Chánh Tín và Mê Tín

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Có rất là nhiều nền văn minh của nhân loại, có một thời kỳ nó rất là rực rỡ rồi sau đó vì cái lý do thiên tai hay là nhân họa mà nó bị biến mất, xóa sổ. chăng hạn như nền văn minh của Nam mỹ, của Aztec hoặc là của người Inca. Khi người Tây Ban Nha họ qua, họ đào xới tất cả, bới tung, đào xới tất cả để họ tìm vàng, và một mặt thì họ giết mấy người tài, một mặt thì họ đốt bỏ, tiêu hủy tất cả những tài liệu sách vở, chữ nghĩa, văn bản của người Nam Mỹ. Thì cái nền văn minh nhân loại bị người ta xóa sổ, nhưng giá trị những cái đó sau này được người ta tìm lại thì cũng nguyên vẹn, không mất. Thì mạt pháp là như vậy. Nhớ nha.

Thì cái thời gian tồn tại của một Giáo pháp Đức Phật á, Đức Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại, thì thời gian nó tồn tại qua 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1, Thời kỳ Chánh Pháp. Là cái thời kỳ người ta, nói về niềm tin á. Thời kỳ này người ta tin chắc những điều người ta thấy, và người ta rõ những điều người ta tin. Cho nên người thời xưa, thời Đức Phật, gọi là giai đoạn Chánh pháp, cái người dám chết vì đạo rất là bình thường. Một người cư sĩ mà vì hộ pháp mà bỏ mạng là chuyện rất bình thường. Một vị tăng mà vì hành đạo mà bỏ mạng là chuyện bình thường. còn ngày nay thì không. Khi mà tăng không có người dám bỏ mạng để hành đạo thì cư sĩ làm gì có người dám bỏ mạng vì hộ pháp. Hai cái này nó cộng lại thành ra Mạt pháp chứ không có gì hết. Nha.

Thì thời gian tồn tại của Giáo pháp nó tồn tại qua 3 thời kỳ: Thời kỳ 1 gọi là là thời kỳ saddhamma. Thời kỳ một tôi giải thích rồi đó, người ta hiểu rõ điều người ta tin và người ta tin chắc điều người ta hiểu. Và cái chuyện mà chứng ngộ thời đó là chuyện đơn giản, nhẹ nhàng, không có vấn đề.

Thời thứ hai, là thời Tượng Pháp gọi là Patirupaka kala, tượng pháp có nghĩa là ngó ngó nó tương tợ, tượng đây giống như là mường tượng vậy đó. Tượng ở đây là tương tợ. Nó tương tợ thôi, cho nên nó gọi là Saddhamma patirupaka có nghĩa là giai đoạn tượng pháp, có nghĩa là nó tương tợ thôi, có nghĩa là thấy chư tăng cũng y áo trang nghiêm rồi cũng học hành Tam Tạng thuyết giảng rồi phật tử cũng hết lòng dốc sức hộ pháp, hộ đạo, thấy ngon lành lắm. Nói về chuyện hành trì thì nó không được rốt ráo, còn nói về chuyện chứng ngộ thì rất là hiếm hoi. Nhưng mà trên hình thức, quay phim chụp hình cũng y chang thời kỳ chánh pháp. Cho nên được gọi là giai đoạn tượng pháp.

Giai đoạn 3 gọi là Giai đoạn Mạt pháp gọi là Saddhamma samosa. Có nghĩa là thượng bất chính, mà hạ tắc loạn. Có nghĩa là từ trong nội bộ người xuất gia không ra gì mà người cư sĩ cũng cực kỳ phải nói là yếu kém. Yếu kém ở đây phải nói là người phật tử sáng đi chùa, chiều đi nhà thờ. Niềm tin không vững vàng. Thứ hai nữa là khi họ nhìn thấy tăng chúng không còn khả kính nữa, thì người phật tử sẵn sàng báng bổ, chà đạp Tam Bảo không tiếc thương. Họ chửi chùa, chửi Tam Bảo không tiếc thương, họ quên rằng là, cá nhân nào thì mình đem nó đó ra mà lăng trì thôi, chứ còn mà mình không thể nào mà mình chửi chung cái đám còn lại được. Cái đó là sai. Còn đàng này mình nổi điên lên là mình chửi sạch. Mình điên lên là mình chửi sạch, đó, nó khổ vậy đó. “Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi” nhưng mà mình thì bây giờ không có như vậy nữa. Cho nên Mạt pháp là vậy. Trong tăng chúng thì nó đủ vấn đề trong đó, nói ra thì nói buồn nhưng không nói thì bà con mơ hồ. Ai đi Thái Lan, lấy mắt nhìn thôi, lấy mắt nhìn nhưng mà đừng có xài cái đầu nha, lấy mắt nhìn thì Phật giáo Thái Lan thì Phật giáo Thái Lan là perfect, hoàn hảo. chùa miểu phát triển, kinh sách ta nói in mà bán đầy chợ, in màu in bìa đẹp tùm lum. Nhưng mà trong nội bộ chư tăng thì một tỷ vấn đề bên trong. Chích hút, nghiện ngập, đồng tính luyến ái, rồi tùm lum, có những vị mà, đại khái có những cái chùa mà có tình trạng là giết hiếp du khách tùm lum hết. Biết bao nhiêu chuyện bên đó, nhưng mà trên hình thức thì rất là đẹp. ở xứ nào cũng vậy hết. chẳng hạn bây giờ các vị đi Miến Điện mà những cái vùng sâu á, vùng miền cao. Sở dĩ tôi nói cái này á, là tôi xin thưa, nói trước vong linh của mẹ tôi là tuyệt đối không có ý báng bổ mà nói bằng thiện chí là lỡ mai này các vị thấy các vị bị sốc. Thì Phật giáo Miến Điện các vị biết mà, tôi thờ Miến Điện mà, tôi quý Miến Điện lắm. Tôi chẳng những tôi thương Phật giáo Miến Điện mà tôi thương người dân Miến Điện, quý Phật giáo Miến Điện, nhưng mà mình phải bình tâm, và khách quan để mình biết có những nơi chốn ở Miến Điện nó có vấn đề, vấn đề nặng lắm. Ví dụ như cái vùng Shan State, tức là Kalama đi lên á, các vị thấy mấy ông sư ngồi lề đường, quán café hút thuốc, làm ly café chuyện đó bình thường. tại vì cái quán nằm trước chùa của họ rồi họ ra họ ngồi vậy đó. các vị lên đó thấy mấy ông sư chạy honda là chuyện đó bình thường, vén y lên, tùm túm cho nó gọn là chạy. Các vị về vùng Chieng Rai của Thái đó, thì các vị thấy mấy ông sư đi bát mà cưỡi ngựa, các vị vào internet các vị đánh cái chữ “monks riding horse” là các vị thấy đầy hết á. Rồi, chưa kể là những vùng cao, vùng xa Miến Điện đó, các vị thấy mấy ông sư mà nắm tay mấy cô đi ngoài đường tỉnh bơ à. Tôi nói rõ là: Nắm tay đi ngoài đường tỉnh bơ. Chứ tôi không thấy hôn hít, tôi không thấy, ôm ấp tôi không thấy. nắm tay mà đi thì thấy bình thường, một lần là tôi thấy ở Shan State, một lần là tôi thấy ở Kyaiktiyo, Kyaiktiyo là cái chỗ mà hòn đá nghiêng nghiêng, hòn đá thiêng á. Thì tôi gặp chuyện đó bình thường. thấy người ta làm cái chuyện đó bình thường, thì mình thấy mình đừng có shock, bởi vì bên đó, hiện giờ cách Kalama một tiếng cũng có, hai tiếng cũng có có hai vị được người dân Miến Điện xem là A-la-hán mà vẫn còn sống, vẫn còn sống, tôi nói chậm thiệt chậm nha. Người dân họ nói, tôi thì không nhận xét, nhưng những gì mà tôi quan sát được, tôi quan sát hình ảnh, tôi quan sát qua bài viết á, mà nhứt đặc biệt mình quan sát cái phong thái, cái đạo cốt thì phải nói cực kỳ khả kính. Cái cặp mắt đó là cặp mắt của cái người mà không còn thích cái gì nữa hết á, cặp mắt đó là cặp mắt của người buông. Còn những cái vị mình thấy trước mặt phật tử mà nhã nhặn, nhỏ nhẹ, rồi trang nghiêm nhưng mà nếu mình quan sát cặp mắt nó có ý gian gian tà tà trong đó, còn cái vị thứ thiệt là họ không có màng nữa. Xin lỗi là bây giờ mình có đại tiện trước mặt họ cũng vậy, mà bây giờ mình có quỳ xuống hôn chân họ họ cũng vậy. Mà các vị đó dứt khoát là không có nhận tiền. Khi họ không có nhận tiền thì họ không có lý do gì họ mua lòng mình hết á. Mình nói huỵch toẹt ra luôn đi nha. Chứ mình cứ giấu giấu hoài mệt quá. Nha. Họ không có gì họ mua lòng mình hết. Ông sư gặp phật tử rồi nhỏ nhẹ, mềm mỏng, ăn nói chừng mực, lễ độ, nhiều khi có ý gian gian trong đó, là muốn thu tóm thiên hạ đó. nhưng mà vị này thì không, vị này chuyện đầu tiên là trong phòng không có tài sản gì hết. mấy vị khác còn có tủ bàn, giường ghế chứ vị này không có gì hết. vị này chỉ có bình bát và y, tấm trải để nằm, để ngồi đó thôi. Vị này không có nhận tiền bạc, vị này không có nhận thức ăn để qua đêm, mấy vị khác mình cúng đường, sữa, bột ngọt các vị đó cũng nhận, nhận chất đống, nhưng riêng vị này thì không, chỉ có nhận thức ăn trong bình bát đầy rồi thì lấy tay chận lại thôi, không có nhận tiền bạc, không nhận gì dư ra, cái đồng hồ reo đưa còn không lấy mà. Tại vì cái đồng hồ reo là dành cho người nào ngủ quên, cái người nào mà tu theo đồng hồ á, họ mới xài đồng hồ. Còn người như ngài thì coi như chỉ lúc nào mà ngủ hẳn thì thôi, chứ lúc thức chánh niệm đầy ngập thì đồng hồ gì. Đại khái như vậy. Cho nên phải nói thiệt, tu đến mức gần như không xài đồng hồ nó mới tu. Tu rốt ráo, còn không thì cũng là tu mà tu xìu xìu. Rồi.

