên cho anh em dùng. Ai ngờ Ngài đi được 3 tháng, thì trên đây Bồ Tát từ trần, Bồ tát Thích Ca Mâu Ni lúc đó là sư phụ từ trần. Mà trước khi Ngài mất, đệ tử có hỏi thế này:

– Sư phụ cả đời tu hành, vậy sư phụ có đắc chứng gì không? 

Thì sư phụ trả lời:

– Không có gì! Rồi Ngài dứt hơi, xuôi tay. 

Tôi nhắc lại, các đệ tử hỏi: Cả đời sư phụ tu hành, sư phụ có đắc chứng gì không? Thì Bồt Tát trả lời là: Không có gì! Rồi Ngài xuôi tay ra đi. Ít hôm sau, vị đệ tử huynh trưởng từ dưới núi trở về, hỏi sư phụ đâu, nói sư phụ mất rồi, thấy cái xác còn quàn ở cái chòi lá mà nằm xập xệ, không có hoa, không có đèn gì hết, thì Ngài mới hỏi:

– Trời đất ơi, sư phụ là sư phụ của mình, rồi mấy sư đệ nghĩ làm sao mà để sư phụ như vậy, không có lo? 

Họ nói: 

– Trời đất ơi, tu hành gì đâu mà không có cái gì hết trơn!

( ở đây tôi kể chắc quý vị nghe lạ, lạ hơn người Việt Nam mình, dầu sư phụ không có ra gì thì cũng làm đám ầm ĩ, còn riêng chuyện xưa thời đó như vậy đó! người thời đó họ hồn nhiên chất phát vậy đó, nghe nói tu không đắc gì hết, thì thôi cũng bình thường có gì đâu) 

Ngài hỏi:

– Làm sao mấy sư đệ biết là Thầy không có cái gì đó? 

– Trước khi Thầy tịch thì hỏi Thầy có đắc chứng gì không, thì Thầy nói không có gì! 

Ngài xá-lợi-phất Ngài nói:

– Hiểu lầm rồi, sư phụ không có phải tầm thường đâu, sư phụ không có phải là không đắc gì, mà sư phụ nói > có nghĩa là sư phụ đã đắc tới Vô sở hữu xứ! tức là tầng vô sắc mà nó gần lên tới Phi tưởng phi phi tưởng đó!

Thì mấy người đệ tử không có tin. 

Vô sở hữu xứ là cõi vô sắc, người đã sanh về đó rồi thì không thể nào quay trở lại. Nhưng, cái chữ nhưng này nó nặng tới một tấn lận, trong Kinh nói Bồ Tát đã được thọ ký, tức là đã được Đức Phật quá khứ xác nhận là sẽ thành Phật, thì các Ngài sẽ không có sanh vào những tình huống sau đây, tiếng Pali là abhabbatthàna có nghĩa là những hoàn cảnh bất lợi cho ba-la-mật, abhabba là bất lợi, là không làm ăn được gì, vô dụng. Thí dụ như Bồ Tát đã được thọ ký thì không có vào cõi vô sắc, lên trên đó quá lâu không có hành ba-la-mật được, không có sanh vào cõi vô tưởng, do (thiện) căn nhiều đời cho nên dầu Bồ Tát có trật búa, ba gai cỡ nào đi nữa cũng không có tạo nghiệp lớn đủ để sanh vào A-tỳ. 

Như vậy thì không sanh vào vô sắc, vô tưởng, A-tỳ, chỗ mọi rợ là cái chỗ hoàn toàn cắt đứt liên lạc với thế giới văn minh, như hôm nay người trong rừng Amazon là đám mọi rợ, chứ còn người Ê-đê, Mông, Hrê, Tài, Nùng, Thượng thì cũng chưa ghê lắm, vì họ còn chạy Honda được, có tv, biết xài điện, còn mọi rợ là trong thâm thẩm chiều trôi, không bị tâm thần-bị khùng, dị tật bẩm sinh, thiểu năng: trăm người một mặt,mắt một mí,thẩn thờ vô hồn, nước miếng chảy ròng ròng, Mỹ bên đây kêu là (mongol?) hoặc là down syndrome. 

Bồ Tát được thọ ký thì không có sanh vào những chỗ này, rồi không thể là người đoạn kiến cố định, có nghĩa là không tin gì hết cho rằng những gì mà mình không thấy được đều là không có, thì Bồ Tát không có chơi ngu như vậy! có nghĩa là cái gì mình không thấy, thì một là mình tìm hiểu, hai là mình để qua một bên, chứ không có đem cái đầu bư của mình ra mà mình khẳng định cái đó không có! trong khi mình không có cơ sở. 

Tôi đã nói một tỷ lần, muốn tin cái gì cũng tìm cái lý do, cái cơ sở, cái minh chứng để mà tin, mà muốn bát cái gì thì cũng phải như vậy, cũng phải có cơ sở, có lý lẽ, còn không thì để nó qua một bên, chứ đừng có ngồi đó mà tưởng tượng, rồi phang ẩu, coi chừng nó mắc vô đoạn kiến thì phiền lắm. Cái người mà đoạn kiến không có sửa được trong Kinh gọi là đọan kiến cố định niyatamicchàditthi!

