Đức Phật & 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh – Lời Nói Đầu & Mục Lục – Tỳ Khưu Chánh Minh

Tải sách PDF

  1. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 1)
  2. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 2) 
  3. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 3)
  4. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 4) 
  5. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 5)
  6. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 6) 
  7. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 7) 
  8. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 8) 
  9. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 9) 
  10. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 10) 
  11. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 11) 
  12. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 12) 
  13. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 13) 
  14. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 14) 
  15. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 15) 
  16. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 16) 
  17. Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (quyển 17) 

Lời nói đầu

Cuộc đời Đức Phật là nguồn cảm hứng vô tận đối với văn học nghệ thuật.

Cuộc đời Đức Phật là bức tranh “siêu kỳ” vượt lên trên mọi bức tranh hoàng tráng nhất.

Bức tranh “siêu kỳ” này bao gồm tất cả màu sắc cùng hương vị cuộc sống của muôn loại chúng sinh, thậm chí cả sức sống của từng loài thảo mộc hòa quyện cùng núi đá vô tri.

Nhỏ như hạt cải, lớn như đại hãi mênh mông; mềm mại như cánh hồng nhung, rắn chắc như bảo thạch kim cương; mỏng manh như tơ trời, dày đặc như núi ngọc Tudi; trải dài bạt ngàn như núi rừng HyMã, co cụm như hạt bụi trên chiếc khăn tay; nóng bức như lửa trời mùa hạ, mát dịu hiền hòa như trăng sáng đêm thu, nhơ bẩn cực kỳ và tinh anh cũng không nói hết, thời gian dài vô tận, không gian không biên giới …. Tất cả đều tìm thấy trong bức tranh “siêu kỳ” này.

Nào phải chỉ có thế thôi, trong bức tranh muôn màu muôn vẽ còn tìm thấy:

Nét kiêu hùng như dũng sĩ lúc xuất chinh,
Rười rượi buồn người thiếu phụ chốn thâm khuê.
Hân hoan như tiếng chim ríu rít buổi bình minh,
Ảm đạm tựa khói hoàng hôn trong sương lạnh,
Trầm mặc như rừng cây lặng gió
Gào thét, căm hờn như sông dại suối điên.
Lệ tuôn rơi bốn đại dương không chứa hết,
Khúc khải hoàn lan tỏa muôn phương.
Phấn khởi vươn cao lên như thiên kỳ lộng gió,
Cũng yếu mềm, nhu nhược lúc gặp phải tinh ma.
Làm sao mô tả hết. Vâng làm sao mô tả hết.

Từng bước chân của Đức Phật dường như nở từng cánh sen thánh thiện, nương theo cánh sen tinh khiết chẳng chút bợn nhơ, hằng trăm hàng ngàn đóa kỳ hoa nở rộ, hằng trăm hàng ngàn dị thảo nẩy chồi vươn sức sống, hòa quyện đan kết với  nhau trong ánh sáng tôn vinh Đấng Từ phụ.

Xin thấp nén tâm hương, xin nhóm lên ngọn lửa kiên trì hòa đôi chút hương trí tuệ. Chúng tôi cố gắng tường thuật “cuộc đời và 45 năm hoàng pháp độ sinh của Đấng cha lành tam giới”.

Lá rừng là giấy cũng không tải hết, nước đại dương là mực cũng không viết đủ. Chúng tôi chỉ mô tả đại cương về “cuộc đời Đức Phật và 45 năm hoằng pháp độ sinh ”. Mặt khác, với trí năng hạn hẹp tư liệu còn khiếm khuyết, có những lúc chúng tôi đành phải thở dài “lực bất tòng tâm”.

Kinh xin các bậc Thánh Đức, các bậc thiện trí thức đa văn, các bậc hiền nhân thánh thiện rộng lượng thứ dung.

Bộ sách này chúng tôi dự kiến phân thành nhiều tập (có thể từ 6 – 10 tập), thời gian biên soạn tối thiểu là ba năm, với bốn phần cơ bản.

– Phần I: Tường thuật từ khi Bồtát giáng trần đến khi Ngài chứng quả Vô thượng Chánh giác.

– Phần II: Mười mùa an cư ban đầu (từ hạ thứ 1 đến hết hạ thứ 10).

– Phần III: Mười mùa an cư kế tiếp (từ hạ thứ 11 đến hết hạ thứ 20).

