Các tầng thánh đạo cao hơn

Hôm qua chúng ta nói về A Na Hàm hay Bất Lai, tầng thánh thứ ba của sự giác ngộ. Khi một vị đạt đến tầng thánh nầy, Ngài diệt trừ được mọi dục lạc giác quan và sân hận. Ngài không còn ham muốn bất cứ vật gì trên thế gian, và không còn kinh nghiệm oán ghét, sân hận hay sợ hãi. Thế nên A Na Hàm gần giống như A la Hán.

Nhưng vẫn còn năm thằng thúc phải được tiêu diệt. Vị A Na Hàm còn ham muốn duyên theo cảnh sắc giới rupavacara, và vô sắc giới arupavacara. Nghĩa là Ngài còn ham thích cảnh trời sắc giới có cả tâm và thân, và cảnh trời vô sắc giới không có thân, chỉ có tâm mà thôi. Ngài còn mong muốn duyên theo hai cảnh giới trên, và muốn tái sanh vào hai cảnh ấy.

Vị A Na Hàm vẩn còn ngã mạn, mana, dù rất nhẹ nhàng và rất ít. Ngã mạn ở đây không phải do tà kiến, cái “ta”. Nhưng vì Ngài tận diệt thân kiến đã lâu, ngã mạn không phải do thân kiến. Tuy nhiên Ngài vẩn còn nó—có thể ngã mạn nơi chính bản thân, trong nghĩa của “Tôi biết, tôi thấy.”

Ngài vẩn còn phóng dật. Phóng dật ở đây có nghĩa là tâm không thể nằm đúng yên trên đề mục thiền.

Tuy sư phóng dật hay bất an vẩn còn ở vị bất lai, nó rất yếu ớt và mỏng manh. A Na Hàm là những vị hoàn mãn sự định tâm samadhi, nghĩa là tâm định rất mạnh. Tuy phóng dật là ngược lại với định, vị A Na Hàm không thể tận diệt nó hoàn toàn. Nhưng sự phóng dật còn lại rất yếu, và sự phóng dật nầy ở tâm chớ không phải ở thân.

Vị A Na Hàm vẫn còn thằng thúc của vô minh, avijja. Cho rằng vị A Na Hàm còn vô minh có vẻ bội bác. Nhưng đây không phải là vô minh của người phàm hay của vị Tu Đà Huờn hoặc Tư Đà Hàm. Có thể sự vô minh của Ngài do sự không biết trạng thái thực sự của cảnh sắc giới và vô sắc giới, những cảnh mà Ngài còn muốn tái sanh vào. Cho nên Ngài còn có một chút vô minh. Thực sự A Na Hàm có rất ít ô nhiễm còn lại, cho nên phần nhiều các Ngài tái sanh nơi cảnh trời Phạm thiên.

Có hai mươi cõi Phạm thiên, một trong những cõi đó chỉ có thân mà không có tâm, và bốn cảnh khác chỉ có tâm mà không có thân. Mười lăm cảnh còn lại thuộc về cảnh trời, ở cảnh đó có cả hai thân và tâm. Trong mười lăm cảnh trời nầy, năm cảnh cao nhứt gọi là Tịnh cư thiên, cảnh trời Phạm thiên hay cảnh trời của những chúng sanh trong sạch. Đã đạt được tầng thánh thứ ba của sự giác ngộ, vị A Na Hàm đã tận diệt nhiều ô nhiễm và không còn ham muốn ái dục. Các Ngài là những bậc trong sạch cho nên tái sanh ở những cảnh trong sạch ấy. Chỉ có những vị đạt được các tầng thiền vắng lặng mới có thể tái sanh nơi cảnh trời Phạm thiên, Tịnh cư thiên.

Nhưng còn những vị đắc A Na Hàm nhưng không có đắc các tầng thiền? Có những vị đạt đến tầng thánh của A Na Hàm mà không đạt được các tầng thiền vắng lặng. Các vị A Na Hàm nào đã đạt được sự hoàn mãn của tâm định, các Ngài nhứt định đạt được các chi thiền vắng lặng trước khi chết hay khi sự chết gần kề. Cho nên các Ngài phần nhiều tái sanh trong năm cảnh giới trời Tịnh Cư thiên. Sau khi một vị trở nên A Na Hàm, Ngài có thể hưởng lại quả giải thoát, nhập diệt thọ tưởng định của A Na Hàm khi muốn, vì Ngài đã đạt đến tầng thánh nầy rồi.

Đại Đức Mahakotthika hỏi, “Hiền huynh Xá Lơi Phất, vị tỳ khưu Bất lai phải cẩn trọng quán sát những gì?