Bồ Tát kiếp này đắc tới thiền vô sắc nhưng mà vì đã là người được thọ ký, cho nên Ngài đắc là đắc vô sắc, nhưng mà Ngài lại sanh về cõi Tam thiền sắc giới. Mà ông A-tư-đà là ông Asita không biết cái này! lẽ ra người ta có thể đắc cái này mà người ta tác ý đến tầng thiền thấp để về cõi thấp, còn đàng này ông đắc cái nào ông ôm cái đó. Chứ lẽ ra ông đừng có mê cái thiền vô sắc, nói gì nói nhưng ông cũng mê không bỏ được, vì ông quá chán 5 dục đi, cho nên ông chết rồi sanh về cõi vô sắc, trong khi đó là chỉ có 35 năm sau, là Bồ Tát thành Phật, mà ông đâu có chờ được, ông chỉ được sống có 7 ngày thôi, nên ông A-tư-đà coi tướng Thái tử xong rồi ông về tịch, sanh về trên cõi Vô sắc Phi tưởng phi phi tưởng. 

Còn Bồ Tát thì làm được chuyện này, có nghĩa là Ngài đắc thiền vô sắc nhưng mà tác ý đến tầng thiền thấp hơn để đi về cõi thấp hơn, đó là cõi Quang Âm thiên, kêu cõi Tam thiền hay cõi Nhị thiền cũng được, Tam thiền của A-tỳ-đàm tức là cõi Nhị thiền của Tạng Kinh. Khi ông sanh về trên đó rồi, ông thấy mấy đứa đệ tử dưới đây không chịu tin huynh trưởng, thì Ngài bèn hiện xuống, Ngài mới nói: 

– Các con à, sư huynh các con nói đúng rồi, cái lúc mà cận tử, mấy đứa hỏi Thầy có đắc gì không, Thầy nói là , không có gì đó không phải là nothing mà nó là tên gọi của một cái tầng thiền vô sắc, sư huynh của các con nói đúng rồi!

Trong Chú Giải Đức Phật Ngài kể lại chuyện xưa và Ngài nói rằng: Không phải kiếp này mà nhiều nhiều kiếp khác, Xá-lợi-phất luôn luôn là một bậc huynh trưởng khả kính đặc biệt với cái trí tuệ phi thường của mình.

Ngài không phải là đệ nhất trí tuệ có nghĩa là trí nhanh biết nhiều, mà Ngài có cái khả năng phải nói là đặc biệt ở chỗ, Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng: Xá-lợi-phất là người duy nhất có thể chỉ một gợi ý của Như Lai, có thể thay Ta vận chuyển bánh xe Pháp Luân, có thể khởi dựng một hệ thống Giáo Lý y hệt như là một vị Phật! 

Cái đó mới đại trí! Các vị tưởng tượng chỉ một bài Kinh Chuyển Pháp Luân thôi, một bài Kinh Chuyển Pháp Luân viết ra giấy học sinh thì khoảng chừng năm ba trang, chỉ năm ba trang gợi ý như vậy thôi, mà Ngài Xá-lợi-phất đủ để dựng ra nguyên một hệ thông Giáo Lý phải nói là hoàn chỉnh! Thì các vị nghĩ người đó đâu phải là tầm thường! Mà lý do là tại vì Đức Phật Ngài quá chói sáng đi, cho nên hình ảnh Ngài Xá-lợi-phất bị chìm. 

Các vị có biết là Thế Tôn đâu có còn ái luyến, đâu có còn khổ tâm, nhớ thương, vấn vương, lưu luyến, vậy mà khi mà Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên tịch rồi, có một buổi chiều đó, trong một khu rừng cạnh bờ sông, Ngài đưa mắt nhìn Chư Tăng Ngài nói rằng: 

– Này các Tỳ-kheo, nay Mục-kiền-liên, Xá-lợi-phất không còn nữa, Ta thấy hội chúng Tỳ-kheo là trống vắng! 

Khiếp chưa, chuyện đó đâu phải là chuyện nhỏ, một vị Phật không còn ái luyến, vấn vương, lưu luyến, vậy mà Ngài phải nói lên một sự thật đó, không phải là ái luyến tiếc thương gì hết, nhưng mà Ngài chỉ nói ra một sự thật, có nghĩa là trong Tam giới này, khi mà vắng mặt hai vị đó là hai vị đáng để nói tới.

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi đã nói với bà con thế này: Có những người mà cái sự có mặt của họ trong đời này chỉ là góp mặt, chứ không phải là sự đóng góp, và từ đó có những cái chết là sự mất mát và có những cái chết chỉ là sự vắng mặt thôi! Khi mình sống chỉ là góp mặt chứ không phải đóng góp, khi mình chết thì cái chết của mình chỉ là một sự vắng mặt chứ không phải là sự mất mát cho cuộc đời! Và tôi nói hoài có nhiều người sống càng lâu thành ra đồ cũ, còn có nhiều người sống lâu thành ra đồ cỗ. Đồ cũ là đồ vất đi, còn đồ cỗ là cái đồ mà càng lâu càng tốt, càng đắc tiền! Và cái giá trị của một người nó tương đương với khoảng trống mà người đó để lại! nghĩa là không thế được! Có nhiều người cái chết của họ nó giống như một viên sỏi mà mình búng xuống ao bèo vậy đó, họ chết thì đúng là mấy ngày đầu hàng xóm thấy đi ngang nhà nó không còn thấy ông ngồi trước nhà nữa, rồi thì xong! một tháng hai tháng rồi thì mọi thứ nó đi vào quên lãng, bởi vì khi ông còn sống, ông không có một cái gì cho cuộc đời này hết, cái đám ma của ông nó giống như là một cái viên sỏi búng xuống ao bèo …

Nhưng mà Ngài Xá-lợi-phất, Ngài Mục-kiền-liên, Ngài Anan, Ngài Ca-diếp và Đức Phật, cái sự ra đi của những nhân cách ấy, để lại cho đời một khoảng trống không sao lấp đầy và dĩ nhiên là một nỗi nhớ khôn nguôi. 

