Đức Phật Ở Đâu – Bạn Phải Có Tinh Thần Trách Nhiệm

BẠN PHẢI CÓ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

 

Trưởng Lão. Dr.K. Sri Dhammananda

 

 

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng những đau khổ của bạn là do một lời nguyền rủa dòng tộc truyền từ đời này sang đời khác mà ra. Hoặc có lẽ những bất hạnh ấy là do tội lỗi tổ tiên xưa kia đã phạm và bây giờ đội mồ về để hành hạ bạn. Hay cũng có thể cái khổ của bạn là do Thượng Đế, hoặc Quỷ sứ tạo ra.

 

Thế nhưng, nếu bạn bình tâm suy xét, dù chỉ một lát thôi, thì có thể bạn lại thấy rằng nguyên nhân thực sự thuộc trách nhiệm của chính bạn! Vâng, chính bạn ! Bạn đã gây ra thất bại của bạn, bạn đã gây ra sự khổ đau, và bất hạnh của bạn. Nhưng do ‘bản chất con người’, bạn có thể nói, thay vì tự thấy mình phải có trách nhiệm đối với chúng, thì đổ thừa cho người khác chẳng phải không tiện hơn sao?

 

Thường thì khi một người bị buộc phải thấy những yếu kém của mình, họ sẽ tìm cách tránh né nó và sẵn sàng chấp nhận sự tự dối mình. Họ sẽ vắt óc để tìm một lời bào chữa, thậm chí một lời bào chữa kém thuyết phục nhất cũng được, để biện minh cho hành động của mình. Cũng có khi họ thành công khi làm điều này. Đôi khi họ rất thành công trong việc đánh lừa người khác đến độ ngay cả họ cũng bị lừa bởi chính cái bóng ma do tâm họ tạo nữa.

 

Một người có thể lừa được một số người trong một thời gian nào đó, chứ không lừa hết được mọi người trong mọi lúc. “Người ngu”, theo Đức Phật“không biết mình ngu là người ngu thực sự. Và người ngu biết mình ngu thì ít ra cũng là người trí đến mức đó.”

 

Nếu như bạn đã phạm một lầm lỗi, hãy thừa nhận nó. Tất nhiên bạn cần phải can đảm để nhìn nhận rằng mình đã không cưỡng lại được lỗi lầm ấy và tự thú tội cho dù điều đó có thể khó chịu đến như thế nào. Bạn cũng cần phải có trí tuệ để thấy ra những sai lầm của mình.

 

Đức Phật nói: “Dễ thay thấy lỗi của người khác; còn thấy lỗi của chính mình quả thực là điều khó.” Bạn không nên lẩn tránh tinh thần trách nhiệm cá nhân đối với những hành động của bạn bằng cách đổ thừa hoàn cảnh. Trong những lúc khó khăn và những lúc phải cố gắng, thay vì biểu lộ một khuôn mặt khó chịu hãy thực hiện công việc một cách vui vẻNếu cần thiết phải thay đổi, hãy can đảm thay đổi; phải có đủ điềm tĩnh để chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi, và nhất là phải có đủ trí tuệ để biết sự khác nhau trong những trường hợp như vậy.

 

Đừng nghĩ rằng bạn không được may mắn, hay là nạn nhân của một số phận bất hạnh. Hãy đối diện với những khuyết điểm của bạn. Bạn phải nhận ra rằng tâm bạn đã tạo ra những điều kiện làm phát sinh những khổ não và khó khăn bạn đang nếm trải. Chỉ sau khi bạn đã thực sự nhận ra điều này và không chấp nhận tự đánh lừa mình như trước, bạn mới có thể bắt đầu tạo ra những điều kiện cần thiết cho hạnh phúc của bạn phát sinh.

 

Nguyên Nhân Những khổ Não Của Bạn

 

Theo Đức Phậtcon người tạo ra vận mệnh của họ. Họ không nên đổ thừa cho người khác về những khổ não của mình vì chỉ một mình họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời họ – hoặc tốt hơn, hoặc xấu hơn.