– Phần IV: Hai mươi lăm mùa an cư sau cùng (từ hạ thứ 21 đến hạ thứ 45).

Lại nữa, tập Phật sử này chú trọng về phần “lịch sử cùng địa dư”, nên về “Giáo pháp”, chúng tôi chỉ nêu lên những nét đại cương, những điểm chính yếu “Pháp thoại của Đức Thế Tôn”.

 Trong bộ sách này, để giúp độc giả phân biệt “từ âm” hay “từ nghĩa”; với từ âm chúng tôi viết sát vào nhau, như: Siddhattha (SĩĐạtTa);  Sārīputta (XáLợiPhất); Moggallāna (MụcKiềnLiên), Koṇḍañña (KiềuTrầnNhư) …

Với “từ nghĩa” viết rời ra, như: Suddhodana (Tịnh Phạn), Devadaha (Thiên Trì),  Anotatta (Vô Nhiệt), Tāvatiṃsa (Ba mươi Ba) …

Trong tập sách này chúng tôi sưu tầm nhiều tư liệu của chư tôn đức Tăng cùng các huynh đệ đồng phạm hạnh đã dịch, hoặc các tư liệu của các học giả nghiên cứu về Phật giáo. Mong rằng tập sách này giúp ích phần nào trong lãnh vực “làm tăng trưởng kiến văn”, làm hoan hỷ và tăng trưởng niềm tin cho chư Phật tử.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Giáo sư Trần Ngọc Lợi, pháp danh Chơn Quán, đã gởi tặng tôi bản dịch “Tự điển danh từ riêng Pāli”, do Giáo sư dịch từ bản Anh ngữ  “Proper Names Dictionary” của tác giả  Malalasekera .

Những nhân danh – địa danh Pāli trong tập sách này, phần lớn là do Gs Trần Ngọc Lợi cung cấp tư liệu.

Xin cảm niệm công hạnh của Gs Trần Ngọc Lợi, mong rằng với quả phước phát sinh từ tập sách này gia hộ cho Giáo sư cùng thân quyến luôn được an vui thạnh đạt, thành tựu mọi ước nguyện.

Chúng tôi cũng xin ghi nhận công hạnh của Phật tử Tathāpaññā đã trợ giúp chúng tôi trong việc sưu tầm tư liệu bằng Anh ngữ, đồng thời dịch những bản Anh ngữ này sang Việt ngữ để hổ trô chúng tôi hoàn thành tập sách này.

Mong rằng phước báu sinh lên từ tập sách này, giúp PT cùng quyến thuộc luôn được an lành.

Chúng tôi xin dâng phước báu này đến ân Đức Tam Bảo, đồng thời chia đều phước báu này đến tất cả chúng sinh muôn loài, được thành tựu Như ý pháp.

Nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo gia hộ chư Tôn Đức Tăng cùng tất cả chúng sinh đều được an vui tịnh lạc.

Tỳ-khưu Chánh Minh cẩn bút.

–o-0-o–

MỤC LỤC

Khái lược

Chương 1. Đức Phật lịch sử

1- Niên đại

– Chữ Brahmi

2- Bồ-tát

– Giác ngộ cái gì
– Người
– Thời gian thực hành Balamật của Bồtát Chánh giác
– Thời gian thực hành Balamật của Bồtát Độc giác
– Thời gian thực hành Balamật của Bồtát thinh văn

3- Bồtát được thọ ký

– Bồtát Thinh văn
– Bồtát Độc giác
– Thợ hoa Sumana
– Bồtát Chánh giác

Chương II. Dòng dõi

1Họ Gotama (CồĐàm)

– Bộ tộc Aṅgirasa
– Họ Gotama (CồĐàm)

2- Dòng họ ThíchCa

– Năm vẻ đẹp
– Kinh thành Kapilavatthu (CaTỳLaVệ)

3- Xứ Koliya

– Devadaha (Thiên Trì)
– Rāmagāma

Chương III. Đại nhân giáng trần

1- Ba sự náo động (kolāhala)

a- Náo động về Đại kiếp
b- Náo động về Đức Phật
c- Náo động về vua Chuyển Luân

Giải về kiếp

– Giải về “kiếp giảm”, “kiếp tăng”
– Giải về hoại kiếp

* Thế gian hoại do lửa
* Thế gian hoại do nước
* Thế gian hoại do gió
* Hình thành thế gian