Ngài Mục-kiền-liên

Có nhiều vị, nhìn Đức Phật chói lòa, làm lơ Ngài Xá-lợi-phất, rồi có nhiều người mê Ngài Xá-lợi-phất, rồi coi nhẹ Ngài Mục-kiền-liên, không có phải như vậy đâu! 

Nếu Ngài Xá-lợi-phất là ngọn cờ tiêu biểu cho Tuệ Học, thì bên cạnh đó Ngài Mục-kiền-liên là ngọn cờ tiêu biểu cho Định Học, mặc dù Định là con đường, là nền tảng dẫn đến Tuệ Học. 

Nhưng có một điều, phải nói Chư Phật ba đời nhấn mạnh Giáo Lý qua nhiều cách, trong đó có một cách là: Này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng có hai Pháp, khi được tu tập thành mãn, trở thành căn cứ địa, trở thành thành lũy, thì chắc chắn đem lại lợi ích cho đương sự và cũng là lợi lạc cho đông đảo Chư Thiên và loài người, đó là gì? Này các Tỳ-kheo, đó là Chỉ (và Quán) – Samatha (và Vipassana).

Quan trọng lắm quý vị! Vipassana là con đường Tuệ quán, qua đó ta quán chiếu bản chất của thế giới, biết rõ thế giới này là gì, được cấu tạo ra sao, nó từ đâu mà đến, rồi nó sẽ kết thúc, sẽ đi về đâu. Đó là Trí Tuệ Quán. 

Còn Định Học là gì? Không có Định là không có Tuệ, đó là trên con đường giải thoát.

Trên đường giải thoát, không Định sẽ không Tuệ.

Trên nẻo luân hồi, không Định thì thế giới sẽ chìm trong bóng tối.

Khiếp chưa! Ngài Xá-lợi-phất là ngọn cờ biểu trưng, biểu tượng cho Tuệ Học, nhưng Ngài Mục-kiền-liên, dĩ nhiên là Ngài cũng hoàn tất cả Định và Tuệ, nhưng mà phải nói cái biệt hạnh của Ngài Mục-kiền-liên thì vừa nghe nói đến cái hạnh đệ nhất thần thông là mình nghĩ đến Định Học trước, còn nghe nói Ngài Xá-lợi-phất thì mình phải nghĩ đến Tuệ Học trước. Mình cứ cho Tuệ là quan trọng, còn Định mình coi nhẹ, nhưng quan trọng lắm quý vị à, bởi vì sao? Vì trên đường giải thoát, mà không có Định là làm gì có Tuệ, mà không có Tuệ thì làm gì có nhàm chán, làm gì có tri kiến như thật, làm gì có ly tham, làm gì có giải thoát! Dĩ nhiên cái Tuệ là quan trọng, nhưng mà tuy nhiên không có Định thì làm ăn gì được? 

Còn trong nẻo luân hồi, thì sao? Tôi nói cái này bà con nghe để bà con, người biết thì thôi, còn người không biết thì giực mình rung bắn lên, không có Định thì cái nẻo luân hồi nó nằm trong bóng đêm! là vì sao? Là vì toàn bộ nền văn minh của Tam giới là do Phạm thiên đem xuống, có nghĩa là khoa học, hội họa, kiến trúc, mình cứ tưởng là do mấy ông khoa học ngồi suy nghĩ, cái đó đúng, tôi không bát, không có Galileo, không có Copernic, không có Descartes, không có Pascal, không có Archimedes, thì làm sao mà có cái nền văn minh hiện đại, đúng! quá xá đúng, không có Marie Curie, không có Einstein thì cũng không có cái gì hết, đúng, quá đúng! 

Nhưng mà tại sao tôi dám nói cái nền văn minh là do Phạm thiên, là sao? Là vì tại sao có ngôn ngữ? tại sao mà người ta biết những bài thuốc? thì do mấy ông đạo sĩ đắc thiền , ông mới dạy cho các cõi nhân gian, rồi những vị đạo sĩ họ đi thấy này kia họ mới về dạy lại cho nhân loại là những người cư sĩ hộ trì họ. Chứ khơi khơi làm sao mà người ta có thể biết được cái cây đó, cái rễ đó chữa bệnh gì? cái lá của nó chữa bệnh gì? mà cái trái của nó ăn vô nó sẽ gây cái bệnh gì, cái đó là chịu chết, một hai thứ thì kinh nghiệm được, còn đằng này là một sự tích lũy lâu đời! Đó là do những vị có thần thông họ mới dạy cho đệ tử, rồi từ cái dạy đó người ta mới thêm kinh nghiệm dân gian, người ta thêm cái này, bớt cái kia, mà cứ lâu lâu như vậy, lại xuất hiện ra những tay kỳ nhân dị sĩ một lần. 