 

Con người tạo ra mọi việc – mọi ưu sầu và bất hạnh cũng như mọi hạnh phúc và thành công của họ. Tất nhiên, những người khác có thể tác động một ảnh hưởng nào đó trên cuộc đời của họ, song chính họ mới là người thực sự tạo tác nghiệp (Kamma) của mình (qua những phản ứng có chủ tâm của họ). Do đó họ phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của nghiệp. Nhìn trong ánh sáng này, không có con người hay chư thiên nào có thể hướng dẫn hoặc điều khiển sự chứng đắc giải thoát cuối cùng – hay suy đồi của một người. Hành động với một tấm lòng từ ái và tâm trí thanh tịnh, mọi lời nói và việc làm của họ trở nên thanh tịnhTuy nhiên, hành động với một tâm trí ô nhiễm, họ tiếp tục tạo tác những ác nghiệp vốn sẽ uốn nắn nhân cách và số phận của họ trong tương lai.

 

Bạn có thể là một người tốt và vô hại, song bạn vẫn bị người khác khiển trách. Bạn vẫn phải chịu một phần lao đao và thất vọng cho dù bạn đã giúp đỡ mọi người mà không nghĩ gì đến bản thân mình. Lúc đó bạn có thể hỏi, “Nếu nhân nào quả nấy, tốt sanh tốt, xấu sanh xấu, tại sao tôi lại phải chịu khổ trong khi tôi hoàn toàn vô tội? Tại sao tôi phải chịu đựng quá nhiều lao đao và thất vọng? Tại sao tôi lại bị khiển trách bất chấp những việc làm tốt của tôi?”

 

Câu trả lời chỉ đơn giản là: Bạn không biết rằng bạn đang phải đương đầu với một nghiệp xấu tới thời chín mùi của bạn. Nếu cứ tiếp tục làm những những công việc tốt, chẳng bao lâu bạn sẽ thoát khỏi những điều phiền muộn này. Bạn đã tạo tác những nghiệp xấu và chỉ có bạn mới có thể vượt qua chúng bằng cách hiểu rõ bản chất của nghiệp – Kamma – như Đức Phật đã dạy.

 

Những phiền muộn và khó khăn của bạn thực sự do bạn tự gieo. Chúng phát sinh từ những hành động có gốc ở tham, sân, và si. Thực vậy, khổ đau là giá phải trả cho lòng tham sống và hưởng thụ các dục lạc.

 

Cái giá tìm đến như những đau đớn thể xác và sầu khổ tinh thần là cái giá nặng nề phải trả. Nó cũng giống như trả tiền thuê nhà hay các loại thuế má liên quan đến nhà đất vậy. “Tiền thuê nhà” là sự đau đớn thể xác và sầu khổ tinh thần bạn phải chịu, trong khi “căn nhà” là thân của bạn qua đó bạn kinh nghiệm những dục lạc của các giác quan. Bạn phải trả giá cho sự hưởng thụ, đáng tiếc, không có gì thực sự miễn phí cả.

 

Bao lâu bạn còn bị tóm chặt trong gọng kìm của tham ái, bạn còn phải nếm trải đau đớn và sầu khổTuy nhiên, nếu bạn muốn giảm hay diệt hẳn cái đau ấy, bạn sẽ phải chế ngự, và thậm chí phải từ bỏ, lòng tham đắm của bạn đối với các dục lạc. Bạn phải đương đầu với một sự chọn lựa: nếu thọ hưởng dục lạc bạn phải chuẩn bị để nếm mùi khổ đau, hoặc nếu từ bỏ tham ái bạn sẽ được vui thú trong hạnh phúc tinh thần. Về điều này, không có nước đôi.

 

Ai Phải Chịu Trách Nhiệm?

 

Người xưa có một câu nói như thế này: “Kẻ thiếu học luôn trách người; kẻ học thức nửa mùa tự trách mình, và người trí chẳng trách ai cả.” Bạn phải học cách đương đầu và giải quyết những vấn đề của bạn giống như người trí trong câu trích dẫn trên. Đừng cố gắng tìm một người đưa đầu chịu tội thuận tiện nào đó để đổ hết lầm lỗi của bạn lên đầu người ta, như bao người thường làm. Nhiều người thấy việc tìm người đưa đầu chịu tội dễ dàng đến mức họ không còn thấy những lầm lỗi của họ đang nhìn chằm chằm vào họ nữa.