Nãy giờ tôi đang nói về Mạt pháp cho bà con hình dung. Pháp học thì không chịu trau dồi, mà pháp hành thì trớt quớt, bởi vì không học lấy gì hành ? Mà không hành thì làm gì có pháp thành, làm gì có pháp chứng, nha. Rồi. cho nên kỳ rồi mình học về nội dung, về chữ « Mạt Pháp ».

Bữa nay, tôi định nghĩa tiếp tục cho bà con một vấn đề nữa. Tôi nói trước, trong suốt 10 bài giảng đầu tiên toàn là mấy bài lót dạ không à. Bà con coi như là tôi không biết bà con đã nghe bao nhiêu thầy bà tôi không biết, nhưng nếu nghe trong lớp này thì tôi coi bà con giống như người đau ban mới hết vậy đó, hoặc là thương hàn nhập nội mà lâu quá không ăn cơm toàn ăn cháo không à, cho nên bây giờ muốn cho quý vị ăn trở lại phải cho quý vị ăn đồ mềm trước, ăn đồ mềm trước. Thì tôi định nghĩa bà con chữ Mạt pháp để bà con hình dung được mình đang trong thời kỳ gì, thời kỳ nào. Và bữa nay tôi định nghĩa về cái chữ là « Chánh Tín » và « Mê Tín » nghe thì thấy rất là thường. Tôi biết trong room có nhiều người nghe tới đây bĩu môi, cái này tôi biết rõ, nhưng cái này tôi nói rõ là tôi nói trong Tăng chi bộ kinh, nha, chứ không phải tôi nghĩ ra tôi nói.

Cái Chánh tín là sao ? ở đời này, ai cũng phải có niềm tin hết á. Thằng ăn trộm nó phải tin là nó lấy được đồ người ta nó mới trèo tường nó mới khoét vách, chứ còn mà trước khi nó trèo tường khoét vách nó không chắc lắm, không có tin lắm là bữa nay lấy được đồ đạc thì tui nghĩ chắc nó không có đủ siêng để nó trèo tường đâu quý vị. Ăn trộm. rồi mình đi làm cái chuyện ruồi bu nhất là mình xuống bếp mình nấu một tô mì, thì mình cũng phải có niềm tin, ở dưới mì nó còn gói ít nhất là 1 gói, mình phải tin rằng mình phải có dụng cụ để mà mình nấu nước sôi, mình tin rằng mình có cái tô cái chén, cái thau cái nồi để mà đựng mì, mình tin rằng mình có cái muỗng, có đũa, có nĩa để cho mình ăn mì. Mình phải tin mình mới xuống bếp làm cái tô mì được. Chứ còn đằng này á là mình không có tin, mình không có chắc ăn là ở dưới mình có tô chén muỗng đĩa, mình không có chắc là ở dưới mình có thể nấu sôi, mình không có tin ở dưới mình có mì. Nói chung là nguyên một núi vấn đề mà mình không có niềm tin, tôi nghĩ các vị không có thể nào mà đại giá quang lâm xuống cái nhà bếp. Tôi nghĩ khó đó, khó đó. mình biết rằng sau nhà mình nó có bụi ớt, có bụi rau thơm mình mới chịu khó mình dời gót ngọc ra đó mình hái ớt hái rau chứ còn mà mình không có tin lắm thì các vị nghĩ mình có ra đó hay không ? mình không có niềm tin, làm sao mình ra ?? Mình phải biết ngoài đó có cây ớt, có bụi rau thơm mình mới ra, mình xuống bếp cũng vậy. đấy. cho nên, không có niềm tin là không có làm ăn được gì hết. Tuy nhiên, niềm tin nó có hai : Niềm tin mà nó dựa trên cơ sở hợp lý, trí tuệ, tiếng Pali gọi là Yoniso đó, là hợp lý, reasonable. Còn cái trường hợp thứ hai đó, là niềm tin thuần túy cảm tính, cho nên tôi nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần. Tôi nói đó là : có hai cách tìm đến chân lý, đó là : cách một, làm mình hiểu vấn đề như nó là, as it is. Còn trường hợp thứ hai, là mình tìm đến chân lý theo cách mà mình muốn. cái này chắc trong room hiểu. Cái cách một là nhà mình bị mất đồ, thì mình quan sát coi cái này người lạ hay người quen lấy, nếu mà là người lạ đó thì thôi miễn bàn. Nếu người quen thì ai, ai là người có khả năng nhất. Đó. mình truy tìm dấu vết, đó gọi là mình truy tìm sự thật như nó là. Còn cái trường hợp thứ hai là mình tìm sự thật như mình muốn, có nghĩa là sao ? có nghĩa là mình bị mất đồ, mà chuyện đầu tiên đó mình nghĩ đến cái người mình ghét trước cái đã. Trong khi trên nguyên tắc là mình phải kể cả người lạ nữa nhưng mà không, mình đầu tiên, thấy mất là nghĩ tới cái người mình ghét cái đã. Đó. Đầu tiên là mình nghĩ tới người đó trước. mà các vị thử tưởng tượng đi, ở trong đời sống thường nhật hay là trong chuyên ngành hình sự mà các vị đi đánh giá, các vị nhận xét nghi phạm bằng cái tình cảm thương ghét là chết rồi. Chết là cái chắc. Nha. Tại vì mình mất đồ là mình phải xác định cái này người quen hay người lạ lấy. Rồi, thứ hai, nếu người quen là ai, trên nguyên tắc là mình phải nghi cả những người mình thương nữa kìa. Trên nguyên tắc là mình phải nghi cả người mình thương. Ví dụ, mình có thằng em ruột nó đánh bài, nó chích hút, thì mình không thể loại trừ nó ra được. Còn đàng này mình ghét cái cô người ở, cho nên chuyện đầu tiên, hễ mất tiền là cứ đi xăm xăm cứ nghĩ cô người ở. Cái chuyện mà mình nghi ngờ ai, nó không có chắc chắn gì, nhưng mà nó bậy ở chỗ là cái kẻ thực sự là hung thủ thì nó tiêu diêu pháp ngoại, còn cái kẻ vô tội thì mình cứ nghi ngờ, theo dõi mất thời gian không được gì hết, bởi vì người ở không có lấy, người lấy là thằng em ruột mình á. Nha. Cho nên, có 2 cách tìm tới chân lý : Cách 1 là mình quan sát vấn đề như nó là. Cách hai, là mình tìm tới vấn đề như mình muốn. cho nên, từ cái cách hai này, khi mình đến với Phật pháp nó nguy hiểm lắm. trong room thế nào nghe tôi nói chữ « nguy hiểm » các vị cũng không đồng ý. Các vị nói : miễn sao đến được với Phật pháp thôi, chứ tại sao mà đến thiếu trí tuệ lại nguy hiểm ? Dạ, có nguy hiểm. Trong Trung bộ kinh, cái bài Kinh ví dụ con rắn, Alagaddùpama sutta, Đức Phật có dạy : Tìm đến với giáo pháp mà không có trí thì giống như một người bắt rắn mà sai cách, cầm được con rắn nhưng mà sẽ chết vì con rắn. Giáo pháp nó giống như thuốc chữa bệnh vậy đó, dầu thuốc có quý cách mấy, nhưng mà mình không biết liều lượng là chết như chơi, nha. Chết như chơi, Nha. Đừng hiểu mình thuộc kinh sách là mình ngon. Chưa chắc, vấn đề là mình hiểu, hiểu như thế nào, hành trì như thế nào, chứ còn đừng có nói là thuộc. Thuộc khác, thuộc chỉ là nhớ thôi. Còn hiểu là chuyện khác. Nhớ nha. Thuộc là chỉ là nhớ thôi. Mình thuộc 30 cuốn kinh thì đó chỉ là nhớ, nhưng mà hiểu kìa. Cho nên tôi nói bao nhiêu lần, tôi nói là thuộc lòng Tam Tạng chứ còn cái kiểu mà đọc năm ba cuốn kinh, rồi ghi chép lại sổ tay những điều tâm đắc cái đó đối với tui là miễn bàn. Tôi nói thuộc lòng Tam Tạng á. Chưa đủ. Bởi vì, có thể mình thuộc lòng, là mình chỉ là mình chỉ là copy lại, mình chỉ scan, mình chỉ ghi âm lại, mình chỉ sao chép lại thôi. Nhưng mà mình có hiểu đúng cái mà mình đã nhớ hay không đó là chuyện khác. Đấy. Mà cái nguy ở đây là gì, có nghĩa là mình học thuộc bài kinh mà mình lại hiểu sai bài kinh đó. Chết là chết chỗ đó đó. Khi mà hiểu sai thì cái nhớ của mình lúc này nó thành cái họa cho mình chứ không phải là cái phúc. Tôi nhắc lại, Dầu cho các vị học đúng, nhưng mà các vị hiểu sai. Ví dụ như cách thức nấu một nồi canh chua, trong đó quý vị nói phải mua đậu bắp, tàu hũ, nấm rơm, bột nêm nè, mà các vị tưởng tượng các vị ghi bột nêm mà không hiểu bột nêm là gì tôi mới lấy cái keo mà baking soda, tôi tưởng cái đó là bột nêm, tôi đâu có biết đâu, tôi thấy bột nêm tôi tưởng là baking soda, cái baking soda tôi tưởng là bột nêm đó, rồi còn đậu bắp thì tôi lấy trái ổi trái chanh gì đó, tại tôi tưởng đậu bắp là trái ổi, tôi lấy trái ổi liệng vô, còn baking soda tôi tưởng là bột nêm, tôi bỏ vô, rồi còn cà chua thì tôi tưởng cà chua là trái mãng cầu, tôi lấy mãng cầu tôi bỏ vô, tôi đâu có hiểu cà chua là gì. Thế là các vị tưởng tượng đi, baking soda mà nấu với ổi, với mãng cầu thì các vị nghĩ coi nó ra cái gì ? Mặc dù tôi học đúng, tôi học rất là đúng nha. Tôi học công thức nấu canh chua là cái gì tôi học rất là rõ là nấu nước sôi rồi bỏ cái gì vô trước bỏ cái gì vô sau, trong đó có đậu bắp nè, nấm rơm nè, cà chua nè, rồi me nè, bột nêm, tôi nói chung là tôi nói ào ào nhưng mà vấn đề là tôi không hiểu đậu bắp là gì, tôi tưởng trái ổi, tôi bỏ trái ổi vô, cà chua tôi không biết nó là gì tôi tưởng mãng cầu tôi liệng mãng cầu vô. Rồi baking soda tôi tưởng là bột nêm tôi bỏ vô. Thì các vị coi cái nồi cuối cùng nó ra cái gì ? Cho nên đừng nói rằng, tôi thuộc công thức là tôi ngon. Sai. Đó bây giờ đó, trước mặt quý vị đang có cái nồi mà coi như nó là baking soda rồi ổi, rồi mãng cầu rồi lá mơ bỏ vô trong đó, rau ôm mà tưởng rau mơ lấy lá mơ bỏ vô trong đó. Thì coi nó ra cái gì ? Cho nên, cái niềm tin ở đây là phải dựa trên cơ sở trí tuệ. Và tôi nhắc lại, đừng có tưởng là thuộc nhiều kinh điển, quen biết nhiều cao tăng, nhà có nhiều kinh sách là đủ. Sai. Cái vấn đề là mình gặm nhấm, mình tiêu hóa được cái gì mình có được trong tủ, trong đầu mình, cái đó là một chuyện.