Câu trả lời cũng giống như của vị Nhập lưu và vị Nhứt lai. Đại Đức Xá Lợi Phất trả lời, “Hiền huynh Kotthika, vị tỳ khưu là Bất lai phải cẩn trọng quán sát ngũ uẩn đối tượng của sự dính mắc là vô thường, là khổ…là vô ngã. Khi vị tỳ khưu là Bất lai quán sát ngũ uẩn đối tượng của sự dính mắc, vị nầy sẽ đạt được quả của A La Hán.”

Vị A Na Hàm hành thiền trên ngũ uẩn thủ, Ngài sẽ đạt được A La Hán Quả và trở thành A La Hán. Ngay cả vị A Na Hàm cũng phải hành thiền để đạt đến tầng thánh tức là quả vị A La hán. Khi vị A Na hàm hành thiền để hưởng quả vị giải thoát thì không khó. Nhưng khi Ngài muốn đạt đến tầng thánh A La Hán qua sự hành thiền minh sát, Ngài phải qua những giai đoạn của minh sát.

Khi Ngài đạt đến tầng thánh A La Hán, Ngài có thể tận diệt tất cả những ô nhiễm còn lại hay những thằng thúc còn lại. Cho nên trở thành A La Hán, Ngài không còn một ô nhiễm nào cả. Có vài ô nhiễm đã được tận diệt trong tầng thánh thấp hơn, và năm thằng thúc còn lại được diệt trừ khi đắc quả A La Hán. Một vị A la hán tâm hoàn toàn trong sạch mọi ô nhiễm. Thế cho nên Ngài không thể nào dính mắc vào vật gì cả; không thể sân khi bị khiêu khích, không thể đố kỵ hay ganh tị, vân vân…

Một vị A La Hán được mô tả trong kinh và trong Vi Diệu Pháp, là vị đã diệt tận phá hủy mọi “vết bợn nhơ”, là vị không còn ô nhiễm nơi tâm. Ngài là vị đã hành thiền và đạt đến tầng thánh A La Hán, đã sống cuộc đời phạm hạnh. Để sống cuộc đời phạm hạnh, phải hoàn toàn trong giới hạnh; phải hành thiền, và phải đạt đến trạng thái giải thoát mọi ô nhiễm.

Một vị A La Hán được diễn đạt là vị sống đời phạm hạnh, đã hoàn tất những việc phải hoàn tất. Người thường và những vị đắc quả thấp hơn cũng được gọi là những vị đang làm những việc phải làm. Họ đang cố gắng để đạt sự chứng ngộ, và đang làm những gì phải làm để đạt đến trạng thái ấy.

Vị A La Hán đã đạt đến tầng thánh cao nhứt, và đã làm những gì phải làm để đạt đến sự thanh lọc tâm hoàn toàn, đạt đến tầng mức cao nhứt của sự chứng ngộ. Vị nầy không còn làm gì nữa cho mục tiêu giác ngộ. Ngài được diễn tả là vị đã làm những gì phải làm. Và Ngài là vị đã đặt gánh nặng xuống rồi.

Các uẩn được diễn tả như gánh nặng vì khi dính mắc vào chúng, chúng như là một gánh nặng. Phải lo cho chúng, phải nuôi dưỡng chúng, phải săn sóc chúng hằng ngày.

Như mang một gánh nặng khi dính mắc vào ngũ uẩn. Những ô nhiễm cũng gọi là gánh nặng vì chúng gây gánh nặng của ngũ uẩn

Nghiệp cũng được gọi là gánh nặng. Khi nào còn nghiệp sẽ còn tái sanh mãi mãi. Nghĩa là sẽ khổ mãi mãi vì gánh nặng của năm uẩn. Những người nào chưa tận diệt những ô nhiễm, thì sẽ mang gánh nặng mãi trong mỗi khoảnh khắc. Trong những ô nhiễm, tham ái và si mê là cội nguồn của mọi sự hiện hữu. Vị A La Hán tận diệt hoàn toàn mọi ô nhiễm, Ngài vứt đi cái gánh nặng nề của các uẩn, của ô nhiễm và nghiệp.

Vị A La Hán được mô tả là đã đạt được mục đích của mình để trở thành A La Hán—đó là mục tiêu của hầu hết các nhà sư và các vị tầm đạo trong Phật giáo. Theo giáo lý Nguyên Thủy, không phải mọi người đều có thể thành Phật. Nhưng A La Hán Quả rất thực tế, và không quá khó khăn như con đường đến Phật Quả. Thế nên một người đã đạt được quả A La Hán có thể nói rằng vị nầy đã đạt được mục đích của vị ấy.