 

“Được rồi,” bạn có thể nói, “Tôi sẽ không đổ lỗi cho ai cả. Tôi chỉ tự trách mình thôi.” Không được, bạn cũng không cần phải tự trách mình. Chỉ tay vào mặt người khác hay vào chính mình đều là biểu hiện của tiêu cực và sẽ không đem bạn tới gần giải pháp cho vấn đề hơn. Bỏ qua một bên việc tìm lỗi. Thay vào đó bạn phải có can đảm và sự hiểu biết. Trau dồi một tâm trạng tích cực sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề của bạn, đồng thời cũng biến thề gian này thành một nơi đáng sống hơn cho mọi người.

 

Nếu như bạn có thể tránh việc đổ lỗi, cho bản thân bạn và cho người khác, lúc đó bạn bắt đầu nhận ra rằng bạn là một với thế gian. Bạn là một phần thiết yếu trong toàn thể và không thể tách rời khỏi thế gian. Do đó, nếu bạn tốt thế gian sẽ tốt, và nếu bạn xấu thế gian sẽ xấu. Bạn sẽ không cố gắng trốn thoát những vấn đề của bạn bằng cách đổ thừa thế gian, bằng cách nói rằng chỉ có thế gian sai còn bạn là đúng.

 

Khi bạn bắt đầu thấy mọi vật đúng như chúng là chứ không như chúng dường như là, bạn sẽ hiểu rằng thực sự không có “người” để đổ lỗi. Và tuy vậy, trong nghĩa cùng tột, vẫn phải dùng đến trí tuệ để thấy rõ là bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề.

 

Những Cách Để Giảm Bớt Phiền Muộn

 

Từ phần này trở đi bạn có thể tìm được một số lời khuyên hữu ích để làm thế nào vượt qua những khó khăn của bạn, đồng thời tìm được sự hoà hợpbình an và hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.

 

Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Bạn:

 

Bất cứ khi nào có những khó khăn và vấn đề nảy sanh, bạn nên cố gắng hiểu chúng đúng theo bản chất của hiện hữu. Bạn không thể trông đợi mọi việc lúc nào cũng hoàn hảo, những điều kiện lúc nào cũng thích hợp, và lúc nào những kế hoạch của bạn cũng diễn ra một cách trơn tru, suôn sẻ; ngược lại đây chỉ là những điều bạn khao khát. Sự thực cho thấy là, bạn càng mong muốn cho mọi việc lúc nào cũng trong tình trạng bất biếntâm đắc và hoàn hảo, thì nỗi thất vọng của bạn sẽ càng lớn khi chúng xảy ra ngược lại. Giống như sự tròn và khuyết của mặt trăngvạn vật thay đổi, và thường không theo hướng mong muốn.

 

Tình trạng thay đổi của vận mệnh, của hoàn cảnh và của những trạng thái tâm này tượng trưng cho những điều kiện thế gian. (Đọc thêm về những điều kiện này trong “Những Sự Thực Của Cuộc Đời” của Trưởng Lão Narāda.) Đức Phật đã nói về tám điều kiện thế gian (tám pháp thế gian hay bát phong) gây đau khổ cho mọi phàm nhân: được và mất, vinh và nhục, khen và chê, hạnh phúc và khổ đau. Bản chất của thế gian vốn vậy, con người không thể trông đợi lúc nào cũng gặp được những điều kiện tốt đẹp như ý mình mong muốn.

 

Khi những điều kiện không được thuận lợi, suốt thời kỳ này bạn có thể cảm thấy như mình đã đi đến bước đường cùng, và cả thế gian dường như chống lại bạn. Nhưng trước khi để cho mọi việc quanh bạn sụp đổ, hãy so sánh mức độ đau khổ bạn chịu đựng với khổ đau mà những người bất hạnh hơn bạn phải nếm trải xem. Nếu bạn thất vọng khi bị mất ví tiền vào tay một kẻ móc túi, hãy nghĩ đến cái khổ, mà những người mất nhà mất cửa và toàn bộ tài sản trong một cơn hỏa hoạn hay trong một trận lụt phải chịu đựng xem. Nếu bạn cảm thấy chán chường do không được sinh ra với một khuôn mặt xinh đẹp, hãy nghĩ đến rất nhiều người khác bị mù, điếc, câm, ngọng, dị tật, què quặt và chậm phát triển về mặt tinh thần bẩm sinh xem. So với những sầu khổ của người khác, sầu khổ của bạn chẳng nghĩa lý gì cả. Nói cách khác, nếu bạn thay đổi được thái độ nhận thức của bạn sao để biết tri ân những gì bạn đang có thay vì sầu khổ, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn những người khác.