Và, có một lần, bà Gotami là dì ruột của thái tử Tất Đạt, khi bà xuất gia rồi, bà đắc A-la-hán rồi nhưng mà vì cái lòng đại bi, bà nghĩ đến lợi ích của đàn hậu tấn về sau, trong đó có chúng ta bây giờ, cho nên bà đã đến gặp Đức Phật, bà mới thưa với Đức Phật là «Mai này Thế Tôn không còn nữa Thánh chúng không còn nữa thì người đời sau họ sẽ dựa vào đâu để mà biết cái nào là lời Phật cái nào không phải là lời Phật ? » Đối với bà thì xong rồi, nhưng mà bà hỏi cho đám hậu tấn chúng mình á, thì Đức Phật Ngài dạy rằng : « pháp môn nào mà mình theo nó mình trở nên thiểu dục, không có thích thú cái này cái kia nữa, bớt thích, cái pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng thích sống một mình, cái pháp môn nào mà mình càng theo mình càng được an lạc, cái pháp môn nào mình càng theo mình càng chán đám đông, cái pháp môn nào mình càng theo mình càng trở nên dễ nuôi sao sống cũng được, thì cái pháp môn đó là đúng. Còn pháp môn nào mà đi theo càng lâu, nó thích tùm lum hết, nó thích đủ thứ ; cái pháp môn nào đi theo thời gian sao mình không có chán sợ đám đông, cứ thích đàn đúm tụ tập » là thua. Nha. Thì đó là những tiêu chí. Mà mình thấy trong pháp thiền cũng vậy. Thiền sư thì, ở đây tôi đang nói những vị đúng, chứ tôi không có nói những trường hợp mà không đúng. Tôi đang nói những vị đúng đó, những vị Thiền sư mà thứ thiệt đó. Thì tôi nhắc lại, mỗi vị đó trên căn bản đều y cứ kinh điển, nhưng mà về chi tiết râu ria thì nó đều có những dấu ấn cá nhân trong đó. Nhớ. Cẩn thận cái đó. Mà cái bậy nhất của mình là mình thần tượng quý mến đặc biệt một cái vị nào đó, và mình coi tất cả những gì vị ấy nói ra đều là khuôn vàng thước ngọc, đều là chuẩn mực tuyệt đối. cái chuyện đó nó có nhiều cái bậy lắm. Bậy thứ nhứt, nếu mà vị đó nói đúng, thì cái người mình thờ phải là Đức Phật chứ không phải cái ông đó. không biết nói trong room có hiểu không. Khổ, giảng mà không thấy mặt nó khổ lắm, giống như mình đang hát cải lương trong nghĩa trang vậy đó, không biết có ai nghe hay không ? tôi nhắc lại lần nữa, nếu mà ông thiền sư ổng nói đúng lời Phật thì cái người mà mình thần tượng, cái người mà mình mang ơn phải là Đức Phật chứ. Thì dĩ nhiên vị đó mình cũng mang ơn là vì nhờ vị đó nhắc lại lời Phật, nhưng mà vị đó chưa phải là tất cả, như rất nhiều người hôm nay, cứ thờ thầy mà quên thờ Phật. Cho nên, nhắc lại, Nếu cái ông đó mà nói đúng lời Phật thì mình phải cảm kích Đức Phật chứ, mình phải thờ phụng, mình phải thần tượng Đức Phật chứ, đằng này mình xoay qua ổng. Còn nếu mà ổng nói sai lời Phật thì không còn gì để nói. Còn nếu ổng nói đúng thì mình phải cảm kích Đức Phật chứ. Đấy.

Còn đàng này mình thấy ông nào nói vừa ý mình là mình quay qua mình lạy, mình thờ ông đó, mà mình quên mất một chuyện rất là quan trọng, thứ nhứt, ổng nói có đúng lời Phật hay không ? thứ hai, ở trong Tăng chi Đức Phật có dạy, thần tượng một cá nhân nó rất là nguy hiểm, thí dụ như khi cá nhân đó có vấn đề, chẳng hạn như cá nhân đó chết, hay là hoàn tục, hay là phạm giới, hay là cá nhân đó vì một lý do nào đó mà bị tăng chúng xử phạt, thì lúc bấy giờ là mình bị sốc. Mà trong khi niềm tin của mình đối với Tam Bảo thì nó chắc ăn hơn. Mình tin vào ngọn núi nó chắc hơn là mình đặt niềm tin vào ông tỳ khưu. Tôi nhớ Tây nó có câu rất là hay : con chim đậu trên nhánh cây nó tin vào đôi cánh, còn con người đứng trên cành cây thì tin vào độ chắc chắn của nhánh cây » các vị thấy niềm tin nào nó ngon hơn ? Tôi nhắc lại : con chim đậu trên nhánh cây nó tin vào đôi cánh của nó, còn con người đứng trên cành cây minh tin vào độ chắc chắn của nhánh cây. Mình đặt niềm tin vào cái nhánh cây nó rất nguy hiểm, lỡ mà nó không chắc chắn như mình nghĩ thì sao ? Trong khi con chim thì lại khác, nó bay mỏi rồi, nó đậu, nhưng mà khi nó đậu, nếu mà người nào để ý nó đậu nhẹ lắm, và nó sẵn sàng nó rời khỏi nhánh cây đó khi mà nó nhận ra điều gì bất trắc, nó nhận ra có điều gì nguy hiểm, là lập tức nó đi ngay. Còn con người mình thì không. Con người mình cứ loay hoay lỡ nghe cái rắc là cứ loay hoay, lỡ mà « rắc » một cái là cứ loay hoay, là chết. Đó. Mà nếu mình chuyền qua được cái nhánh khác cũng rất là mệt mỏi. Mình đặt cái niềm tin vào cái bên ngoài hơn là cái bên trong. Mà cái Chánh tín là gì ? Chánh tín là chuyện đầu tiên là phải dùng cái trí tuệ của bản thân, chứ không phải là vì cái tình cảm của mình đối với người khác, cẩn thận cái đó. Và hồi nãy tôi cũng nói rồi. Mình chọn cái giải pháp đó là vì nó hợp lý hay là vì mình thích. Hai cái đó khác nhau nha, khác nhau rất là xa, xa lắm quý vị. Hôm nay, chúng tôi soạn cái bộ Nhật tụng Kalama có cái ý, có ba lý do : thứ nhất, có rất nhiều bà con muốn được đọc kinh Phật ngay tận gốc, uống nước tận nguồn, mà bây giờ kinh điển bao la bây giờ tôi chỉ học cái gì đây ?không lẽ tôi chỉ họ đọc Trung bộ kinh 152 bài, làm sao họ đọc nổi ? Rồi Trường bộ 34 bài, Tăng chi là chín ngàn mấy trăm bài gần mười ngàn, còn Tương ưng là gần 7500. Tương ưng là hơn 7500 mà tăng chi là gần 10.000. Còn tiểu bộ thì thôi, 15 phần. 15 phần Tiểu bộ đọc sao hết. Đó. Thứ nhứt, nó quá lớn tôi không biết giới thiệu cái gì. Thứ hai, là tôi gom những nội dung mà tôi cho là cấp thiết nhứt, căn bản nhứt, rốt ráo nhứt, cốt lõi nhứt mà người ta phải nuốt cho bằng được cái nội dung này, rồi thả họ ra tung tăng họ muốn làm gì làm. Đây là những cái mà mình muốn họ phải nuốt trước vô trong đầu của họ trước. Cái thứ ba, cái phần này tôi xin nói nhỏ, nói thiệt là nhỏ cho bà con nghe thôi, chứ còn la làng thì tôi không dám. Đó là khi mà làm cái chuyện sưu tập, phải collect mà vừa phải select nữa chứ những bài kinh đó, chúng tôi phải đọc lại bản tiếng Việt, mà trong đó có những vấn đề mà vì lòng tôn kính tiền bối thì tôi đành nói là lỗi ấn loát, là lỗi in á. Có rất nhiều đoạn nó kỳ cục, một là đọc không hiểu, hai là nó ngớ ngẩn, kỳ cục lắm. Cho nên khi mà chọn kinh rồi, là chúng tôi phải điều chỉnh lại phần tiếng việt mà có bản Pali kế bên, ai nghi ngờ, có thể liếc mắt vô đó, hoặc là ai có thể đọc được tiếng Anh, tiếng Đức tiến Thái, nó còn nhiều thứ tiếng nữa nhưng mà đó là 3 thứ tiếng mà tôi biết, là chắc chắn, là có đó, trên mạng là có. Tiếng Anh, Tiếng Đức là họ dịch hết kinh tạng luôn, nha. Cho nên bà con thấy nghi ngờ thì cứ nhào qua đó đọc. Khi mà tôi muốn gom lại như vậy là để cho bà con có cái cơ hội được tiếp xúc với kinh điển ngay gốc, uống nước tận nguồn, chứ còn không có đi lòng vòng, có nhiều lúc mình mất ba bốn chục năm là phật tử.