Vị A La Hán được mô tả là vị mà những dây trói buộc (thằng thúc) của kiếp sống đã được chặt đứt hoàn toàn. Có mười dây trói buộc như ái dục, sân hận, kiêu mạn vân vân…Chúng được gọi là dây trói buộc vì chúng trói buộc chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi, và nối tiếp kiếp nầy với kiếp khác. Cho nên khi nào mà còn nuôi dưỡng những dây trói buộc, thì sẽ còn chịu đựng một chuỗi dài của tái sanh luân hồi. Nhưng một vị A La Hán, đã tận diệt tất cả mười thằng thúc trên, được tự do—Ngài không còn bị trói buộc vào vòng tái sanh luân hồi.

Vị A La Hán được diễn tả là một vị được hoàn toàn giải thoát qua sự hiểu biết chân chánh. Nghĩa là Ngài có chánh kiến về uẩn, xứ, đại, và Tứ Diệu Đế. Ngài hiểu rằng các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã. Ngài hiểu đúng như vậy. Khi sự hiểu biết nầy tròn đủ, Ngài trở thành vị A La Hán, hoàn toàn giải thoát khỏi những ô nhiễm và sẽ không bao giờ tái sanh trong cảnh luân hồi.

Sự mô tả vị A La Hán được tìm thấy ở rất nhiều kinh điển. Do những sự giảng giải nầy, ta biết rằng vị A La Hán là vị đã đạt đến tầng giác ngộ cao nhứt do sự tận diệt mọi ô nhiễm, và không còn tái sanh. Ngài đã làm những gì phải làm, và không còn gì phải làm đối với mục tiêu đạt giác ngộ. Vị nầy làm gì sau khi Ngài trở thành A La Hán? Về hưu chăng?

Đại Đức Mahakotthika muốn có câu trả lời câu hỏi nầy, cho nên Ngài đặt câu hỏi đó cho Đại Đức Xá Lợi Phất, và câu trả lời như sau “Vị tỳ khưu là A La Hán phải cẩn trọng quán sát ngũ uẩn thủ là vô thường, khổ, vô ngã.” Câu trả lời nầy lập đi lập lại như ta thấy. Hành giả thường quán sát ngũ uẩn thủ là vô thường vân vân… Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm phải thực hành như thế để đạt đến tầng thánh cao hơn.

Đại ĐứcXá Lợi Phất nói tiếp: ‘Đối với vị A La Hán không có gì để làm hơn thế đó cả, và không có sự lập lại những gì mà Ngài đã làm.Tuy nhiên, khi những sự quán sát ngũ uẩn được phát triển và vun bồi, chúng sẽ mang đến sự an lạc trong đời sống, đến chánh niệm, tỉnh giác.”

Thế nên những lợi ích mà một vị A La Hán được hưởng do sự quán sát năm uẩn là vô thường vân vân…, gồm có chánh niệm, tỉnh giác và một đời sống an lạc.Nghĩa là sau khi trở thành A La Hán, Ngài hưởng được lợi lạc do sự hành thiền minh sát. Cho nên đừng nghĩ rằng nếu trở thành A La Hán, ta có thể nghỉ hay không hành thiền nữa. Đó là một sự thực hành suốt trong cuộc đời. Các vị A La Hán vẫn tiếp tục hành thiền sau khi đắc quả vị A La Hán.

Vì hai mục đích. một là để có được một sự sống an lạc, hai là để phát triển chánh niệm và tỉnh giác. Mục đích thứ nhứt mà các vị A La Hán có trong tâm khi hành thiền minh sát là để sống một đời sống hạnh phúc và an lạc.

Có phải như vậy nghe quá thường tình?

Nên nhớ rằng các vị A La Hán luôn luôn coi cuộc đời nầy như một nhà lửa—luôn bóc cháy bởi sanh, già, bịnh, chết, vân vân…Các Ngài không bao giờ thoải mái sống trong đời nầy. Các Ngài muốn tránh xa nó càng xa càng tốt. Nhưng các Ngài vẩn sống và không thể trốn tránh nó. Cho nên để được kinh nghiệm vài sự an vui và an lạc, các Ngài lấy Niết Bàn làm đối tượng của thiền minh sát.

Niết Bàn rất an lạc, cho nên tâm lấy Niết Bàn làm đối tượng, tâm rất được an lạc.

Khi nghĩ đến những gì an lạc, ta cũng trở nên an lạc. Cùng thế ấy, khi tâm của các bậc A La Hán lấy Niết Bàn làm đối tượng, các Ngài kinh nghiêm sự an lạc vô biên và các Ngài trân trọng nó vô cùng. Cho nên khi nào được, các Ngài nhập vào trạng thái hạnh phúc của diệt thọ tưởng định, trong đó tâm lấy Niết Bàn làm đối tượng, và ở trong trạng thái đó bao lâu tùy ý muốn. Các Ngài có thể ở trong trạng thái đó từ một ngày cho đến bảy ngày, thời gian tối đa mà chúng sanh có thể sống thoải mái không cần thức ăn.

