Dòng Nước Mắt & Cái Chết Của Người Con – Nghệ Thuật Chết

Dòng nước mắt

“Này các tỳ-kheo, khởi điểm của sự sống này là từ vô thủy. Chúng ta không thể biết được thời điểm bắt đầu của dòng luân hồi này, của sự sống này, khi chúng sinh chìm đắm trong vô minh, trói chặt với tham ái.

Và như vậy, các ông nghĩ sao? Những dòng nước mắt mà các ông đã than khóc giữa cuộc luân hồi bất tận này khi phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương… có nhiều hơn chăng khi đem so với nước trong bốn biển lớn?”

“Bạch Thế Tôn! Như chúng con đã được Thế Tôn dạy bảo, dòng nước mắt mà chúng con đã than khóc giữa cuộc luân hồi bất tận này khi phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương… là nhiều hơn nước trong bốn biển lớn.”

“Nói đúng lắm, đúng lắm, hỡi các tỳ-kheo! Các ông đã hiểu đúng giáo pháp do ta giảng dạy. Quả thật là nước mắt nhiều hơn…

“Này các tỳ-kheo, trong rất nhiều ngày tháng dài đã qua, các ông từng trải qua những lần mẹ chết, con trai chết, con gái chết…, các ông từng trải qua sự mất mát bà con quyến thuộc, tiêu tán tài sản, bệnh tật khổ sở… Dòng nước mắt của các ông khi than khóc trong từng trường hợp cũng như trong tất cả những trường hợp kể trên, khi các ông trải qua các kiếp sống, khi luân hồi qua thời gian đằng đẵng, phải sống chung với người mình không ưa thích, phải ly biệt với người mình yêu thương… nước mắt ấy nhiều hơn nước trong bốn biển lớn.

“Vì sao vậy? Vì khởi điểm của sự sống này là từ vô thủy, hỡi các tỳ kheo. Chúng ta không thể biết được thời điểm bắt đầu của dòng luân hồi này, của sự sống này, khi chúng sinh chìm đắm trong vô minh, trói chặt với tham ái.

“Này các tỳ-kheo, như vậy là quá đủ để các ông thấy nhàm chán mọi thứ trong thế giới này, quá đủ để buông xả mọi sự tham muốn, quá đủ để vượt thoát tất cả.”

Kinh Nước mắt – Tương Ưng Bộ Kinh, 2. 126

1 Ghi chú của người Việt dịch: Bản dịch này được dịch từ bản Anh ngữ nhưng có tham khảo bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu trong Tương Ưng Bộ Kinh (Chương 4: Tương ưng vô thủy, Phẩm thứ nhất, Phần 3: Nước Mắt), dịch từ nguyên bản Pāli, và bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trong Tạp A Hàm Kinh, Quyển 33, Kinh 938: Lệ kinh), dịch từ bản Hán văn tương đương trong Đại Chánh Tạng, Tập 2, kinh số 99.

Cái chết của con cái

Khi cái chết cướp đi một đứa con của chúng ta, bất kể đứa con ấy bao nhiêu tuổi, điều đó luôn là một nỗi đau không sao nói hết. Nỗi đau này quá lớn đến nỗi trong

nhiều trường hợp, các bậc cha mẹ không thể tiếp tục là nguồn sức mạnh nâng đỡ cho nhau và cuộc sống hôn nhân suy sụp hoàn toàn.

Đau khổ là một tâm hành khắc sâu và khó chịu, nhưng hành thiền có thể giúp ta đối phó với sức mạnh của nó. Thông qua thực hành thiền hằng ngày, sự hiểu biết về vô thường cũng như sự phát triển mức độ bình tâm của ta đối trước sự vô thường sẽ trở thành nơi an trú, một nơi an trú giúp ta lấy lại sự quân bình và sức mạnh để tiếp tục sống. Sự thực hành của chúng ta có năng lực chữa lành những cảm xúc và làm quân bình tâm trí. Trên con đường bình tâm chấp nhận [vô thường] có sự giải thoát rốt ráo khỏi khổ đau.

Attanā hi kataṃ pāpaṃ,

attanā saṃkilissati;

Attanā akataṃ pāpaṃ,

attanāva visujjhati.

Suddhī asuddhi paccattaṃ,

nāñño aññaṃ visodhaye.

—Kinh Pháp Cú, Phẩm 12, kệ số 165

Tự mình làm điều ác

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình không làm ác, 

Tự mình làm thanh tịnh. 

Tịnh, không tịnh tự mình, 

Không ai thanh tịnh ai!

Bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu

SÁCH NGHỆ THUẬT CHẾT BẢN PDF

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Nghệ Thuật Chết Của Ngài S.N. Goenka & Nhiều Tác Giả, Được Virginia Halminton Tổng Hợp Và Chuyển Ngữ. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app