2- Bồtát giáng trần

– Quán xét năm điều

a- Thời kỳ
b- Châu

* Đông Thắng Thần châu
* Tây Ngưu Hóa châu
* BắcCưuLư châu
* Nam Thiện Bộ châu

c- Vùng đất
d- Giòng dõi
e- Mẹ

3- Hoàng Hậu Māyā

4- Bồtát an trú trong thai bào

5- Bồtát đản sinh

* Nhìn khắp mọi phương
* Đấng Đại sĩ sinh ra biết nói
* Ba mươi tục lệ chư Phật
* Tứ Đại vương

– Trì Quốc Thiên vương
– Thiên nữ Sīrī
– Tăng Trưởng thiên vương
– Quảng Mục thiên vương
– Đa Văn thiên vương

6- Về nhóm 7 đồng sinh

– Những chi tiết khác biệt về nhóm 7 đồng sinh

a- Về bốn hầm châu báu
b- Về cây BồĐề
c- Về ngựa KiềnTrắc
d- Về người hầu SaNặc
e- Về Công tử Kāḷudāyi
f- Về Đức Ānanda
g- Về bà Yasodharā (DaDuĐàLa)

Chương IV. Sau khi đản sinh

1- Đạo sĩ Asita (ATưĐà)
2 – Cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi Ba)

* Núi Sineru (TuDi)

3- Lễ đặt tên
4- Ba mươi hai đại nhân tướng
5- Nhân – quả ba mươi hai đại nhân tướng

* Âm thanh như tiếng chim Calăngtầngià

6- Lễ Hạ điền
8- Trưởng thành

Chương V. Tầm cầu pháp giải thoát

1- Bốn hiện tượng

a- Một người già
b- Một người bịnh
c- Một người chết
d- Vị Samôn

* Kệ hoan hỷ của công chúa Kisāgotamī

2- Quán xét dục lạc

* Tôn giả Ariṭṭha
* Gia chủ Potaliya

3- Bồtát xuất gia

4- Ý nghĩ của Bồtát, SaNặc và ngựa KiềnTrắc

5- Ác ma Vasavatti ngăn cản

* Sông Anomā (Cao thượng)
* Xe báu
* Ma vương (Māra)

6- Những lần gặp gỡ giữa Đức Phật và Vasavatti

7- Bồtát trở thành vị Samôn

* Tám món vật dụng Samôn
* Tháp Dussa
* Ngựa KiềnTrắc mệnh chung
* Đại Phạm thiên Ghatikāra

Chương VI. Tầm sư

1- Đến thành Vương Xá
2- Gặp vua BìnhSa lần đầu

– Quốc độ Magadha (MaKiệtĐà)
– Thành Rājagaha (Vương Xá)
– Xứ Aṅga

3- Hai vị Đạo sư

a- Đạo sư Ālāra Kālāma

– Ngài Pukkusa
– Bharaṇḍu Kālāma

b- Đạo sư Uddaka Rāmaputta

– Rừng Uruvelā
– Sông Nerañjara

4- Nhóm năm KiềuTrầnNhư (Koṇḍañña)

– Ngài Koṇḍañña (KiềuTrầnNhư)
– Ngài Vappa
– Ngài Mahānāma (Đại Danh)
– Ngài Assaji

Chương VII. Chứng quả Vô thượng Chánh giác

1- Khổ hạnh

– Khổ hạnh về tâm
– Khổ hạnh về thân

* Về khổ hạnh
* Về nhơ bẩn
* Về độc cư
* Về dùng vật thực không trong sạch
* Về trú xả

2- Ma vương lung lay ý chí của BồTát
3- Thay đổi phương pháp thực hành
4- Năm đại mộng

* Nguyên nhân sinh mộng

Do rối loạn tiêu hóa
Do tưởng nhớ
Do phi nhân báo
Do điềm nghiệp

5- Thọ dụng cơm sữa ghana

– Sữa ghana
– Cơm sữa ghana của Bồtát
– Bảo tọa chiến thắng

6- Chiến thắng Ác ma

– Ma vương tấn công
– Bồtát chiến thắng

7- Chứng quả Vô thượng Chánh Giác

Các bài pháp trong cuốn Đức Phật Và 45 Năm Hoằng Pháp Độ Sinh do Tỳ-khưu Chánh Minh biên soạn.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app