Cho nên các bậc A La Hán có thể nhập vào diệt thọ tưởng định trong bảy ngày để hưởng an lạc của Niết Bàn. Đây không phải là sự hưởng thụ tìm thấy ở trong thú vui của dục lạc. Nhưng đây là sự thụ hưởng bực nhứt, sự thụ hưởng của sự an bình tĩnh lạc. Do mục đích nầy, các Ngài hành thiền minh sát, vì nếu muốn nhập diệt thọ tưởng định, rất cần thiết phải hành thiền minh sát.

Không có thiền minh sát, thì không thể hưởng quả giải thoát.

Mục đích khác mà các vị A La Hán hành thiền là để giữ chánh niệm và duy trì sự tỉnh giác. Chúng ta có thể nghĩ là các Ngài luôn luôn chánh niệm và không cần làm gì thêm để giữ chánh niệm và duy trì sự tỉnh giác. Nhưng sau khi trở thành A La Hán, các Ngài vẫn hành thiền vẫn tinh tấn giữ chánh niệm và duy trì sự tỉnh giác.

Có hai hạng A La Hán—các vị luôn luôn sống với chánh niệm, và các vị không có chánh niệm. Tuy chúng ta muốn nghĩ rằng tất cả các vị A La Hán đều thực hành chánh niệm, nhưng có vài vị không thực hành nhiều như lúc trước. Có vị được đề cử lo việc trông coi công việc sửa chữa tu viện, chăm lo y bát cho chư tăng hay là phải làm nhiều Phật sự khác. Các vị không thể chối từ chấp tác, làm những phật sự của một nhà sư. Thế nên khi các Ngài bận bịu với những trách nhiệm, các Ngài không thể để nhiều tâm trí trong việc hành thiền.

Hai hạng A La Hán trên khác nhau ở chỗ nào? Đối với các vị A La Hán có mục đích duy trì chánh niệm và tỉnh giác nhập vào diệt thọ tưởng định không khó khăn gì.

Các Ngài giữ chánh niệm và tỉnh giác có thể nhập vào trạng thái nầy một cách dễ dàng vì các Ngài luôn luôn giữ chánh niệm và tỉnh giác.

Nhưng những vị không thể hay không thực hành chánh niệm nhiều không thể nhập diệt thọ tưởng định một cách dễ dàng. Theo Đại Đức Xá Lợi Phất, tuy rằng tất cả mọi người đều phải quán sát ngũ uẩn thủ trong mọi giờ giấc, có hai hạng A La Hán–những vị luôn luôn sống với chánh niệm, và những vị không sống với chánh niệm.

Vi A La Hán được mô tả là vị đã tận diệt những trói buộc của sự hiện hữu. Nghĩa là Ngài sẽ không còn tái sanh nữa. Nguời ta thường đặt câu hỏi rằng sự việc gì xảy ra cho vị A La Hán sau khi Ngài viên tịch hay ngay sau khi Ngài viên tịch. Khi có ai hỏi rằng một chúng sanh còn hiện hữu sau khi chết không, Đức Phật không trả lời.

Có những câu hỏi mà Đức Phật không bao giờ trả lời. Nếu Đức Phật không trả lời thì làm sao chúng ta trả lời? Cho nên không có câu trả lời của câu hỏi sự việc gì xảy ra cho vị A La Hán sau khi tịch diệt. Có lời khuyên là ta không nên nói rằng một vị A La Hán biến mất hoàn toàn sau khi nhập diệt.

Trong sự phân tách tột cùng, ngay cả trước khi viên tịch, cũng không có cá nhân nào đắc mà chỉ có năm uẩn. Vì trong thực tế cùng tột, không có A La Hán, thì câu hỏi việc gì xảy ra cho vị A la Hán sau khi Ngài viên tịch là không thực tế và không thích đáng. Vì không có chúng sanh, không có A La Hán, làm sao ta hỏi việc gì xảy ra cho vị A La Hán sau khi viên tịch?

Nhưng chúng ta có thể nói sau khi viên tịch các vị A La Hán không còn tái sanh. Ngài đưọc mô tả là người đã diệt tận mọi dây trói buộc của sự hiện hữu. Khi quả A La Hán được tuyên bố, người ta thường nói, “sự sanh được dập tắt.” Có nghĩa đây là kiếp sống cuối cùng, không còn tái sanh nữa.

Tái sanh có thể xảy ra chỉ khi nào có nhân tái sanh, khi nào có những tâm sở làm nhân sanh tái sanh. Nói chung đó là những ô nhiễm, nói riêng chúng là dính mắc, tham ái và si mê. Khi nào còn si mê, ta dính mắc vào sự vật, dính mắc vào sự sống của ta. Khi có dính mắc, ta làm những hành động thiện hay bất thiện. Khi ta hành động thiện hay bất thiện, ta không thể tránh không nhận lấy hậu quả tốt hay xấu của những hành động đó.