Và có một giai đoạn, thế giới có hai chu kỳ, chu kỳ vật chất và chu kỳ tâm linh. Chu kỳ vật chất là thời điểm mà người ta phát triển mạnh về nền văn minh vật lý, nền văn minh thể lý, nền văn minh vật chất. Và vào thời điểm đó thì cái văn minh vật chất nó thế chỗ cho văn minh tâm linh, có nghĩa là người ta chỉ có biết làm việc tay chân, rồi cái gì mà có thể sờ đụng nhìn thấy ngửi nghe nếm. 

Còn có một giai đoạn mà văn minh nhân loại đi sang một chu kỳ khác, đó là chu kỳ tâm linh, chẳng hạn như thời Đức Phật, không có máy móc, điện toán, không có cơ khí công nghệ ghê gớm như hôm nay, đúng! Nhưng mà thời đó chúng sanh lại ở vào cái thời điểm phát triển cực kỳ hưng thịnh  bậc nhất của văn minh tâm linh, có nghĩa là thời đó cái chuyện mà người ta đắc Đạo, đắc thiền dễ như là trở bàn tay.

Trong Kinh nói chỉ cần một gợi ý nhỏ thôi, thì một đứa bé 7 tuổi cũng có thể đắc thần thông và có thể cỡi mây, đi mây về gió, hú mưa gọi gió, y như là một người lớn, dễ sợ như vậy. Thời Đức Phật, có những vị A-la-hán chỉ có 7 tuổi thôi, có những vị Sa di chỉ có 7 tuổi thôi! mà người ta đắc tới Lục thông, Tam minh, Tứ tuệ phân tích! 

Cho nên không có Định thế giới nó sẽ mịt mù là sao? Có nghĩa là không có Thiền Định thì chúng sanh chỉ biết hưởng dục, một ít trong số đó biết làm thiện thì sanh về dục thiên hay cõi người ít lâu, và khả năng phục hồi ở những người này kém hơn ở người có tu thiền. 

Khả năng phục hồi là sao? Trong Kinh nói thế này: một người mê hưởng dục lạc mà lại biết làm phước, thí dụ như biết bố thí, trì giới, phục vụ … thì được sanh trở lại làm người hoặc sanh về các cõi dục thiên, hưởng hết phước trở xuống là coi như mù mịt – trở xuống là mù mịt! bởi vì họ từ trong dục họ trở về dục – từ trong dục mà trở về dục! thì dầu là dục cao cấp trở về cái dục hạ đẳng, thì cũng quẩn quanh trong dục, cái khả năng phục hồi rất kém. 

Trong khi đó một người đắc thiền, mà họ sanh về cõi Phạm thiên xong rồi họ trở xuống đây, thì cái khả năng phục hồi nó cao hơn. 

Trong Kinh nói thí dụ như Ngài Ca-diếp, Ngài Ca-diếp trước khi Ngài gặp Đức Phật mình là Ngài từ trên Phạm Thiên sanh xuống, cho nên chuyện đầu tiên là sao? Ngài sanh ra là Ngài nghe cái mùi của sắc thinh khí vị xúc là Ngài đã muốn mửa rồi, Ngài nản lắm! Nó đặc biệt vậy, vì cái người đã từng ly dục bằng Thiền Định một thời gian dài, khi họ trở về đây, cái khả năng phục hồi ít ra cũng vài phần trăm. 

Còn riêng cái người không biết Thiền Định là gì, mà chỉ biết hưởng dục, thì mai này có tạo chút đỉnh công đức gì đó, rồi đi lên trên các cõi trời dục rồi trở về được sanh làm người, rồi hết tuổi thọ khi quay trở lại tiếp tục để mà tu hành để mà tiếp tục trở về dục thiên và nhân loại, thì cái khả năng này nó thấp dữ lắm! Nhớ nha! 

Cho nên chúng ta phải nhớ rằng không có Chư Phật ra đời thì không có Vipassana, mà nếu không có Vipassana thì toàn bộ Tam giới này chỉ còn trông cậy vào cái Samatha thôi! Cái người mà giữ giềng mối cho Tam giới này chính là các vị Phạm Thiên, chính các vị đó thỉnh thoảng xuống và còn phải thuyết Pháp cho các cõi Dục Thiên mà ! Nhớ nha, các vị phải nhớ nha! Khi mà các cõi Dục Thiên thắc mắc cái gì đó, trong Chú Giải ghi: Một vị trời Dục Thiên mà thắc mắc, họ có nhiều chỗ họ hỏi, nếu có Chư Phật thì hỏi Chư Phật, không thì họ hỏi các vị Thanh Văn, không nữa thì họ đi hỏi những người được nghe Pháp từ các vị Thanh Văn từ Đức Phật, còn không nữa họ sẽ hỏi những vị Thiên tử đã từng nghe Pháp và cuối cùng không có ai thì họ sẽ hỏi những vị Phạm Thiên mà thỉnh thoảng lui tới, bởi vì sao? Vị Phạm Thiên tuổi thọ của họ lâu, họ có khả năng gặp Phật, gặp Thánh nhiều hơn là Dục Thiên! Và đồng thời cái huệ căn của họ cũng sâu dày hơn. Cho nên phải nói chính cái lớp người tu tập Thiền Định họ là huynh trưởng của Tam giới, họ là cái người giữ cái giềng mối cho Tam giới, họ là người duy trì cái trật tự ở Tam giới!