 

Tục ngữ Trung Hoa có nói: “Nếu bạn gặp một vấn đề lớn, hãy giảm nó xuống thành vấn đề nhỏ. Nếu bạn gặp một vấn đề nhỏ, hãy xem như không có vấn đề”. Khi những vấn đề được thấy trong viễn cảnh thích hợp của chúng, bạn sẽ ngạc nhiên để nhận ra rằng bao nhiêu lo âuphiền muộn của bạn bỗng tiêu tan. Bạn cũng có thể nhớ lại những kinh nghiệm trước đây của bạn về cách bạn đã vượt qua được những khó khăn mà mới đầu tưởng chừng như không thể nào vượt qua được. Nhờ làm như vậy, bạn sẽ không bị những vấn đề áp đảo, và có thể giải quyết được những vấn đề ấy với khả năng tinh thần và thể xác của bạn. Chỉ cần nghĩ rằng vấn đề bạn đang đương đầu không đến nỗi trầm trọng hơn những vấn đề có thể đã từng xảy ra, và rằng trước đây bạn từng gặp những vấn đề lớn lao hơn thế rồi. Từ đó bạn đối đầu trực tiếp với vấn đề và sử dụng tài năng tinh thần của bạn để vượt quagiải quyết hay hoàn thành vấn đề ấy. Chắc chắn rất nhiều vấn đề của bạn sẽ tan biến như mây khói nếu bạn có quyết tâm như vậy. Cho dù những vấn đề đó rốt cuộc lại tệ hơn bạn mong đợi, khi bạn vượt lên khỏi nó sự tự tin của bạn sẽ tăng thêm cùng với sự hiểu biết rằng bạn đã thực sự mạnh hơn bạn nghĩ trước đây.

 

Mọi người ai cũng phải đối diện với những vấn đề, mặc dù mỗi người sẽ phản ứng và thích nghi với chúng một cách khác nhau. Đưa ra một loạt những rắc rối tương tự, có số đối phó với chúng một cách nhẹ nhàng. Số khác mong đợi những vấn đề, xem chúng như những “thách thức” để có thể thúc đẩy họ biết vận dụng đầy đủ nghị lực và sức mạnh của thể chấtTrái lại, có số người suy sụp cả tinh thần hoặc bị áp đảo và bị những rắc rối ấy làm cho mất khả năng hoàn toàn. Những vấn đề luôn luôn có đó. Điểm mấu chốt của vấn đề không phải là làm thế nào để thoát khỏi mọi rắc rối mà là làm thế nào để bạn có thể giải quyết được chúng mà không tạo ra những vấn đề khác.

 

Trách Nhiệm Đối Với Sự Bình Yên Tâm Hồn:

 

Sự điềm tĩnh và bình yên trong tâm của một người có thể được kéo dài hay có thể tiêu tan tuỳ thuộc vào thái độ tinh thần của người ấy. Sự bình yên nội tại được duy trì bằng thái độ biết hạ mình và vứt bỏ ngã mạn. Nếu bạn cố chấp vào cái tôi không thực này và giữ một thái độ tiêu cực, thì kết quả sẽ không là gì khác ngoài cái tâm lúc nào cũng phiền muộn và bất ổn. Trong nỗ lực để thực hiện những mục tiêu ích kỷ và những sở thích hẹp hòi của bạn, bạn tự làm cho mình không thể chịu đựng được đối với những người khác và tự chuốc lấy hoạ vào thân. Ngược lại, dù những điều kiện bên ngoài có như thế nào, một người vẫn có thể sống an vui, hạnh phúc nhờ giữ được một tâm trí quân bình và một thái độ tích cực. Và trạng thái an vui đó chỉ mất đi khi nào họ để cho những điều kiện bên ngoài làm đảo lộn nó.