Những ai còn si mê và ái dục, thì luôn luôn sẽ có tái sanh. Nhưng những ai không còn si mê và ái dục, không còn dính mắc vào sự vật nào cả thì sẽ không có tái sanh. Khi Đức Phật và A La Hán nhập diệt, các Ngài mất và không còn sự tái sanh nữa.

Trong Châu Báu kinh có nói cái chết của một vị Ala Hán so sánh như một đèn dầu đã cạn hết dầu. Đức Phật dạy, “cũng như ngọn đèn cạn dầu, các vị A la Hán tắt lịm.” Cho nên ta có thể nói rằng không có tái sanh đối với các vị A La Hán và A Na Hàm sau khi các Ngài viên tịch.

Chúng ta không thể trả lời việc gì xảy ra sau khi mất. Chúng ta cũng không thể nói các Ngài mất hẳn hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể nói là các Ngài không còn tái sanh nữa.

Chừng nào chúng sanh chưa thể tận diệt ô nhiễm, tận diệt si mê và ái dục thì luôn luôn có tái sanh. Chúng ta không có nghi ngờ gì về sự tin tưởng nầy. Chúng ta là người Á Đông sanh trưởng trong gia đình Phật giáo, cha mẹ Phật tử, chúng ta không thấy khó khăn khi chấp nhận sự tái sanh. Chúng ta cũng nghĩ rằng có bằng chứng đầy đũ chứng minh rằng có tái sanh.

Mẹ của Sư mất vào năm 1982. Khi bà bịnh nặng, Sư không thể về lại Miến điện. Sư nhận được điện thoại của người anh của Sư và hỏi thăm tình trạng của bà. Anh của Sư nói rằng, “không tệ lắm đâu,” nhưng hai ngày sau bà mất, và Sư không thể về được. Khi Sư trở về Miến Điện năm 1993 và gặp mấy người chị của Sư, một chị nói rằng, “Bạch Ngài mẹ tái sanh làm một em bé trai trong gia đình ta.” Chúng tôi tin như vậy bởi vì có chứng cớ và vài dữ kiện xảy ra chứng minh rằng đứa bé ấy là bà mẹ đã tái sanh. Cho nên trong kiếp trước, bà là mẹ của Sư, và bây giờ là đứa cháu trai của Sư. Chúng ta không có khó khăn gì khi ta gặp phải những trường hợp như vậy.

Nhưng những người Tây Phương, phần đông sanh trưởng trong gia đình Thiên chúa giáo, thì khác. Họ thấy rất khó để chấp nhận hay tin về sự tái sanh. Theo Thiên chúa giáo, chỉ có một sự tái sanh, đi lên trời hay xuống địa ngục. Cho nên đối với họ, rất khó tin về tái sanh. Tuy có nhiều chứng cớ thuyết phục mà ta đưa ra, họ luôn luôn tìm cách để phủ nhận giá trị của chúng. Do rất nhiều câu hỏi của họ làm cho người cố gắng cắt nghĩa sự tái sanh bị rắc rối, lộn xộn và làm cho người nầy tự mâu thuẩn với chính mình. Và họ kết luận rằng không nên cho những lời giải thích kia là đúng là thực.

Nhưng nếu dùng sự suy nghĩ có lý, ta tin rằng có sự tái sanh. Nếu muốn có bằng chứng thuyết phục về tái sanh, nên cố gắng hành thiền chỉ để có thần thông. Khi có được thần thông nó giúp nhớ lại những kiếp trước và thấy chúng sanh chết đi và được tái sanh, mới có thể công nhận và tin việc tái sanh. Nhưng nếu không muốn làm như thế và nếu cứ nói rằng “Tôi không tin tái sanh, tôi không tin tái sanh, như vậy thật là không công bình.”

Một cách chắc chắn để tin sự tái sanh là có thần thông. Nếu muốn thấy những vật thật nhỏ, nên dùng kính rọi lớn hay kính hiển vi. Nếu không dùng chúng, sẽ không thấy những vật nhỏ rõ ràng. Nhưng nếu không thể thấy chúng, cũng không thể cho là chúng không hiện hữu. Nếu muốn thấy những vật nhỏ, nên lấy một kính hiển vi mà xem chúng. Nếu muốn thấy tái sanh, dùng thần thông mới thấy tái sanh là có thật.