Cho tôi xin cũng nhỏ giọng nói chuyện này : nhiều người thấy cuốn sách để chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay là để Phật giáo Nguyên thủy rồi ở dưới là tên của một vị hòa thượng là mình cứ chắc chắn đó là kinh. Nó nguy là nguy chỗ đó. cái tên một ông sư, ví dụ như mai này các vị thấy để tên Toại Khanh đi, bây giờ tui nói tui cho nó đừng đụng ai. Các vị biết tui, Toại Khanh là một ông sư, cũng lên nói ba xàm ba đế mấy năm nay rồi, các vị biết, cho nên mai mốt các vị thấy cuốn sách nào để tên Toại Khanh các vị yên tâm là cuốn kinh. Không được. Phải coi bên trong nói cái gì, chứ còn cái chuyện mà các vị biết ông Toại khanh là ông sư, biết ổng từng lên giảng ba xàm ba xí gì đó là cái chuyện của quý vị, nhưng mà cái căn bản là cuốn sách trước mặt quý vị trong đó nó nói cái gì, biết đâu. Một lúc nào đó, tôi vì một cái special order nào đó mà tôi viết một quyển tiểu thuyết, tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tình cảm. Ví dụ vậy. Hoặc một lúc nào đó, tôi bị chập mạch, tôi bị đứt một hai dây, một hai chùm gì trong đây tôi viết tào lao thiên tướng trong đó, mà tôi vẫn là còn phàm, cái chuyện mà tôi tà kiến, cái chuyện mà tôi ngộ nhận, cái chuyện đó rất là bình thường. Cho nên là, tên tui là một lẽ, cái tình cảm ghét thương khinh trọng của quý vị dành cho tôi là một chuyện, cái chuyện căn bản là các vị phải coi trong đó nói cái gì. Còn cái chuyện đời tư của tôi, tôi xin nói rõ, không quan trọng. Bởi vì tôi xưa nay ăn bánh mì, tôi chưa bao giờ tôi đi tìm hiểu cái biography của người làm bánh mì. Tôi đọc một cuốn sách, tôi chưa bao giờ mà tôi đi để ý đến đời tư lăng nhăng lít nhít của ông tác lắm. có nhiều ông tôi thích, thì tôi hay để ý ông này ổng sống được bao lâu, đó, cái đó có. Chứ còn cái chuyện, ngoài cái chuyện ổng sống ổng chết năm nào thì tôi không có màng, tôi không có ở không để tôi đi tìm hiểu. Như cụ Nguyễn Lê, cụ Lê Ngọc Trụ, Cụ Lê Văn Đức, Vương Hồng Sển, hay là Sơn Nam, Tuệ Sỹ, Mạnh Thác, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Tam Ích, Tam Lang, Bửu Ý, đó là những người mà tui trọng lắm chứ, nhưng mà tui trọng cái tác phẩm của họ thôi. Chứ còn mà Nguyên Sa, tôi không màng tới cái đời tư của Nguyên Sa, tôi không màng. Tôi thích thơ Nguyên Sa, thì tôi chỉ đọc thơ Nguyên Sa, mà không phải thích toàn bộ nha, Nguyên Sa, Đinh Hùng, Quách Tấn, Đông Hồ, mỗi ông như vậy tôi chỉ để ý một vài bài thôi, có nhiều ông tôi biết hay mà tôi sợ muốn chết, như ông Quách Tấn, ông Đông Hồ đối với tôi đó là cây đa cây đề của làng thơ ca Việt Nam, nhưng mà tui ớn, tui đọc hổng nổi, vì mấy ông là cái loại đường luật khắt khe quá, đọc nhức đầu lắm, nha.

Thì đối với Phật Pháp y chang như vậy. Thương quý là thương quý, khinh ghét là khinh ghét, cái quan trọng nhứt là trong đó nói cái gì, đừng vì khinh ghét cá nhân đó, mà mình coi thường công trình, tác phẩm của người ta, đừng vì mến thương kính quý thần tượng một người mà họ đánh rắm mình cũng kê mũi mình ngửi là sai. Nhớ nha. Cái đó là Sai. Sai. Cái nào ra cái đó. Nó gọi là Chánh Tín.

Tức là, hiểu rõ cái điều mình tin, và nhờ vậy mình mới tin chết bỏ cái điều mình hiểu. Đó là dấu hiệu của thánh nhân. Thánh nhân họ như vậy đó. Họ hiểu rất rõ cái điều họ tin, cho nên họ tin chết bỏ cái điều họ hiểu. Còn mình thì sao ? mình thì không hiểu lắm cái điều mình tin, cho nên từ đó, mình cũng không tin lắm cái điều mình hiểu. Đây là một công thức rất là toán, rất là toán, nha. Khi anh không hiểu lắm điều anh tin thì hệ quả tất nhiên là anh không tin lắm điều anh hiểu. Mà khi anh không có tin lắm, và không hiểu lắm thì làm sao mà anh có hành trì mà cho nó đúng mức, cho nó tới nơi tới chốn được quý vị ? Và cuộc đời của quý vị được bao nhiêu năm ? bỏ đi thời gian ngu và thời gian ngủ các vị còn lại bao nhiêu ? Thời gian ngu là bao nhiêu ? là từ 1 tuổi cho tới 18 tuổi là thời gian ngu, là mình bỏ 18 năm đó. Bây giờ qua tới thời gian ngủ. Thời gian ngủ là 1/3 đời người, các vị có biết không ? mình 75 tuổi là mình chết, thí dụ, là mình ngủ hết 25 năm rồi. 1/3 cuộc đời mình là mình ngủ. Như vậy, tưởng tượng, trừ đi thời gian ngu và thời gian ngủ quý vị còn được bao nhiêu thời gian ? các vị không phải là con chuột bạch, tôi nói đi nói lại cái điều này hoài, mình không phải là con chuột bạch để mà người ta thí nghiệm những học thuyết chính trị, tôn giáo, nha. Bỏ cả một đời theo đuổi một lý tưởng chính trị, theo đuổi một tín ngưỡng tôn giáo, một cái niềm tin bá vơ nào đó, cuối cùng, không đi về đâu hết, nó giống như bỏ tiền đi đốt vàng mã vậy, nha. Chúng ta không có nhiều thời gian, chúng ta phí tiền là đã ngu rồi, nhưng mà ít ra tiền mất thì mình còn kiếm lại được, sức khỏe mất, sometime mình cũng còn tìm lại được, mặc dù nó không được nhiều lắm đâu. Sức khỏe thấy vậy nhưng cũng tìm lại được, tiền bạc tìm lại được, nhan sắc thì may be, có những trường hợp tìm lại được, đi thẩm mỹ chịu khó tốn tiền chút, nhưng mà có thứ duy nhất mà không tìm lại được đó là thời gian. Thời gian hoặc có cái tên gọi nữa là tuổi thọ của mình. Tuổi thọ của mình là mình tiêu pha nó mình không cách nào mình tìm lại được thời gian tiêu pha đó. mình bỏ thời gian ngu, bỏ thời gian ngủ mình không còn bao nhiêu hết. cho nên buổi đầu, tôi dạo sơ cho bà con nghe những cái nội dung này trước rồi từ đó đi vô cái nền. chẳng hạn như bây giờ tôi đang giảng bên Đức một cái lớp gọi là lớp chuyên tu, lớp intensive, tôi giảng thuần túy, nội dung của bộ patisampida còn cái đám bên Úc thì tôi ngán quá đi, một là bên đó không có thầy bà, tăng ni, cho nên tôi biết bà con rất là sơ cơ, nói sâu bà con ngủ, cháy máy không hay. Thứ hai, là theo tui tình cờ ngẫu nhiên biết được, bà con do không có tăng ni cho nên lúc bà con mở cửa đón muôn phương bà con đón nhiều cái luồng gió lạ lắm, có những luồng gió chỏi nhau bà con đón hết, có vị thì kêu là học hành, tu tập ; có vị kêu buông hết khỏi giáo lý, khỏi hành thiền, nói chung là nhiều thầy nhiều thợ quá, cho nên bây giờ nói Phật tử Úc tôi cực kỳ hoang mang tôi không biết phải nói cái gì luôn. Nha. Cho nên tôi phải lựa những đề tài mà tôi cho là để khai vị, để làm quen, chứ tôi ngán quý vị lắm, tôi nói mà không dám mở mắt luôn. Tùm lum hết. Đủ thứ thầy bà. Thì thôi, tôi giống như sơn đông mãi võ, đi ngang xách gánh đi ngang chợ, bà con hú thì tôi nhào vô tôi múa vài đường bán thuốc cao vậy thôi, chứ tôi cũng chẳng tin cái chợ, chợ mà. Thì trong đó rolex, rồi áo lông thú cũng có, rồi ba cái nhang cái giấy vàng mã cũng có, đồ tàu, đồ nhật, đồ thụy sĩ, đồ đức gì cũng có. Tôi chỉ là người bán sơn đông, tôi đi ngang tôi làm vài đường rồi tôi đi. Đấy.