Hồi đó tới giờ người Phật tử mình không học Giáo Lý, mình cứ tưởng cái gì cũng hồi hướng cho Đế Thích, cho Tứ Thiên Vương, đúng! mấy vị đó gần mình nhất, nhưng mà nói cái tầm xa, thì phải nói chính là những vị Phạm Thiên. Trong Kinh nói có nhiều kiếp trong quá khứ, có những vị vua tà kiến trong cái thời mà không có Giáo Pháp, thì cũng phải nhờ Phạm Thiên họ biết đường họ xuống họ nhắc cho, thí dụ như có những vị Phạm Thiên mà họ sống tới mấy ngàn tuổi trái đất, thì họ đã gặp biết bao nhiêu Phật! 

Cho nên cái Giáo Pháp ở dưới mình thì mờ nhạt, nhưng mà lên tới cõi Phạm Thiên, trên đó Phật Pháp người ta đang thịnh cực kỳ trên đó! 

Giáo Pháp của mình trãi qua 5000 năm ở dưới cõi nhân loại không còn ai hết, nhưng mà ở trên cõi Đao Lợi, Đâu Suất vẫn còn. Nhưng khi Đao Lợi, Đâu suất không còn người biết Phật Pháp nữa, thì lúc đó trên cõi Phạm Thiên vẫn còn, cõi Phạm Thiên thấp không còn người biết thì cõi Phạm Thiên cao vẫn còn, nhớ nha! Cái đó quan trọng lắm, cho nên cái câu cuối cùng chủ chốt là ở đây: Khi đã lâu không còn Phật pháp được biết đến ở cõi dục, thì các cõi Phạm Thiên vẫn còn có Thánh nhân. Nhớ chỗ này, quan trọng lắm! 

Cho nên cái Định quan trọng lắm, mà Ngài Xá-lợi-phất là tiêu biểu cho Tuệ Học và Ngài Mục-kiền-liên là ngọn cờ biểu trưng cho Định Học, mặc dù cả hai đều hoàn tất Tam Học như nhau. 

Nhưng mà hồi nãy tôi nói rồi: tất cả những vị đệ tử có biệt hạnh của Đức Phật gom lại thành ra một bức tranh Chánh Pháp hoàn hảo. 

Chứ không phải mình tách từng hạnh ra mình nói: Cái hạnh này tui hổng có thích, thí dụ như có vị thì thích hạnh Thiên nhãn có cặp mắt nhìn tùm lum, đã thiệt! có vị nói hông, tui khoái hạnh Túc mạng thông nhớ nhiều đời, đã hơn! có vị nói không, tôi khoái hạnh Tài lộc, (không sợ) đói, đi đâu cũng được món ngon vật lạ hết, còn mấy người thiếu phước là bị vật lạ nhiều hơn món ngon! rồi có vị thích hạnh (đệ tử) đông, thích hạnh Chư Thiên ái kính … 

Nhưng mà riêng một người mà cẩn trọng đọc Giáo Lý với cái nhìn bao quát, thì tình hình nó khác đi nhiều lắm, tất cả biệt hạnh của các vị Đại Đệ Tử gom lại thì sẽ thành ra một bức tranh chung cho Chánh Pháp. 

Ngài Mục-kiền-liên nhiều đời và rất nhiều đời tu tập thiền định, vì sao? Vì từ cái lần (nguyện) trở thành đệ nhất thần thông, thì kể từ khi nguyện xong, cái duyên nó giục khiến người này sanh ra là cứ theo đuổi cái hạnh của mình mà trau dồi ba-la-mật! Sau khi mà phát thệ cái biệt hạnh nào đó thì cái vị Bồ Tát Thanh Văn cứ miệt mài theo đuổi để trau dồi cái biệt hạnh đó, cho đến khi nào mà Đạo Nghiệp cáo thành thì thôi! 

Sẵn ở đây tôi nói thêm một chuyện nữa, có một chuyện hết sức là đặc biệt, là trong Kinh Duy ma của Bắc tông thì mạt sát Ngài Xá-lợi-phất, coi Ngài Xá-lợi-phất là một em bé dốt nát, đần độn!! Đi đến nhà ông Duy-ma mà hỏi mấy câu rất là ngớ ngẩn, sắp tới giờ cơm mà ông hỏi: Ủa trưa nay nghe nói nhiều vị Bồ tát mahatát tới, rồi ở đây liệu có lo cơm nỗi hay không? Câu thứ 2: Nghe nói hôm nay có nhiều vị Phật, Bồ tát mahatát tới, rồi chỗ đâu mà ngồi? Một vị Lục thông đệ nhất trí tuệ, huynh trưởng của Thinh Văn mà đi hỏi những câu cực kỳ ngờ ngẩn như vậy! Đó là điều đặc biệt thứ nhất mà bên Bắc truyền mạt sát cái Người Đệ Nhất Trí Tuệ, đệ nhất trí tuệ thì họ đẩy xuống sình! đó là cái lạ thứ nhất. 