Có sự dị biệt giữa các chúng sanh. Cả những đứa con cùng cha mẹ cũng khác nhau. Một đứa thì thông minh, một đứa kia thì đần độn; một đứa thì dịu dàng, một đứa thì hung hăng vân vân…Tuy chúng sanh cùng cha mẹ và nuôi dưỡng cùng hoàn cảnh điều kiện giống nhau, vẫn có sự khác biệt. Giải nghĩa thế nào về sự khác biệt đó? Phải có cái gì là nguyên nhân. Nếu ta không tìm được nguyên nhân trong kiếp nầy, ta phải tìm nó trong kiếp quá khứ.

Ta đem tâm ta về trong quá khứ, tuy ta không thể thấy bằng đôi mắt, ta cũng đoán rằng những gì làm ở quá khứ đã gây ra sự khác biệt. Thí dụ, một người có thể là nhà khoa học trong kiếp quá khứ, một người có thể là một anh chàng say sưa lười biếng. Mỗi người sanh trong kiếp nầy điều kiện bởi những đặc tánh năng khiếu bẩm sanh riêng biệt của kiếp quá khứ, mặc dù tái sanh vào cùng một cha mẹ và được nuôi dưỡng trong môi trường giống nhau.

Có trường hợp những đứa trẻ thần đồng sanh ra với một nặng khiếu phi thường biểu lộ ngay khi còn rất trẻ. Làm sao cắt nghĩa được trẻ em nói thông thạo tiềng Hy Lạp lúc mới lên ba hay bốn tuổi, tuy rằng tiếng Hy Lạp không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, và các em cũng không có sự tiếp xúc trước kia với ngôn ngữ ấy. Làm thế nào họ có khả năng đó? Nó phải có từ quá khứ. Nếu nghĩ như thế đó, ta có thể chấp nhận rằng có đời sống ở quá khứ và có những gì ở kiếp quá khứ điều kiện cho sự đặc biệt duy nhứt của mỗi đứa bé. Đây cũng để giải nghĩa sự khác biệt của những đứa trẻ em, gồm cả những đứa con sanh cùng cha mẹ.

Khi ta chú ý về những điểm trên đây, ít nhứt ta cũng có thể đoán rằng có cái gì đó là nhân của sự khác biệt, và cái nhân nầy phải ở trong quá khứ. Cho nên phải có cái gì trong quá khứ, đó là kiếp sống trong quá khứ. Nếu có thể chấp nhận có kiếp sống trong quá khứ, ta có thể chấp nhận có kiếp sống ở tương lai.

Tâm có một sức mạnh lớn lao. Nó có thể sản xuất hay tạo tác sản phẩm vật chất hay những vật chất. Nếu một người thần kinh căng thẳng trong một thời gian lâu, tướng mạo của người ấy có thể thay đổi không thể nhìn ra. Tuy anh ta có thể ba mươi hay bốn mươi tuổi, nhưng trông rất già, nhăn nheo và tóc bạc. Tại sao vậy? Tại vì tâm bị căng thẳng, không an lạc, bị trầm cảm. Trầm cảm do tâm xấu tạo tác những sản phẩm xấu trong cơ thể. Cho nên anh ta trông thấy già hẳn trong khoảng thời gian chỉ vài năm thôi.

Nhưng khi một người hạnh phúc, ít bị căng thẳng, anh ta trông còn trẻ. Người Miến Điện có câu, khi tâm trẻ, thì ta trẻ. Đó là hiệu quả của tâm trên thân. Trong cơ thể chúng ta có những yếu tố vật chất do tâm tạo, và có những yếu tố vật chất do nghiệp tạo. Khi nghĩ rằng tâm có năng lực mạnh có thể tạo tác cả yếu tố vật chất, chúng ta hiểu rằng nó có thể tạo tác sản phẩm vật chất và cũng có thể tạo tác trạng thái tâm khác như sự tái sanh.

Chúng ta tin luật nghiệp báo. Nghiệp là một tâm sở có sức mạnh lớn. Lấy cánh tay làm thí dụ. Cánh tay là một vật chất nên nó nặng hơn tâm. Tâm không có sức nặng và không có thực chất, nhưng ta biết là có tâm ở đó. Cái tâm nầy không có thực chất nhưng có thể làm cho cánh tay chuyển động. Khi tâm muốn chuyển động, có sự chuyển động. Khi không muốn chuyển động, không có sự chuyển động.

Cho nên cái vật chất nặng, cánh tay, không thể tự nó chuyển động. Mỗi khi tâm lìa xác thân, ta trở nên giống như khúc gỗ. Vì thế tâm có sức mạnh gây ra chuyển động. Chúng ta đi vì ta muốn đi. Cả một khối nặng cơ thể chuyển động vì ta có cái tâm để đẩy cái thân chuyển động. Tâm có một sức mạnh như thế ấy.