 

Chẳng hạn, chúng ta cứ cho là người nào đó vừa chỉ trích bạn hay công việc của bạn. Thông thường, trong một tình huống như vậy bạn sẽ cảm thấy như bị xúc phạm. Cái tôi của bạn có thể bị tổn thương. Nhưng trước khi bạn để cho ý nghĩ như thế nảy sanh, hãy xem xét lời chỉ trích đó một cách khách quan. Nếu lời chỉ trích đó có căn cứ hẳn hoi và được đưa ra với ý định tốt, bạn nên chấp nhận lời chỉ trích đó với thiện chí đến mức liền sử dụng nó một cách xây dựng nhằm thăng tiến bản thân. Ngược lại, nếu lời chỉ trích đó là không công bằng, không có cơ sở và được đưa ra với ý đồ xấu xa, thì cũng không có người nào để bạn phải mất bình tĩnh và để trả đũa, chỉ việc phớt lờ lời chỉ trích ấy vì nó không đúng với sự thực và bạn cũng không bị bắt buộc phải chấp nhận nó.

 

Thái độ của bạn đối với mọi lời chỉ trích – dù xây dựng hay tiêu cựccần phải như thế. Nếu bạn hành động với những động lực chân chính và những hành động của bạn được bậc trí khen ngợi, thời bạn không nên vì một lời ác độc làm cản trở việc thực hiện những thiện sự của bạn. Hãy tìm nguồn an ủi bằng cách sống thuận theo Pháp (Dhamma) vốn sẽ là sự che chở của bạn. Đức Phật dạy: “Ai hại người vô hại, người trong sạch và vô tội, chính hành động ngu si ác độc đó sẽ dội lại họ, như bụi quăng ngược gió vậy.” Và bạn sẽ không cảm thấy bị xúc phạm trừ phi bạn để cho những người khác thành công trong việc làm điều đó.

 

Ngoài rathái độ tinh thần của bạn đối với người khác có thể quyết định thái độ bạn sẽ được nhận trở lại. Nếu bạn thể hiện lòng thương yêu và nhân ái đối với người khác, bạn sẽ thấy lòng thương yêu và nhân ái đó trở lại với bạn. Nhưng nếu bạn lộ vẻ sân hận, thì phần thưởng của bạn sẽ chỉ là sân hận. Đừng bao giờ trông đợi nhận lại tình yêu thương cho tâm sân hận, lòng khoan dung cho tính ích kỷ, và sự đồng cảm cho thái độ vô tâm. Bạn phải có trách nhiệm tạo ra và thúc đẩy những mối quan hệ tốt đẹp đối với mọi người nhờ vậy sự bình yên thay vì phiền muộn sẽ thắng lướt.

 

Cao Hơn, Ngang Bằng và Thấp Hơn:

 

Bạn có thể tránh được những lo lắng và phiền muộn không cần thiết nếu bạn không so sánh mình với người khác. Hành động so sánh tự nó có thể không sai nếu nó khích lệ bạn trở nên hiểu biết hơn trong suy nghĩ và cao thượng hơn trong hành động. Nhưng, thường thì, so sánh mình với người khác là để thấy xem ai “cao hơn” dẫn đến thói tự phụ và lo lắng không cần thiết. Nếu bạn nghĩ bạn bằng người khác, bạn có thể trở nên tự mãn và đình đốn (không muốn vươn lên). Còn nếu bạn nghĩ mình thấp hơn người khác, bạn có thể trở nên tự ti, e dè và bất lực. Do đó, để tránh phải mang những tâm trạng tiêu cực như vậy, bạn không nên có những so sánh giữa mình với người.

 

Có lẽ sẽ hữu ích khi nhớ rằng cao, bằng, và thấp chỉ là những trạng thái tương đối vốn không ngừng thay đổi với thời gian, nơi chốn và trường hợpTrong vòng luân lưu bất tận của luân hồi (saṁsāra), chúng ta đã từng cao hơn, ngang bằng, và thấp hơn nhau vào những thời điểm khác nhau. Một thời nào đó bạn đã từng là kẻ ăn mày, trong khi một thời khác bạn có thể là một nhà tỷ phú.

 

Không Hy Vọng, Bạn Sẽ Không Bao Giờ Thất Vọng:

 

Mọi người ai cũng nuôi hy vọng rằng một ngày nào đó những ước mơ của mình sẽ được thành tựu. Chính những hy vọng này đã dịu dàng thuyết phục một người cố gắng vươn lên không nao núng khi đối diện với những khó khăn và thất bại để họ có thể đạt tới những đỉnh cao mơ ước. Niềm hy vọng sẽ thành tựu những giấc mơ trong một tương lai xa xôi nào đó này đã giữ cho họ yêu đời với thái độ lạc quan.