Cái lạ thứ 2, theo Kinh điển Nam Truyền, thì hai vị Đại Thanh Văn  nếu mà nói về đại hiếu thì phải nói Ngài Xá-lợi-phất, còn Ngài Mục-kiền-liên là một tấm gương về sự bất hiếu (nói cái quá khứ). Có nghĩa là tại sao Ngài Mục-kiền-liên Ngài viên tịch? Là bởi vì Ngài bị ngoại đạo thuê người ám sát, Ngài biết đó là nghiệp, nên Ngài không dùng thần thông để Ngài tránh. Mà tại sao Ngài bị 500 sát thủ nó bầm như tương? là tại sao? Là bởi vì hai lần trước Ngài đang ngồi thiền, khi biết có người nhiễu hại mình, Ngài dùng thần thông một lần Ngài đi trổ nóc Ngài đi mất, một lần xuyên qua lổ khóa Ngài đi mất, nhưng đến lần thứ 3 Ngài biết đây là cái nghiệp khi xưa giết cha, giết mẹ, bây giờ đến lúc nó trổ rồi, nên Ngài ngồi yên Ngài chịu, Ngài chú nguyện một chuyện đơn giản thôi: Bầm thì cứ bầm, chặt thì cứ chặt, nhưng một ít sắc pháp, một ít máu thịt còn vương vãi đâu đó đủ để làm Sắc Ý Vật cho Tâm ta là được rồi! Tức là Ngài chỉ chú nguyện là bầm thì bầm, chặt thì chặt, nhưng mà chỉ cần một ít xương thịt vương vãi đâu đó thì hãy là cái chỗ cho Ý Vật của ta nương là được rồi! Chú nguyện như vậy xong thì sao? Nên nhớ chuyện này chỉ có một mình Đệ nhất thần thông Mục-liên Maha Tôn Giả mới làm được thôi! chứ không có ai mà có cựa để rờ vô cái vụ này đâu! chỉ có Maha Mục-liên Đệ Nhất Thần Thông Tôn Giả mới làm được chuyện này, có nghĩa là khi Ngài chú nguyện như vậy rồi, nghĩa là bầm thì bầm, chặt thì chặt, chỉ cần một ít xương thịt vương vãi cho Ý Vật ta có chỗ nương là được rồi! Ý Vật là một ít sắc pháp cho cái tâm nó nương, thì sau đó Ngài dùng hoàn trở lại, y cũ, nhưng mà tạm thời thôi! 

Ngài vào Ngài lạy Đức Phật: 

– Bạch Thế Tôn, đây là lần cuối con phải đi rồi! Thuở xưa 1 a-tăng-kỳ trước, con đã quỳ dưới chân Đức Phật Anomadassì, và nguyện gặp Đức (Thế Tôn), trong chừng (ấy ngày) tháng sanh tử, con đã huân tu ba-la-mật để gặp Thế Tôn, và hôm nay cái nguyện xưa đã viên mãn, con đã theo hầu Thế Tôn (44 …) bây giờ chiều nay con đến xin phép và từ tạ Thế Tôn con ra đi. 

Đức Phật chỉ dạy rằng:

– Làm cái gì ngươi nghĩ là hợp thời, đúng thời thì cứ làm. Thôi thì dầu sao ngươi cũng là một trong hai người huynh trưởng của Chúng Tăng, trước khi đi, thuyết Pháp cho người ta đi, cho người ta thấy cái sở chứng, sở học, sở đắc của ngươi một chút xíu đi! 

Ngài nghe vậy, Ngài lạy Phật, Ngài dùng thần thông, Ngài thuyết Pháp, Ngài ngồi lơ lửng thuyết Pháp trùng trùng như sóng trùng khơi, thuyết Pháp xong xuôi rồi quỳ lạy Phật lần cuối, rồi lui ra biến mất. Đêm đó về níp bàn ở Kàlasilà. Rồi 7 ngày sau đám tang của Ngài do Đức Thế Tôn đích thân quang lâm đến, chư thiên làm hoa, mưa hoa đổ xuống ngập qua khỏi đầu gối sực nức cả một vùng, đây được xem là (đăng) thứ hai, hoành tráng bật nhất trong lịch sử Phật Giáo! khiếp như vậy!

Cái hiếu hạnh của Ngài Xá-lợi-phất là sao? Có một lần Ngài Xá-lợi-phất buổi chiều Ngài đang ngồi ở trong hương thất giữa rừng, bằng Thiên nhĩ Ngài nghe tiếng nói của chư thiên, Ngài nghe tiếng nói là: 

– Hãy cho tôi vào gặp Ngài, tôi là mẹ cũ của Ngài kiếp xưa. 

Đó là tiếng nói của một con ngạ quỷ, thì tiếp theo Ngài nghe tiếng nói của các vị Thần Hộ Pháp: 

– Không! Tôn Giả đang nhập định, đừng làm phiền Tôn Giả, ngươi không có thích hợp có mặt ở đây đâu. 

Thì Ngài nghe như vậy, Ngài lập tức biết liền, Ngài lên tiếng: 

– Hãy để cho bà ấy vào, bà ấy là mẹ cũ của ta cách đây 5 kiếp, hãy cho ta gặp bà ấy, hãy để bà ấy gặp ta! 

Khi Ngài lên tiếng như vậy thì vị Thọ Thần tránh qua một bên, con ngạ quỷ đó là một xác nữ, gầy ốm, xanh xao, dị dạng, khó nhìn, thì gặp Ngài mới nói: 

– Bây giờ con đói khổ quá, cái người có thể cứu được con, có mình Ngài thôi, con nghĩ vì Ngài nổi tiếng là đệ nhất về hạnh tri ân. 