Khi ta muốn làm một việc gì—thí dụ ta muốn sát sanh.

Khi muốn sát sanh vì muốn làm ngắn đời sống của người

khác, ta giết chết họ. Khi sát sanh, có một tác ý trong tâm rằng ta muốn lấy đi mạng sống của người đó. Cái tâm sở nầy hay tác ý có một sức mạnh để tạo cái quả, và nó tạo quả. Cái quả nào mà tâm tạo? Khi tâm muốn làm ngắn mạng sống của con người, khi tâm sở tạo nghiệp (sát sanh), nó cũng tạo cùng một nghiệp (sát sanh) cho người hành động (sát sanh). Tại sao? Vì tâm sở nầy thuộc về người tạo tác, người nầy cũng nhận quả của hành động–cuộc đời ngắn ngủi hay chết yểu. Thế nên Đức Phật dạy rằng những chúng sanh nào có đời sống ngắn ngủi trong đời nầy là những chúng sanh đã tạo rất nhiều nghiệp sát sanh trong kiếp quá khứ.

Tâm có sức mạnh làm ảnh hưởng và trổ quả trong cuộc đời nầy. Khi nó không thể trổ quả trong kiếp nầy, nó có tiềm năng cho quả trong kiếp sau. Để cho tâm sở nầy có thể tạo nghiệp, ta phải chấp nhận rằng có những đời sống khác ngoài đời sống nầy—có kiếp sống trong tương lai và kiếp quá khứ.

Suy luận theo lối nầy, ta có thể chấp nhận rằng có kiếp sống khác và có tái sanh. Chúng ta ai cũng có ô nhiễm: si mê, tham ái và những ô nhiễm khác. Mù quáng bởi si mê, chúng ta tham muốn kiếp sống nầy hay kiếp sống khác.

Với hai thứ ô nhiễm nầy trong tâm, chúng ta tạo những thiện nghiệp và bất thiện nghiệp.

Khi một người chết, có ba thứ hợp nhau lại để đưa đẩy một chúng sanh tái sanh vào một kiếp khác. Đó là si mê, tham ái và nghiệp lực. Cũng như có một người kia bị một người bịt mắt lại, và một người khác dẩn anh ta đến một

vực sâu, và một người thứ ba đẩy mạnh rớt xuống hố. Cùng thế ấy chúng ta bị mù quáng vì si mê. Vì si mê chúng ta tạo nghiệp thiện hay bất thiện. Lúc gần chết, si mê làm mù quáng, tham ái đẩy ta đến kiếp khác, và nghiệp đẩy ta xuống dòng tái sanh. Và ta tái sanh vào trong kiếp khác. Tái sanh là tạo tác do ba thủ phạm: si mê, tham ái và nghiệp báo.

Chừng nào còn tạo nghiệp, thì ta không thể tránh được những hậu quả của những nghiệp lực đó. Vài thứ nghiệp sẽ tạo quả trong kiếp nầy, nhưng có nhiều thứ nghiệp sẽ trổ quả trong kiếp sau. Cho rằng cái tâm có sức mạnh lớn để cho quả, cái sức mạnh nầy không thể bị tiêu diệt khi chết. Nó có khả năng tạo tác cả sau khi chết—tái sanh quả của nghiệp ta làm trong kiếp trước. Nếu ta chấp nhận sức mạnh của tâm nó có thể tạo tác sự vật, ta có thể chấp nhận rằng có tái sanh, mặc dù nó không có thể được nhìn bằng đôi mắt của ta.

Có nhiều việc khác mà ta có thể nghĩ tới để hỗ trợ việc tin có tái sanh, nhưng thời gian thuyết giảng ở đây có giới hạn. Để tự thấy do chính mắt thấy, ta có thể có kinh nghiệm khi đi đến một nơi nào mà ta chưa hề để chân đến. Nhưng cảnh vật xung quanh thấy như quen thuộc, và có một cảm giác nảy sanh hình như đã có ở nơi ấy trong quá khứ. Hay có khi gặp một người nào đó, mà không có lý do gì chính đáng cả, ta cảm thấy ghét hay thương người đó. Những kinh nghiệm, không là bất thường nầy được tạo ra bởi kinh nghiệm trong quá khứ, và cũng để chứng minh thuyết tái sanh.

Những ai không muốn chấp nhận thuyết tái sanh thì luôn luôn tìm cách nói để chống lại lý thuyết đó nhứt là những người Tây phương. Người ta sợ khi nói rằng họ tin thuyết tái sanh, họ sợ bị xa lánh bởi những người khác. Cả những nhân vật lỗi lạc và nổi tiếng viết nhiều về thuyết tái sanh cũng đã bị tẩy chay.