 

Tuy nhiên, khi một người vượt qua sự hy vọng đơn thuần và bắt đầu trông đợi những chuyện xảy ra theo ước muốn của mình, anh ta tất sẽ gặp những thất vọng. Anh ta làm tốt chỉ vì anh ta trông đợi một phần thưởng nào đó hoặc mong rằng có qua có lại lẫn nhau. Và nếu phần thưởng đó không chịu xảy ra, anh ta trở nên vỡ mộng với việc làm điều tốt của mình.

 

Nếu bạn làm tốt, thì hãy làm điều đó vì muốn phục vụ đồng loạiHạnh phúc phát sanh trong tâm bạn cùng với sự thực hiện công việc tự nó đã là một phần thưởng lớn. Để được hạnh phúc, bạn nên vượt qua ước muốn rằng những người khác phải biết ơn cho mỗi việc bạn làm.

 

Trong bất kỳ xã hội nào, biết ơn là một đức tính rất hiếm thấy. Đây là lý do vì sao bạn cần phải nhớ đến lòng tốt và sự giúp đỡ mà người khác đã làm cho bạn. Đức Phật xem biết ơn là một phúc lành cao thượng, một phẩm chất tích cực đáng phát triển.

 

Tuy nhiên nếu bạn đã tỏ lòng giúp đỡ người khác, cố gắng đừng trông đợi họ biết ơn để tránh thất vọng. Nếu bạn trông đợi, tức bạn đang phó mặc hạnh phúc của bạn trong tay người khác vốn có khuynh hướng hay quên. Nếu họ không biểu lộ sự biết ơn, hãy học cách chấp nhận “tính hay quên” ấy trong tinh thần đạo đức. Nếu họ nhớ đến lòng tốt của bạn, hãy xem đó như một món quà bổ sung vào cơ hội bạn đang phục vụ người khác. Nếu bạn làm được như vậy, thì dù cho những việc làm của bạn có được người khác nhớ hay không, bạn vẫn có thể sống an vui.

 

Khoan Dung, Nhẫn Nại, và Hiểu Biết:

 

Đôi khi những người sống cuộc sống bình yên và tốt đẹp than phiền rằng họ đã trở thành nạn nhân của những thủ đoạn và mưu mô của kẻ khác. Họ không gây rắc rối cho ai, song họ lại bị hại vô cớ.

 

Trong những trường hợp như vậy, những nạn nhân vô tội cần phải nhận ra và hiểu biết rằng thế gian này gồm rất nhiều hạng người với những đặc tính và cách cư xử khác nhau của họ – hạng người tốt và hạng người không tốt lắm, hạng người xấu và hạng người không xấu lắm. Do đó, bạn phải tự an ủi mình rằng bạn thuộc về hạng người “tốt”, trong khi những người thích khuấy động sự bình yên của kẻ khác là hạng người xấu. Và trong một vài trường hợp, bạn phải chịu đựng những hành động sai trái của kẻ “xấu” đó.

 

Cũng giống như trường hợp của người lái xe có đạo đứccẩn thận và người lái xe bất cẩn, liều lĩnh vậy. Người lái xe có đạo đức thận trọng từng chút một để tránh tai nạnTuy nhiên, đôi khi anh ta cũng gặp phải tai nạn không phải do lỗi của mình, mà do sự cẩu thả của người lái xe bất cẩn và liều lĩnh. Như vậy, người tốt đôi lúc cũng phải chịu đựng vì có những người xấu giống như người lái xe xấu vừa kể.

 

Mặc dù nói như thế, song vẫn hữu ích để nhớ rằng những người lái xe đàng hoàng thực sự vẫn có thể tránh gặp tai nạn nhờ họ biết hành động một cách thông minh trên đường đi và dự đoán chính xác hành vi của những người lái xe khác. Điều này không khác với cách tránh những vấn đề có khả năng xảy ra đối với những người ưa gây phiền phức và những người thích làm điều ác. Một cách rất hiển nhiên là làm sao tránh giao du với họ đến mức có thể, đặc biệt khi bạn không ở trong cái thế có thể chuyển hoá được cách sống của họ. Bạn không đủ sức mạnh để cưỡng lại việc có thể bị kéo vào vòng xoáy của oán hận và báo thù.