(chuyện về hạnh tri ân của Ngài Xá-lợ-phất:) … già mà coi như hết pin, hết điện, mà cúng cho Ngài … về sau đi tu không ai nhận, mà Ngài nhận, Chư Tăng hỏi vì sao mà ai cũng chê, mà Ngài nhận? thì Ngài nói:

– Có 2 lý do mà tôi nhận, thứ nhất tôi thấy ông này sẽ trở thành đệ nhất Thanh Văn, ông có biệt hạnh Thanh Văn, chứ không phải xác phàm; thứ hai cái ơn của người ta cái thuở ông còn khỏe mạnh ông cúng cho tôi giá cơm , nhờ giá cơm đó tôi được no một buổi, thì giờ đành lòng nào thấy người ta tuổi già mà không có chỗ dựa, làm sao tôi đành lòng! Dễ sợ như vậy.

Thì bà nói: 

– Ngài là người đệ nhất về cái hạnh tri ân, thì con nghĩ là Ngài cứu được con. 

Thì Ngài nói: 

– Được rồi, ngày mai ta mới giúp được. 

Sáng hôm sau, Ngài mới đi bát, Ngài lấy thực phẩm đem về cúng dường cho Chư Tăng, nên nhớ Ngài không còn gieo nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, nhưng mà Ngài vẫn làm cái việc bố thí bằng tâm duy tác của vị A-la-hán, làm không để lại quả báo, Ngài đem cái bình bát thực phẩm Ngài đem về cúng dường cho Phật và Chư Tăng, rồi họ mới hồi hướng cho cái người mẹ quá khứ, và trong vòng 3 seconds thôi, cái kim gió đồng hồ chưa giáp, cái giây thứ tư là bà lập tức sanh thiên, trở thành một vị tiên nữ thiên kiều bá mị, tuyệt sắc giai nhân, hào quang chói lòa! Khiếp chưa! 

Chưa hết đâu, khi Ngài 80 tuổi, thấy theo thông lệ Chư Phật ba đời, thì Đại Thanh Văn phải níp bàn trước vị Bổn Sư, cho nên Ngài vào lạy Phật xong rồi, Ngài về Ngài nghĩ: Bây giờ Ràhula đã tịch trên cõi trời, Annà Kondanna tịch trong núi với bầy voi rừng, còn ta, ta tịch ở đâu? À thôi, ta thấy có một chỗ thôi phải về đó là gặp mẹ, mẹ ta là mẹ của 7 vị La-hán, vậy mà giờ này bà vẫn còn tà kiến. Và Ngài thấy rằng bà có duyên đắc Tu-đà-hườn và người độ cho bà phải là Ngài chứ không phải ai khác. Thế là trong buổi chiều đó lạy Phật xong, Ngài trở về làng xưa, và mẹ Ngài là một nữ đại gia, nữ doanh nhân triệu phú, sau khi bà sắp xếp chỗ nghỉ đêm cho 500 Tỳ-kheo, xong rồi bà dọn riêng cái phòng của Ngài Xá-lợi-phất, mà bà vẫn để dành đó trong 84 năm qua, dễ sợ chưa! Bà năm đó 120 tuổi, bà vẫn để cái phòng 84 năm qua, từ ngày con bỏ nhà đi tu, bà để đó hoài, cứ quét dọn, quét dọn, chưng hoa, chưng hoa, quét dọn, quét dọn, chưng hoa, rèm cửa củ kỹ thay cái khác, nệm trải còn … thay cái khác, cứ vậy chờ con 84 năm trời, bây giờ con 84 tuổi con về, thì bà vẫn dọn lại cho nằm ngủ trong căn phòng mà ngày xưa bà đã sanh Ngài, lâm bồn trong đó. 

Về suốt đêm đó là Chư Thiên, Đế Thích, Phạm Thiên xuống hầu liên tiếp, là vì Ngài bị kiết máu, trong Kinh nói kiết máu, hết bô này đem ra, là bô khác đem vào. 

Rạng sáng bà mẹ vào hỏi: 

– Suốt đêm phòng con sáng lòa là sao? 

Ngài nói Phạm thiên vào hầu, thì bà hỏi: 

– Trời đất, mẹ thờ Phạm thiên một đời, mà bây giờ Phạm thiên xuống hầu con là sao? 

Ngài chỉ nói rằng: 

– Mẹ tưởng tượng đi, Phạm thiên mà xuống hầu tôi, thì Bậc Đạo Sư còn cỡ nào nữa! Cỡ này mà Phạm thiên còn xuống hầu, thì Bậc Đạo Sư còn như thế nào nữa!

Bà nghe bà hoan hỷ quá, Ngài thuyết cho bà nghe về Bốn Đế, lập tức bà đắc Tu-đà-hườn. Khi đó Ngài mới quay qua Ngài hỏi Ngài Cunda em ruột: 

– Bây giờ là canh mấy? 

Ngài Cunda nói: 

– Dạ canh cuối. 

Ngài mới nói: 

– Các sư đệ nghe nè, mấy chục năm qua, anh em sống chung với nhau, tôi có làm cái gì, nói cái gì mà anh em không vui, hãy bỏ qua cho tôi, bây giờ tôi đi.

Và đây là câu nói cuối cùng: Các hành là vô thường, ở lại tinh tấn, chớ có dễ ngươi! Nói xong Tôn Giả Đệ Nhất Trí Tuệ, người đứng sau Bậc Đạo Sư, đã lấy chéo y che mặt mình lại, rồi nhập Thiền, xuất Sơ, nhập Nhị, xuất Nhị, nhập Tam, xuất Tam, nhập Tứ, nhiều lượt như vậy, cuối cùng xuất khỏi Tứ thiền lần cuối, chấm dứt hơi thở, và vĩnh viễn ra đi. Địa cầu rung động! Đó là Ngài! phải nói là Nam mô Đại hiếu Xá-lợi-phất, là như vậy đó!