Có một vị giáo sư người Hoa Kỳ, đi đến nhiều quốc gia Á châu để phỏng vấn những người có thể nhớ lại kiếp trước. Sau khi thu thập đủ tài liệu dữ kiện, ông ta viết sách về thuyết tái sanh. Một trong những quyển sách viết về thuyết tái sanh gồm cả tên của những người mà ông ta phỏng vấn một cách có hệ thống. Tuy ông ta là một người tin về thuyết tái sanh, ông ta không đủ can đảm để khẳng định rằng những trường hợp nầy là bằng chứng của tái sanh. Thay vì khẳng định, ông ta cho những chứng cớ đó là “đề nghị”, gợi ý về tái sanh. Có rất nhiều người không thích ông ta, nhưng bây giờ ông được hưởng ứng nhiều hơn trước.

Điều khó khăn cho những người tây phương chấp nhận hay công nhận là họ tin thuyết tái sanh. Là những người ở phương đông, sự tin nầy rất tự nhiên. Chúng ta dễ dàng tin những mẫu chuyện về có người có thể nhớ lại kiếp quá khứ của họ, nhận ra những đồ vật họ dùng trong kiếp quá khứ, và tuy họ không trở lại chỗ ở nơi mà họ sống trong kiếp trước, có thể diễn tả những tòa nhà và những sự vật ở nơi đó.

Có một video tựa là “Tái sanh” Reincarnation, nói về một thanh niên nọ chết ở Tô cách lan và tái sanh ở Úc Đại Lơi. Trong một thời gian, thanh niên nầy đi du lịch đến Tô cách Lan, nơi đây anh thấy lại cái làng của anh ở trong kiếp trước. Theo lối đường anh đi vào cổng qua làng như là đã ở đó nhiều năm rồi. Anh chỉ những căn nhà, chào hỏi hàng xóm ở đó, và còn diễn tả tòa nhà, một lâu đài, rất chính xác.Việc nầy xảy ra ở nhiều nơi và cho nhiều người. Sư không bắt buộc ai phải tin, nhưng cũng đừng nên bác bỏ nó một cách dễ dàng. Xin tóm lược dữ kiện, tự suy nghĩ về nó, và muốn làm gì thì làm. Chừng nào chúng ta còn si mê, tham ái, và nghiệp và những ô nhiễm khác thì sẽ có tái sanh trong tương lai. Khi nào chúng ta tận diệt ô nhiễm hoàn toàn, khi đó sẽ không còn tái sanh trong tương lai. Các vị A La Hán đã tận diệt mọi ô nhiễm, và đạt đến sự cạn tắt của nghiệp báo. Do sự đắc quả A La Hán, các Ngài đã làm cho những nghiệp quá khứ không còn khả năng tạo quả.

A La Hán, trước khi trở thành A La Hán, đã tích trữ rất nhiều thiện nghiệp và bất thiện nghiệp trong quá khứ. Nhưng khi Ngài trở thành A La Hán, không có nghiệp quá khứ có thể đưa đến quả tái sanh cho Ngài. Những nghiệp nầy nhiều lắm là gây quả trong khi các Ngài còn sống. Đó là lý do tại sao các vị A La Hán, và cả Đức Phật, vẩn phải kinh nghiệm đau đớn do nghiệp quá khứ.

Nhưng sau khi viên tịch những nghiệp quá khứ không thể trổ quả nửa, vì khả năng tạo quả trong tương lai bị tiêu diệt bởi sư chứng đắc quả vị A la hán. Vị A La Hán là vị đã tận diệt mọi ô nhiễm, và không còn gì phải làm thêm cho sự chứng ngộ, và không còn tái sanh trong vòng luân hồi sanh tử.

Bây giờ Sư đã đi quá giới hạn của Sư. Để tóm lượt, kinh Silavanta và kinh Sutavanta dạy ta rằng quán sát ngũ uẩn thủ là cho tất cả mọi người –cho những ai chưa đạt được sự chứng ngộ nào cả, và cho những ai đã được các tầng thánh, và cả những vị đã đạt được sự chứng ngộ cao nhứt, và không còn gì để làm trong việc đạt chứng ngộ.

Hành thiền minh sát phải được thực hành trong suốt cuộc đời. Nó không phải chỉ để thực hành đôi lần rồi bỏ hẳn đi. Nếu muốn tiến bộ trong cuộc sống tâm linh hay trong tâm linh, phải hành thiền minh sát hay chánh niệm tại gia nhiều chừng nào hay chừng nấy. Khi có cơ hội thực tập trong một khóa thiền quí vị có thể đi vào sự thực hành nhanh chóng. Hành thiền minh sát là một sự thực tập luôn luôn phải làm. Xin đừng bao giờ nghĩ rằng ta có thể bỏ nó sau khi được các tầng giác ngộ.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app