Thì mình quay trở lại vấn đề Chánh tín và Tà tín. Các vị nên nhớ thế này : Đừng bao giờ nghĩ rằng Đức Phật kêu gọi mình tin tưởng Ngài như là tin tưởng một cá nhân. Sai. Cái đó không có đúng. Đức Phật Ngài chưa bao giờ Ngài kêu gọi mình hãy tin Ngài như tin tưởng một cá nhân. Mà chúng ta hãy hiểu rằng, Chư Phật là. Trước hết mình phải hiểu Phật là gì trước cái đã.

Chữ Phật có hai nghĩa, chữ Buddha có hai nghĩa : Một, là enlightenment, có nghĩa là người giác ngộ. Cái thứ hai là người đã wake up cái người đã tỉnh thức, thức dậy, đã thức giấc từ giấc ngủ vô minh, Ngài không có nằm mê nữa. Rồi Ngài mới đem kinh nghiệm đó, Ngài dạy cho mình. Cho nên mình thờ Phật là mình thờ ánh sáng, mình thờ cái chân lý, mình thờ cái quy luật tất nhiên của vũ trụ, của trời đất, chứ không phải là mình thờ cái ông hoàng tên là Tất Đạt con của Vua Tịnh Phạn, chào đời ở Ka-tỳ- la. Không phải, mà mình thờ chân lý, cái sự thật mà Ngài phát hiện và truyền lại cho mình. Nhưng mà nói vậy chưa có ghê lắm. Cái này mới ghê này, tại sao mà Đức Phật được gọi là người tỉnh thức ? cái này lớn chuyện lắm. cái này lớn chuyện lắm quý vị. cái chữ Tỉnh thức này đến bây giờ tôi đã giảng cho bà con nghe cả ngàn lần rồi, mỗi lần bản thân tôi ngồi một mình, tôi nhớ tới cái chữ tỉnh thức tôi rùng mình các vị biết không ? tôi rùng mình á. Cái chữ Tỉnh thức này nó đáng sợ lắm. Tôi nhắc lại. Tôi nói cho bà con nghe cả ngàn lần, mà mỗi lần một mình tôi nhớ lại chữ « tỉnh thức » mà định nghĩa về Đức Phật tôi rùng mình, rùng mình là rùng mình cái gì ? tôi nói cầu may, hên xui, chứ tui không có tin lắm là trong room này có thể chia sẻ cái cảm xúc đó của tui. Tại sao gọi là thấy ghê ? theo mô tả trong kinh, do khuynh hướng phiền não, cái tập khi sanh tử nhiều đời, cái thói quen phiền não, đa phần phàm phu mình sống thiện khó hơn sống ác gấp ngàn, triệu lần, tùy người. Cái hành thiện khó lắm. Các vị đừng có ngồi ở đó mà dệt mộng làm thơ, tôi có ăn chay, tôi có quy y, tôi có sư phụ, rồi tôi là phật tử, tôi có kinh sách, tôi có hành thiện, tôi có đi Miến Điện, tôi có đi Ấn Độ, tôi xin nhỏ nhẹ và lễ độ thưa rằng, cẩn thận cái niềm tin đó, chưa chắc đâu quý vị. Bởi vì tôi quay lại cái chữ « tỉnh thức » tỉnh thức là cái gì ? Do cái khuynh hướng phiền não nhiều đời, mình đụng đâu dính đó. Cái chữ « Satta » chúng sinh, tiếng Phạn có nghĩa là « đụng đâu dính đó ». có nghĩa là sao ? Không có cái vật gì trên đời này mà nó có khả năng bám dính bằng chúng sinh hết. bám có hai cách : cái tâm nó bận tâm đến cái khó chịu để mà nó ghét ; nó bận tâm đến cái nó thích để mà nó tham. Cái tâm luôn luôn kiếm cái chỗ dể nó dán lên, dán tâm lên. Chính từ cái chỗ này cho nên nó mới dẫn đến một cái bi kịch, bi kịch nhân gian đó là, chúng ta. Tôi nói thiệt chậm nha : chúng ta sanh ra trong cảnh giới, môi trường, hoàn cảnh nào, thì 99.9% mình chìm sâu ở trong cảnh giới, trong môi trường đó. Nó dễ sợ vậy. Bởi tôi nói chữ « tỉnh thức » nó rùng mình chỗ đó.

Hôm nay chúng ta do tiền nghiệp chúng ta là người Việt Nam, chúng ta đang ở Úc, chúng ta đang ở Việt Nam, chúng ta đang ở Nhật, đang ở Mỹ, đang ở Châu Âu. Chúng ta là người Việt Nam nhưng vì tiền nghiệp chúng ta là người phụ nữ. cho nên chính vì máu me của một người Việt Nam cộng với giới tính nữ nữa, chúng ta có những cái thích mà không giống phần lớn nhân loại. Bởi vì đàn bà là cái thích nó không giống đàn ông, mà chính vì mình là người Châu Á cho nên mình có nhiều cái thích không giống Châu Mỹ, Tây Phương. Mà chính vì mình là người Việt Nam cho nên mình có những cái thích mà không giống Ấn Độ, Tàu, Nhật, Thái. Mà chính vì mình là người miền Tây Nam Bộ, mình là người miền Trung, mình là người miền Bắc, mình có những cái thích không giống cái thích của người miền khác, tỉnh khác. rồi cái bối cảnh gia đình, hoàn cảnh sống khi lớn lên, tất cả những cái đó cộng lại, nó

Ngoài cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, nó còn có cái môi trường sống, nó khiến cho chúng ta là một người đàn bà Việt Nam và có những cái thích không giống ai, kể cả những người phụ nữ Việt Nam khác, đồng bào của mình. Thí dụ, người phụ nữ Việt Nam mà tại Úc họ có những tâm tư tình cảm khác với người phụ nữ Việt Nam ở tại Mỹ, mà ngày hai người Việt kiều Úc, tại Brisbaine hay tại Sydney thì do bối cảnh gia đình, do tiền nghiệp quá khứ, cộng với điều kiện sức khỏe của mỗi người và những dấu ấn tâm lý của quá khứ, quá khứ đời trước và quá khứ đời này, nó khiến cho chúng ta có hoàn cảnh khác nhau, từ đó những cái thích và cái ghét của chúng ta không giống nhau. và chúng ta ghim sâu, cắm chặt, cúi đầu, gục mặt vào cảnh giới của mình, mình thấy nó hay. Ghim sâu, cắm chặt, mà gục mặt, cắm đầu vô cảnh giới mình đang sống. Con giòi nó thấy đống phân là vũ trụ, đối với nó là chỉ có đống phân thôi. Ngoài cái đống phân không có gì để bận tâm hết. Một cái nếp nhà thanh bạch, trống trước trống sau, trên là mái tôn, chung quanh vách ván, có vài con gà chạy lăng xăng, có hai đứa nhóc mũi dãi thò lò, có ông chồng ở ngoài ruộng hoặc ngoài chợ chạy xe lôi, còn mình thì làm nội trợ. Chiều chiều nấu ăn, có khói bếp bay lên gia đình họp mặt vậy là xong. Và đối với mình đó là thiên đường. Lâu lâu có tí tiền ra chợ tỉnh chợ huyện xíu rồi cũng trở về với nếp nhà thanh bần đó. Còn có những người là bà lớn, là bà bác sĩ, bà luật sư, những người đệ nhất phu nhân rồi quần là áo lụa, đi nước ngoài giống như đi chợ, du thuyền chuyên cơ là thoải mái, trên tay chỉ hai bàn tay mà họ đeo những thứ trị giá của hai bàn tay đó bằng tám cái nhà của người ta. Chuyện đó bình thường thì ở mỗi hoàn cảnh như vậy, chúng ta đều có khuynh hướng, chìm sâu trong cảnh giới mình đang có mặt. Mà Tỉnh thức là gì ? Đức Phật là người tỉnh thức, có nghĩa Ngài là người không có chìm ở trong cái thế giới mà Ngài đang có mặt. Bởi vì trong Tương ưng Ngài nói rất rõ, Ta giống như một đóa sen, ngoi lên từ bùn, đi lên từ bùn. Khó lắm quý vị. Khó lắm. Hôm nay, chúng ta học đạo, chúng ta mới biết được một sự thật khủng khiếp, đó là ngày xưa mình thấy súc vật nó thấp kém, con người là động vật cao cấp. Nhưng tới lúc mình biết đạo rồi thì cái định nghĩa đó phải viết lại, Thấp kém hay là cao thấp ở đây chính là cái nội tâm, cái nội hàm, cái nội dung tâm linh, tinh thần của mình á, cái đó mới là thấp là cao. Chứ còn xét về mặt sinh học, khó lắm. mình nói mình hơn con heo, nhưng mà mình cũng đói ăn, khát uống, rồi cũng đực cái, trống mái rồi thì cũng phản vệ, phản ứng và tự vệ như con heo vậy thôi, có điều mình có bằng cấp, mình có nhà cao cửa rộng chứ thật ra xét rốt ráo, theo trong giáo pháp thì một con người mà không biết tu hành, không biết thiện ác, chỉ biết hưởng thụ, thì họ chỉ là một con heo đi bằng hai chân trong một cái chuồng bự thôi. Cái chuồng to thôi. Nhà giàu mà không có đời sống tâm linh chỉ là con chó nhà giàu thôi. Tôi biết tôi nói cái đó rất là nặng, nhưng mà nó xui một chỗ, đó là sự thật. Nha. Mang thân người mà thiếu đời sống tâm linh tinh thần thì mình chỉ là con thú đội lốt người. Còn nếu mình có tiền bạc thì chỉ là con heo con chó trong một điều kiện sung sướng thôi quý vị. Các vị có biết thời cách đây thế kỷ thứ 7 thứ 8 bên Pháp, mấy bà có một cái mốt rất là lạ, thay vì người ta dắt cho cưng, có nhiều bà dắt heo đi vô mấy cái party, rồi mấy bà mà mệnh phụ, mấy bà Bá Tước, đi có người hầu đi theo có cái bịch ny-lon đi theo, thời đó không biết có bịch ni lông hay họ lấy cái gì họ đựng thì không biết, nhưng mà có người hầu đi theo để hót phân. Con heo đó tắm rửa sạch sẽ, đeo khuyên vàng, nhiều khi mùa đông mặc cho nó áo nhung, áo tơ gì đó, mấy bà mà quý tộc của Pháp, Châu Âu có dạo vậy đó. nếu mình là con người chỉ biết sung sướng mà không có đời sống tâm linh tinh thần thì mình cũng giống mấy con heo của mấy bà bá tước chỉ dắt đi party tiệc tùng dạ hội vậy đó, chứ không có gì hết. Mà tỉnh thức là gì ? là biết nhìn lại dưới chân, biết nhìn lại dưới chỗ mà mình đang đứng, biết nhìn lại con đường mình đang đi, biết quan sát bối cảnh xung quanh, biết ở trên nhìn xuống, ở trong nhìn ra, ở dưới nhìn lên và ở ngoài nhìn vào đối với một vấn đề. Đó gọi là chánh tín. Nha.