 

Nhưng nếu bạn có đủ sức mạnh để kháng lại được những ảnh hưởng ác của họ, bạn phải vận dụng mọi cố gắng để sửa đổi họ thay vì cô lập và bỏ mặc. Họ cũng là những con người bạn có thể đưa vào nếp sống đạo đức. Cách để khiến những người ác hoàn lương là thông qua việc thể hiện khéo léo lòng khoan dung, nhẫn nại và sự hiểu biết.

 

Sự hiểu biết sẽ là tấm chắn để bạn tự bảo vệ mình khỏi những mưu mô của kẻ ác, và lòng bi mẫn của bạn sẽ là ngọn lửa làm tan chảy mọi trái tim. Sở dĩ một người hay làm điều trái với đạo lý là vì họ si mê, không hiểu biết về chính mình, vì tham muốn có được hạnh phúc, và cách để có được hạnh phúc của họ. Nếu sự tình là vậy, thì chính trong thời gian người ấy phạm những lầm lỗi bạn nên hành động cho thật phù hợp với sự giáo dục và tu tập của bạn. Chính trong thời gian thử thách này sức mạnh của nhân cách, trí tuệ, và lòng bi mẫn của bạn mới có dịp thể hiện ra. Khi những người khác làm điều sai trái với bạn, tức là họ đã cho bạn cơ hội để nhận ra được những phiền não và đức hạnh của bạn, với sự hiểu biết như vậy bạn có thể loại trừ được phiền não và củng cố thêm cho những đức hạnh của mình.

 

Khoan dung, nhẫn nại và sự hiểu biết – đây là những phẩm chất cao quý mà bạn cần thực hành trong những lúc mà người khác hành động vì sự si mê. Những phẩm chất này có thể giúp bạn vơi nhẹ đi những ưu sầuđau khổ, và gánh nặng của cuộc đời. Tất nhiên khi bạn thực hành những phẩm chất này, một số người có thể lợi dụng lòng tốt của bạn. Song nếu bạn hành động một cách sáng suốt, bạn sẽ không cảm thấy bị đe dọa, bởi vì những phẩm chất này có khả năng làm cho kẻ ác nhận ra những lỗi lầm của họ và có sức mạnh để chuyển hoá họ trở thành người biết làm điều tốt.

 

Tha Thứ và Quên

 

Trả thù người gây rắc rốiphiền muộn cho bạn sẽ chỉ tạo thêm nhiều vấn đề và khó khăn hơn cho mọi người. Trong khi suy tính cách trả thù, bạn đã kích hoạt ngọn lửa sân hận trong tim bạn và tiếp thêm nhiên liệu si mê cho nó bùng lên. Ngọn lửa này bùng lên lớn mạnh đến độ nó có thể thiêu rụi hết mọi thứ trên đường đi của nó, trước tiên là bạn và sau đó mới tới những người khác. Sân hận cũng giống như một liều thuốc độc bạn tự chích vào mạch máu của bạn, trước khi chích được nó vào kẻ thù. Nó cũng giống như mém phân vào người khác: bạn làm bẩn tay mình trước, sau đó bạn mới làm nhơ người khác.

 

Khi một người để cho sân hận khuất phục, họ cũng chẳng khác với người làm ác, đối tượng của lòng hận thù của họ. Do chấp nhận sân hận, họ từ bỏ sự tự-chế và sẽ không đến gần giải pháp cho vấn đề của mình hơn được. Họ trở thành người thua cuộc. Khi một người sân hận cố gắng kích động người khác nhưng lại nhận một nụ cười không quan tâm thay vào đó, họ thường bị cảm giác thất vọng đánh bại. Họ cảm thấy nản chí vì đã không thể hạ gục được người khác và làm cho họ nổi sân (như mình).

 

Đức Phật nói: “Vui thay chúng ta sống, không hận giữa thù hận. Giữa những người thù hận, ta sống không sân hận.” Bạn phải hành động sáng suốt như một người có học thức bằng cách không tỏ ra thù ghét hay đánh trả lại kẻ sinh sự. Bạn phải hiểu rằng vào lúc đó, người gây hấn có thể đã say máu với tham lamsân hậnganh tỵ, và vô minh. Anh ta không khác với những người đã từng say như vậy vào những lúc khác. Một sự hiểu biết như thế sẽ đến với bạn qua việc thực hành chánh niệm.