Bên Bắc tông sửa lại là Ngài Mục-kiền-liên.

Còn Ngài Mục-kiền-liên là sao? Ngài Mục-kiền-liên phải nói là nhân vật số hai trong Thanh Văn, đúng! Nhưng mà tại sao hồi nãy tôi có ghi một câu rất là dễ hiểu lầm đó là: chuyện về Ngài Mục-kiền-liên lại là một cái gương xấu là sao? Người mình bất cẩn thì nghe nói gương xấu mình coi thường, thật ra gương tốt là để người ta bắt chước, mà gương xấu là để người ta tránh!! 

Thì tại sao mà Ngài Mục-kiền-liên bị người ta bầm như tương, là tại sao? Là vì kiếp xưa Ngài đã có một kiếp tiền thân sợ vợ, Ngài có cha mẹ già mù lòa, mà cái cô vợ này tánh tình trời ơi đất hỡi, không có chỗ nào xài được, cứ phải nuôi cha mẹ chồng mù lòa, bà khó chịu lắm, bữa đó Ngài Mục-kiền-liên đi vắng nhà, bà mới lấy cơm bà rãi đầy nhà hết, rồi Ngài Mục-kiền-liên về, mới kêu trời … bà đổ thừa, bà nói: Hai ông bà đó, em dọn bữa ăn rồi, rồi bày biện quăng ném giục như vậy đó! em chịu sao nổi? Ngài Mục-kiền-liên nghe như vậy nổi cơn lên, thương vợ quá, bèn đem ông bà vào trong rừng, nói: Bữa nay đi chơi nha ba má! Nhưng vào tới rừng rồi Ngài lấy khăn bịt miệng, Ngài giả giọng, giả làm ăn cướp, hò hét, rồi Ngài đánh đập hai ông bà, thì hai ông bà mù lòa đâu có biết gì đâu, bị con nó đánh hết đòn này tới đòn khác thì hai ông bà cứ nói: Con ơi con, con chạy đi, má già rồi, chết cũng không sao, con còn trẻ, thôi con chạy đi con! Thì Ngài là cùng một lúc giả hai giọng, một giọng thì ba ơi, má ơi, còn một giọng thì: đập cho mày chết, cho mày chết, cho mày chết, già hổng chịu chết! Mà cứ như vậy, Ngài đánh hai ông bà, có chỗ nói là đập đến chết, còn có chỗ nói là nghe thương quá, đem về nuôi tiếp. 

Nhưng mà dầu đem về nuôi tiếp hay là đập chết luôn tại chỗ, thì đã là đại trọng nghiệp rồi, quý vị biết không? Vì đó là hai sinh thành mà họ đang sống ở trong Từ vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm với mình mà quý vị! Từ Bi với mình mà! 

Cho nên là vì cái tội mà nghịch thiên bội địa đó, Ngài chết rồi Ngài bị đọa địa ngục, và đời đời sanh ra là cứ quởn quởn là bị chết thảm, rảnh rảnh là bị chết thảm, cuối cùng kiếp chót là Đệ Nhất Thần Thông La-hán, vậy đó mà cũng phải viên tịch cái kiểu không được đẹp lắm! 

Mà không hiểu vì đâu mà Bắc tông họ lại thay đổi người chung, họ lại biến Ngài thành Mục-liên, kể Ngài thành Mục-liên đại hiếu, mà vui nhất đó là Lục Thông mà khi thấy mẹ bị đọa lại đem cơm của loài người tới cho mẹ ăn, là sao? Một người học Đạo sơ sơ cũng đã biết là cái loài nào ăn thức nấy, chứ làm sao mà đem cơm loài người mà vắt cho ngạ quỷ nó ăn, là thấy lạ rồi. Cái lạ thứ hai, mẹ không ăn được, Ngài bèn khóc, La-hán mà còn khóc! Cái lạ thứ ba, khi cứu mẹ không được thì không nghĩ ra cách nào hết, bèn chạy về hỏi Phật, đó là cái lạ thứ ba. 

Thứ nhất là đem cơm của loài người cho chúng sanh ở địa ngục ăn! 

Cái lạ thứ hai là thấy mẹ ăn không được, bèn khóc! 

Và cái lạ thứ ba là không biết phải làm sao để cứu mẹ!

Chứ còn bên Nam Tông thì nói rất rõ ràng! Nghĩa là vị Lục Thông thì làm gì không biết? Mà không biết vì lý do nào mà họ ém cái vụ mà Ngài Xá-lợi-phất là Đại Trí, Đại Hiếu, mà họ mới đẩy Ngài xuống cái hàng gọi là ngô nghê, ngốc ngếch. Còn Ngài Mục-kiền-liên thì họ đẩy trở ngược lại cái thế đại hiếu Mục-liên, thì cái chỗ này để cho quý vị tự xét!

ng thì nói rất rõ ràng! Nghĩa là vị Lục Thông thì làm gì không biết? Mà không biết vì lý do nào mà họ ém cái vụ mà Ngài Xá-lợi-phất là Đại Trí, Đại Hiếu, mà họ mới đẩy Ngài xuống cái hàng gọi là ngô nghê, ngốc ngếch. Còn Ngài Mục-kiền-liên thì họ đẩy trở ngược lại cái thế đại hiếu Mục-liên, thì cái chỗ này để cho quý vị tự xét!

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app