Còn đằng này, ngày xưa không biết đạo, thì chỉ biết sắp đẹp, rồi tiền bạc, quyền lực, chức vụ ; biết đạo rồi thì còn bận tâm đến chuyện ngồi thiền, giữ giới, nghe pháp, học đạo, nhưng mà có một điều, ngày xưa mình dính trong mấy cái đời, bây giờ mình dính trong đạo mình thấy mình hay, mình thấy mình giỏi, đó, nó khổ vậy đó. Mình thấy mình bát quan nhiều hơn người khác, mình thấy mình ngồi thiền nhiều hơn người khác, mình thấy mình học giáo lý nhiều hơn người khác, mình thấy mình cúng dường, bố thí nhiều hơn người khác, mình thấy mình tu hành ngon lành hơn người khác, như vậy tiếp tục mình chìm sâu ở trong thế giới mới. mà trong khi đó, theo tinh thần rốt ráo của Đạo Phật thì, tất cả mọi chuyện tu hành chỉ là chuyện uống thuốc. Bệnh là phải uống thuốc. Mình bố thí là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh bủn xỉn ; mình ngồi thiền là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh phóng dật, chữa cái bệnh thất niệm, cái bệnh phiền não tham sân si ; mình nghe pháp là mình đang uống thuốc chữa cái bệnh ngu, bệnh hoài nghi, cái bệnh dốt nát ; mình cung kính chắp tay là mình đang chữa cái bệnh ngã mạn, tự tôn, tự đại, tự kiêu, đó. đại khái như vậy, chứ không có cái gì ngoài ra hết. chỉ là uống thuốc chữa bệnh. Và có ai trên đời này, ba trợn đến mức mà tự hào đến mức rằng mỗi ngày tôi uống một bụm thuốc không ? Không. Chỉ có người nào bệnh tâm thần á, bệnh mà theo cái tâm thần thì họ mới tự hào kỳ cục như vậy. Chứ tôi chưa thấy người nào mỗi ngày uống một bụm thuốc mà lấy đó làm tự hào. Tất cả những người mà tôi thấy họ uống một bụm luôn luôn tôi thấy là họ tự ti thì có. Tự ti, bệnh quá sư ơi, có tuổi rồi không có được như xưa nữa, trời ơi. Hồi đó gặp sư tôi còn chở đi này kia, bây giờ trời ơi, mệt quá, máu nó muốn lên lúc nào là nó lên, tim nó muốn mệt lúc nào là nó mệt, đường lúc nào nó muốn lên là nó lên. Đó, vậy đó. cái người một ngày uống một bụm là họ dễ thương lắm. thì, ở đây, cái người tu tập càng rốt ráo, càng tinh tấn họ phải là người dễ thương. Tại sao ? là vì họ càng tinh tấn họ càng thấy họ là vô thường, là phù du. Họ càng chánh niệm họ càng thấy họ phiền não nhiều. họ càng chăm sóc cơ thể họ mới thấy bất tịnh. Đó. còn cái người mà không có thời gian nhìn lại bản thân mình thì làm sao mình phát hiện được vấn đề. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, Tất cả mọi vấn đề trên toàn thế giới chỉ có thể được giải quyết bằng một cách duy nhất, đó là chữ « Minh bạch » hay là chữ « Bạch hóa », một chữ thôi, chữ « transparency » Đấy. Tất cả vấn đề thế giới nó được giải quyết bởi một chữ thôi, đó là « Bạch hóa ». Bạch hóa là sao ? Ông nha sĩ muốn nhổ răng của mình, ổng phải xác định, cái răng nào có vấn đề, và vấn đề nó tới đâu ? Cái nào trám được thì trám, nhổ thì nhổ, cái nào nhổ liền, cái nào rút chỉ máu để rồi tiếp tục giữ lại, răng số 8, răng số 7, răng số 9, ổng biết rất rõ. ổng phải nắm rõ hai cái hàm răng của mình, ổng phải nắm rõ thiệt rõ thì ổng mới biết đường ổng làm. Bác sĩ muốn mổ xẻ mình họ phải biết rõ là mình có vấn đề về sỏi mật, sỏi thận, họ biết mình bị ruột dư, tim thòng tim lết, mình bị loét, u xơ bao tử, họ phải biết rất rõ họ mới ra tay được. Chứ không có ông bác sĩ chọt banh cái bụng bệnh nhân ra để mà tìm bệnh mình chứ trước đó chưa hề biết gì, chuyện đó không có. Và cả một cái đất nước, một quốc gia, những vấn đề chính trị, những vấn đề đất nước, muốn giải quyết thì chuyện đầu tiên là người ta phải bạch hóa, người ta phải soi rọi cho được vấn đề nào ẩn khuất trong đó. Nha. Còn nếu như mình không tìm ra được vấn đề thì không thể nào mình giải quyết được nó hết. Đó là nguyên tắc, đó là quy luật. Cho nên, mình tu tứ niệm xứ là gì ? Mình đang rọi, mình đang bạch hóa con người của mình. Càng tu càng thấy mình dơ. Càng học mới thấy mình dốt. Mà nhiều người không thấy công thức này. Họ tưởng tu nhiều, ngồi thiền nhiều, niệm phật nhiều là hay. Không phải. Càng tu nhiều là để thấy mình có vấn đề nhiều. Đó. Càng học để thấy mình ngu. Mà nếu vậy thì có nên tu, nên học không ? Nên chứ. Bởi vì càng phát hiện ra nhiều bệnh thì mình mới có hy vọng chữa bệnh và hết bệnh, còn đàng này mình ngại đi bác sĩ vì sợ bác sĩ nói cho mình biết sự thật phũ phàng, đáng sợ là không được. Nha.

Hồi nãy tôi có định nghĩa chữ Phật. Chữ đó rất là sâu. Phật có nghĩa là tỉnh thức. Mình là người mê ngủ. Mình ở cảnh giới nào thì mình chìm sâu trong cảnh giới đó. Mình đam mê vật chất, thì mình chỉ biết trong vật chất. Mình là người thích quyền lực, thích tiếng tăm thích chức vụ thì mình cũng chỉ biết từng đó thôi. Cái người tỉnh thức là gì ? người tỉnh thức là đang ngồi trên cái ghế ngon lành họ vẫn biết rõ rằng cái ghế này nó là phù du, là của tạm, là đồ mượn. Họ biết rất rõ. Họ mang tấm thân này, họ biết rằng chỉ xài nó được ít lâu thôi.