 

Khi một người thực hành chánh niệm, họ có một sự hiểu biết sâu sắc về những động lực thúc đẩy và tham muốn của họ (khi làm một việc gì), cũng như sẽ biết rõ những điểm yếu và chỗ mạnh của mình. Sự tự tri này giúp họ loại bỏ được những tư tưởng bất thiện và gia tăng những tư duy thiện. Khi họ hiểu biết rõ hơn về mình, họ nhận ra rằng những người khác cũng bị mắc vào một tình huống khó khăn tương tự. Họ thấy đồng loại của mình bị rập bẫy trong màng lưới của ảo tưởng, bị vô minh làm cho mù mắt, đang cố gắng một cách vô vọng để thoả mãn mọi tham muốn của mình. Do vô minh và tham muốn này thúc đẩy, họ thực hiện những hành động đem lại sự bất hạnh cho người khác và cho chính bản thân họ. Tuy nhiên, dù bị những hạn chế và nhược điểm này, những con người ấy vẫn có mọi tiềm năng để kinh nghiệm sự phát triển tâm linhNhận ra được điều này, người ấy mở lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinhbao dung những vấn đề họ đã tạo ra, và học cách để tha thứ và quên.

 

Đức Phật dạy: “Những người làm điều ác về bản chất không ác. Nhiều người làm điều ác chỉ vì si mê hay vô minh. Vì lẽ họ vô minh, nên chúng ta không chỉ trích hoặc nguyền rủa họ mãi mãi. Thay vào đó chúng ta cố gắng để sửa sai và giải thích cho họ hiểu những lỗi lầm họ đã làm.” Sự hiểu biết và lòng bi mẫn mà Đức Phật dạy giúp người ta đối xử với người ác tựa như đối xử với một bệnh nhân đang đau khổ vì bệnh hoạn. Thay vì chỉ trích họ tại sao phải bị bệnh, bạn hãy cố gắng loại trừ nhân sanh bệnh của họ để họ có thể trở nên khoẻ mạnh và an vui. Bằng cách biểu lộ lòng từ ái và bi mẫn đối với một người, bạn cho họ cơ hội để nhận ra sự điên rồ của mình và từ bỏ thói quen xấu ấy.

 

Lòng bi mẫn và từ ái có sức mạnh chuyển hoá một người ưa quấy rối thành một người hảo tâm, và biến những kẻ thù thành bằng hữu. Đức Phật đã có lần nói: “Hận thù không diệt được hận thù. Chỉ có từ bi mới diệt được hận thù. Đây là quy luật vĩnh hằng.”

 

Nếu một người cứ tiếp tục làm điều sai trái đối với bạn, cho dù thế nào chăng nữa, phần mình bạn vẫn nên giúp đỡ họ sửa đổi vào mỗi lần như vậy. Cố gắng noi theo tấm gương cao quý mà Đức Phật, người luôn luôn lấy điều thiện đáp lại điều ác, đã đặt ra. Đức Phật nói: “Điều ác càng đến nhiều với ta, ta càng biểu lộ điều thiện nhiều hơn.” Có số người nghĩ rằng lấy lòng tốt đáp trả điều ác là không thực tiễn. Thực sự ra do lấy ác trả ác họ đã làm cho sự nguy hiểm của tình huống trở nên trầm trọng thêm. Vì thế, bạn nên cố gắng lấy thiện báo ác.

 

Khi chúng ta nói “lấy thiện báo ác, lấy ân báo oán” chúng ta không nhất thiết muốn nói điều này theo nghĩa thể chất. Đúng hơn, chúng ta chú trọng phát triển một trạng thái tâm từ ái đối với tất cả chúng sanh cư ngụ trên thế gian này. Cố gắng phát triển những tư duy từ ái sao để bạn luôn luôn nghĩ tốt về họ, cho dù họ có làm tổn thương đến bạn nhiều bao nhiêu. Có thể vào lúc này bạn thấy rằng đây là điều rất khó thực hiện, song bằng vào việc không lấy ác trả ác, bạn vẫn giúp đỡ rất lớn cho bản thân bạn và cho mọi người .

____________________

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app