Sẵn đây tôi nói lại một điều tôi đã nói rất nhiều lần. Cái gì mình cũng phung phí được, nhưng thời gian là khác. Bởi vì thời gian là cái mình không bao giờ tìm lại được. các vị có đeo đồng hồ trên tay các vị ngó cái kim gió đi. Nó chạy. không bao giờ kim gió chạy ngược trừ phi các vị vặn nó thôi. Kim gió luôn luôn chạy tới, đó là chuyện thứ nhứt. chuyện thứ hai, bây giờ các vị thấy kim chỉ giờ nó đang chỉ số 2 và kim chỉ phút nó đang chỉ số 10 nó cũng giống như 2 giờ 10 ngày hôm qua hoặc là 2 giờ 10 đêm vừa rồi, nhưng trong thực tế nó khác. Tại sao ? Vì cái tình trạng, vấn đề của thế giới ngày hôm qua, cách đây 24 giờ nó không giống với thế giới ngày hôm nay. Cái tình trạng sức khỏe của mình cách đây 24h nó không có giống như mình hiện giờ. Nó phải có thay đổi quý vị, ít nhiều thôi, nó phải có thay đổi. nó phải có thay đổi để mình mới có thể già, mới có thể tóc bạc, da nhăn, lưng còng, má hóp, run rẩy, lẩy bẩy được chứ. Đấy. Cho nên là phải ngó đồng hồ. Cho nên tôi hay đề nghị bà con, có một pháp môn nó gọi là Watch watching meditation, watch là cái đồng hồ, còn watching là nhìn hay quan sát, mà tôi cố ý tôi chơi chữ đó. Watch watching meditation có nghĩa là nếu quý vị không ngồi thiền như là kinh sách, thì khi nào thấy sân si nhiều quá cứ liếc cái đồng hồ nhìn nó chạy, biết rằng, thời gian đang đi qua, không có quay lại. Nha. Đó là một pháp môn. Thứ hai, tôi đã dùng ví dụ này rất nhiều lần. 5 tờ 20$, tôi đang nói tiền Mỹ, tiền Úc tôi không biết, Mỹ nó có tờ 20$. 5 tờ 20 như vậy đó thì giá trị mỗi tờ hoàn toàn giống nhau, dầu trong năm tờ đó cái serial number nó khác nhau, dầu cho cũ mới khác nhau, nhưng mà cái giá trị của năm tờ này hoàn toàn giống nhau. Đó. Nhưng mà thời gian trong kiếp người nó không phải như vậy. 20 năm đầu, cái giá trị của nó không có giống giá trị của 20 năm tiếp theo. Bởi vì 20 năm đầu là 20 năm mình còn ngu, từ 1-20 là 20 năm ngu. Mà kiếp người nó chia ra hai phần, ngu mớ rồi ngủ mớ, ngủ là 1/3 đó. cho nên là giá trị 20 năm đầu nó không giống như 20 năm sau, có nghĩa là từ năm 1 tuổi đến năm 20 tuổi có những chuyện mình làm không được. Rồi từ năm 20 tuổi tới năm 40 tuổi có nhiều chuyện mình làm được, mà trước đó mình làm không được. Rồi từ 40 tới 60 đó thì có những chuyện hồi trước mình làm được mà giờ hết làm được, nhưng mà ngược lại, mình cũng có những nhận thức sâu sắc, chín chắn mà trước đó mình không có. Rồi từ 60 cho tới cái 80 là gần như cả sinh học lẫn tâm lý của mình đều đang đổ dốc, lao nghiêng hết rồi, đang đổ dốc hết. Cho nên, như vậy, thời gian tôi còn lại là ít. Tôi nè, lúc tôi đang giảng cho quý vị, tôi sinh năm 69, hiện giờ tôi đang đúng 50 tuổi nè, nhưng mà tôi biết chắc là từ năm 30 đến năm 50 sức khỏe của tôi nó khác. Mà tôi chỉ còn đúng 20 năm nữa thôi. Tôi biết chắc luôn, với tình trạng của tôi, tôi biết tôi còn 20 năm. Mà 20 năm mỗi lúc nó đang tệ dần tệ dần, các vị biết không. Bây giờ tôi có nhiều cái đau kỳ trong người. Đôi lúc tôi cũng mơ có cái chỗ nào mà có y bác sĩ cho nhiều để mình nghe trục trặc mình để họ coi dùm, để lo quá. Nó đau lạ lắm. 50 năm trời mà nó đâu có đau kỳ cục, mà nó đau lạ lắm, nó đau nhói nhói một buổi sáng, có đêm nó đau ngủ không được, nhưng mà tôi xức dầu rồi tôi lấy túi nóng tui chườm trên bụng thì nó .. nếu mà đau hơn nữa đó là có lẽ phải đi cấp cứu. Nhưng mà không, nó đau rêm rêm râm râm vậy đó. Rồi tôi ngủ quên thì thôi. Rồi mấy tháng sau nó làm lại lần nữa. Tôi kể cho bà con nghe để bà con thấy rằng, bà con luôn luôn, có rất nhiều chuyện để mà mình bận tậm. có rất nhiều chuyện mà mình bận tâm chứ không phải ba cái mà mình đang sở hữu đâu, nha. Cái mình đang sở hữu nó không có đáng gì hết.

Tôi nói về Chánh tín mà nó đi xa một vòng lớn, để cho bà con thấy, là : Hãy cẩn trọng với những thứ mà mình cho là mình đang có. Đó, Nội dung bài giảng này là một câu đó thôi. Nội dung của bài giảng Chánh tín và cuồng tín, Mê tín nó chỉ có một cái thôi. Tôi gon nguyên nội dung còn có một câu thôi : HÃY CẨN THẬN VỚI NHỮNG THỨ MÀ MÌNH NGHĨ LÀ MÌNH CÓ HOẶC MÌNH NGHĨ NÓ LÀ CỦA MÌNH TỪ TINH THẦN TỚI VẬT CHẤT. Hiểu được cái này thì tự nhiên mình có chánh tín.

Bây giờ nói qua vật chất. Hồi nãy tôi nói rồi. Cái tấm thân này, sức khỏe này, tuổi trẻ này, mình nói là của mình, thật ra mình mất nó dễ ẹc, mất nó rất là dễ. một cái tai nạn, một cái bạo bệnh nó xảy đến là mất sạch, nha. Mất sạch. Đó là nói về vật chất. Còn nói về tâm linh, tinh thần đó, cái biết của chúng ta là một cái gì đó cần phải xét lại. Do cái não trạng, thể trạng (thể trạng về sức khỏe đó), não trạng là cái suy nghĩ của mình. Cái não trạng nó gồm có hai, đó là : Khả năng suy tư bẩm sinh và kiến thức học đường, nha. Khả năng suy tư bẩm sinh, kiến thức học đường và những vay mượn từ xã hội từ giao tiếp, chúng ta mới có cái được gọi là khả năng suy tư, khả năng kiến thức. thì cái đó phải xét lại, là bởi vì hôm qua nó là A mà hôm nay có thể nó là B. hôm qua nó là màu trắng, bữa nay có thể nó màu trắng. Cho nên một cái người tự hào, tự đắc, tự kiêu tự mãn với kiến thức của mình là không có gì bậy cho bằng, bởi vì, đời sống nó là một dòng chảy, nó luôn luôn đi tới mà mình cứ dậm chân mình cứ gọi là tưởng tiếc về quá khứ. Mình nhìn về mình bằng ấn tượng quá khứ, rất là nghèo quý vị biết không ? Cái thứ hai, từ đức hạnh, kiến thức, tiếng tăm, quyền lực, tình cảm, nha ; Tiếng tăm, đức hạnh, quyền lực, kiến thức, chức vụ, uy tín, tất cả những cái đó trong cái định nghĩa của Đức Phật á nha, không phải lời của tôi. Đức Phật Ngài dạy, những cái đó giống như đống phân vậy đó. Tức là con giòi đối với nó đống phân là tất cả là thiên hạ là càn khôn. Thì đối với Phàm phu mình, mình có cái gì mình coi đó là tất cả, nhưng mà mình đặt niềm tin vào vật chất nó là một cái ngu khác, mình đặt niềm tin vào cái giá trị tinh thần cho nó là hằng số, bất biến cũng là một cái sai. Đấy. Bởi vì tôi nói rồi, bữa nay nói vậy, mai nói khác. Tôi đã thường nói một câu rất dễ bị người ta ghét đó là : Tất cả những học thuyết, những lý thuyết, những đường lối chính trị đều là giải pháp tạm thời. Không có gì ngu xuẩn cho bằng cắm đầu vục mặt theo đuổi một cái học thuyết cũ xì, lỗi thời, cổ lỗ sỉ, không còn chỗ dùng nữa, khi mà nhịp sống thế giới nó thay đổi không ngừng, cái tình trạng thế giới nó thay đổi không ngừng và những vấn đề nảy sinh trên thế giới nó cũng tăng lên không ngừng. Và cái giải pháp cho những vấn đề mới ấy bắt buộc nó cũng phải mới theo. Đàng này, chúng ta ôm một mớ cái công thức cũ xì để giải quyết những vấn đề ngày một mới. Cho nên, mình phải có cái khả năng, phải có cái gan, phải có cái gan, có khả năng quan sát lại để đặt vấn đề lại trên những thứ mà mình nghĩ là nó có, mình nghĩ nó là của mình.

Cái Chánh tín là gì ? không có tin tưởng khư khư, không có khư khư chấp chặt, dầu đó là Tam Bảo. Mình tưởng rằng mình là Phật tử, mình hết lòng thờ Phật. Như vậy mình là một người Phật tử đúng nghĩa. Sai. Sai chỗ nào ? Mình đã hiểu gì về Đức Phật mà mình tin ? Hôm qua mình hiểu về Phật khác, bữa nay mình hiểu về Ngài khác. Ngài giống như Mặt trời, Ngài giống như Biển cả, mình chỉ là một đứa bé chơi với cát, gọi là nghịch cát, chơi vỏ sò trên bờ biển thôi. Cái mình hiểu về biển không có được nhiều lắm đâu quý vị, nha. Mà trong khi đứa bé, có cái gì dại khờ cho bằng nó coi cái nắm vỏ sò vỏ ốc là tất cả. Có cái gì bậy bằng cái đó ? Nó con nít thì không nói gì, nhưng đối với người lớn, không thể là như vậy. Một cái lâu đài cát mình dày công xây ngoài biển, chỉ cần 1-2 giờ đồng hồ khi mà thủy triều nó lên thì tất cả bị cuốn phăng cái biết của mình về biển không bao nhiêu, mà mình lại không màng nó, mà mình lại lo cắm đầu đi lụm vỏ ốc, cắm đầu vào đi làm lâu đài cát, thì toàn bộ cái gọi là sự nghiệp kể cả cái thế nghiệp và đạo nghiệp của một người nó cũng không nằm ngoài cái chuyện đi lụm vỏ sò vỏ ốc, hay là cái chuyện xây lâu đài cát đó. Cái chánh tín, là khả năng tin vào một vấn đề dựa vào hai cái nền tảng sau đây :

Thứ nhứt : Mọi thứ ở đời do duyên mà có.

Thứ hai : Cái gì đã có thì phải mất.

Hai nguyên tắc này nó giúp cho mình đứng ngoài tất cả mọi biên kiến cực đoan, mọi chấp thủ, mọi cái nhìn phiến diện một chiều. Có người cả đời chỉ biết đi hoặc lề phải hoặc lề trái, người không có khả năng phản biện và tự vấn. Đấy. Thì rất là nguy hiểm. Rất là nguy hiểm. Hãy nhớ công thức :

Mọi thứ do duyên mà có, Có rồi phải mất.

Do duyên mà có nghĩa là sao ? Có nghĩa là do các điều kiện mà mọi sự có mặt. Mà điều kiện là gì ? là những tác động, mà tác động thì từ nhiều nguồn, lúc vầy lúc khác. Nói theo vật lý, nói theo vật chất thì nắng gió mưa sương đó là những điều kiện. Muốn cho một cọng cỏ, một cọng rêu mà nó phát triển nó cần vô số điều kiện. Và vì quá nhiều điều kiện tác động, cho nên có nhiều lúc, cọng rêu ở đây nó không giống cọng rêu đằng kia, không có gì bậy cho bằng, khi có một cọng rêu nào đó nó nghĩ nó là tâm điểm, nó là rún của vũ trụ, mà nó không hề biết rằng, nó chỉ là một cọng rêu trong trời đất. Và cái điều kiện tạo nên cọng rêu ấy nó nhiều lắm. Cái điều kiện nó nhiều lắm, chỉ cần thiếu 1-2 điều kiện thôi, thí dụ : nước ít quá rêu lên không nổi. Tối thiểu nó phải một lượng nước nào đó, chừng mực nào đó, rêu mới lên được. Đấy. Thì có người cũng vậy. Những thứ mình cho là của mình, mình thấy nó ghê gớm, mình hình dung nó to tát, nó vĩ đại, nó hoành tráng, nó nguy nga, tráng lệ, nó đáng kể, đáng tự hào, thật ra nó chỉ là do các duyên tụ họp mà có. Duyên tụ thì sự thành, mà duyên tán thì sự nó cũng vong. Duyên tụ sự thành, duyên tán sự vong. Có nghĩa là, duyên nó đủ rồi thì mọi sự thành tựu, mà thiếu một tí duyên là cũng không thành.

Các vị biết, mình có một đứa con ngoan, mình cứ tưởng rằng, thì tui ngon lành thì con tui ngon lành. Sai. Sai. Sai bét. Mình cứ tự hào là tui đẹp trai học giỏi thì con tui cũng đẹp trai học giỏi. Sai. Sai bét. Bà xã mình là người như thế nào ? Mình quên tính cái vụ đó. Bà xã mình bả là người như thế nào ? Bả mà èo uột thì trên đứa con cũng có mấy chục phần trăm của bả, nhiều khi nó còn bị dính một, hai thứ bệnh mà di truyền từ bả nữa. Đó. Thứ hai, trong thời gian có mang là đi đứng, ăn uống, sinh hoạt, thuốc men, kể cả tâm lý cũng phải chăm sóc. Đấy. nó trượt vỏ chuối một cái là hết phim, game over. Nha. Cho nên, là phải chăm sóc. Trước hết, bà xã phải ok, rồi trong thời gian dưỡng thai cũng phải ok, rồi sanh ra nó phải nuôi dạy nó từng ly từng tí, nó cứ thọt tay vào ổ điện hoài cũng mệt. nó chơi nhiều trò nguy hiểm cũng mệt. Cứ ráng nuôi, vừa nuôi vừa dạy, nuôi đến cái năm nó lấy xong nó vào đại học. Mà các vị tưởng tường suốt 18 năm mà từ cái lúc mà nó 1 cho tới năm 18 tuổi bao nhiêu chuyện xảy ra cho nó. Mà nó phải qua được hết, nó giống như một cầu thủ giỏi trên sân vậy đó. Nó phải qua được bao nhiêu cầu thủ khác nó mới đưa banh vào gôn được. Thì ở đây cũng vậy, một cái người muốn sống được tới năm 18 tuổi là họ phải trải qua bao nhiêu thứ trở ngại, mà có những cái mình thấy, có những cái mình không thấy. Đấy. Mà mình không biết, mình tưởng mình ngon. Nhưng mà không. Đứa bé nó sống được tới năm 18 tuổi là nó đã nhờ rất nhiều yếu tố, rất nhiều điều kiện, rất nhiều hỗ trợ từ nhiều nguồn nhiều phía, nhiều nơi để mà nó có thể sống được tới năm 18 tuổi. Rồi thêm mấy năm đại học, thì bao nhiêu điều kiện từ gia đình, rồi xã hội, bè bạn, rồi sức khỏe bản thân, rồi thời tiết khí hậu, kể cả tình hình chính trị, tình hình kinh tế thế giới. Tất cả hùn góp lại để nuôi một đứa bé trưởng thành. Tôi biết tôi nói này nhiều người trong room này cái đầu bơ bơ không hiểu. Các vị có hiểu tôi nói không ? Để nuôi dạy một đứa bé mình còn cần đến tình hình chính trị, tình hình kinh tế của cả thế giới, chứ đừng có nói là không liên quan. Có. Thí dụ như bây giờ nổ ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc Hàn, nổ ra cuộc chiến tranh Mỹ và Trung Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc, thí dụ bây giờ nổ ra cuộc chiến tranh thì các vị coi cái stock chứng khoán nó tuột, và bao nhiêu hàng hóa nó bị ảnh hưởng theo, và lúc bấy giờ một người dân vô danh có bị ảnh hưởng không ? Đương nhiên là có. Đương nhiên. Đương nhiên là có. Các vị biết, tôi có mấy cuốn sách nhờ Việt Nam gửi qua mà bị dính mấy cái vụ covid 19 á, kẹt, kẹt cứng. Tôi muốn về Kalama mà đâu có được. Đó. Bây giờ nó đóng cửa tùm lum ai dám đi ? Rồi ngay cả bên Mỹ cũng vậy. Bên Mỹ thì cái ông cảnh sát da trắng đè chết cái ông da đen rồi từ đó nó đi biểu tình, bạo lực tùm lum. Các vị coi cái chuyện nhỏ xíu xìu xiu như vậy thôi, bây giờ nó làm cho nước Mỹ đại loạn. Cho nên, Mọi thứ do duyên mà có. Mà cái duyên đó có thể từ cái cớ rất là nhỏ. Thí dụ như ông cảnh sát da trắng, có lẽ ổng có một tí ghét da đen, có lẽ có, cộng với một chút lúc đó ông kia chắc cũng cù nhây sao mà ổng không có ngờ đè ông này ổng chết. Tôi nghĩ lý do đơn giản vậy thôi, chứ tôi không có nghĩ là cố sát đâu. Nhưng mà mọi thứ một chút, một chút ác cảm, rồi một chút ông da đen này thấy ghét, rồi một chút nữa là ông này ổng đáng trí ổng quên, lúc đó ổng lo nghĩ cái gì đó mà ổng đè, thí dụ vậy, rồi cộng thêm chút xíu nhẫn tâm nữa, thì ông kia nói rằng tôi thở không được, mà ổng làm lơ, ổng để ông kia đi luôn. Đấy. Cho nên, khi mình hiểu Mọi thứ do duyên mà có. Trong kinh nói, mình hiểu vậy là mình bỏ được đoạn kiến. Bởi đoạn kiến cho rằng chết rồi là hết. thì khi mình hiểu mọi thứ do duyên mà có thì mình cũng hiểu thêm không thể nào chết là hết nếu cái duyên sanh tử còn đó. Nếu Duyên sanh tử còn đó thì không thể nào chết là hết được.

Rồi, cái câu thứ hai, Đã có rồi phải mất. Cái câu thứ hai này, nó lại giúp cho mình trừ được cái thường kiến. Bởi vì thường kiến là tin vào một cái gì đó vĩnh hằng, vĩnh cữu, tồn tại mấy chục năm của kiếp này rồi có thể tiếp tục lăn trôi luân hồi qua những kiếp khác. Nhưng mà theo trong Giáo Pháp nhà Phật thì không. Không có cái chuyện mà một cá nhân nào đó mà tồn tại từ đời này sang kiếp khác, mà chúng ta là một cái ngọn lửa. các vị biết không ? Mình nói theo tiếng Anh hay là tiếng Đức, tiếng Pháp, mấy cái ngôn ngữ mà có chia đó, thì một ngọn lửa, rõ ràng nó là số ít. Flame là số ít. Nhưng mà thật ra trong Giáo pháp nhà Phật không có gì là 1 hết. cái mà mình gọi là ngọn lửa đó, thật ra trong đó nó có vô số điều kiện trong đó. Cái oxy phải bị đốt cháy nó mới ra lửa, nó phải đủ năng lượng, quá trình đốt cháy oxy đó nó phải diễn ra liên tục với tất cả, với rất nhiều phản ứng trong đó để nó duy trì ngọn lửa, duy trì cái mình gọi là Một ngọn lửa. Chứ thật ra không có gì là một hết. Nó là một cái process, một cái tiến trình, một cái quy trình. Nó diễn ra một quy trình hóa học, nó diễn ra để mà nó duy trì cái mà ta gọi là ngọn lửa. Đấy. Hoặc là mình nói một giọt nước, drop of water. Đúng. Một giọt nước thì số ít, nhưng trong thực tế, không có gì là một hết, mà nó là sự họp mặt của nhiều nguyên tố hóa học trong đó. Cho nên, khi mình nói, Mọi thứ do duyên mà có là mình bỏ được cái đoạn kiến. Có rồi phải mất, là mình bỏ được cái thường kiến. Thường kiến là cho là có cái gì đó đơn thuần, cá nhân, cá biệt. Không có. Trong từ điển Phật giáo không hề có gì là một, cũng không hề có chữ pure, chữ maxist hay là chữ Solid. Nhớ nha, trong từ điển không bao giờ có ba cái chữ đó trong Phật pháp. Không có maxist không có solid, không có pure, không có gì là pure hết. Tất cả là mix, mixing tất cả là sự pha trộn. Mà nó đã mixing, nó là transition mà nó vừa là composition. Tất cả là sự ráp nối và rất là giả tạm. Do giả tạm cho nên mọi thứ là giả tạm. Phải hiểu như vậy đó, thì mình mới có được chánh tín. Hiểu được như vậy, chẳng những buông được những cái thế tục, mà mình còn thanh thản tu hành với một tâm thái buông bỏ. Ngày xưa ôm giữ những giá trị vật chất, bây giờ tiếp tục ôm giữ những giá trị tinh thần, là sai. Mình phải tu bằng một tâm thái thanh thản. Hãy nhớ rằng, tất cả công đức, tất cả phước báu, tất cả hạnh lành nó chỉ là chiếc bè qua sông, nó chỉ là viên thuốc chữa bệnh. Đức Phật là người đã lành bệnh trước mình, Ngài mới đem kinh nghiệm đó, Ngài truyền cho mình, mình thờ Phật là vì mình thờ những bài thuốc mà thầy mình dạy cho mình, mình cảm ơn bài thuốc mà ngài cho mình, chứ mình không thể thờ Phật như là thờ một ông thần. Mình không thể nào mình chụp hình cái viên thuốc, hoặc chụp hình ông thầy thuốc mình treo lên tường rồi mình quỳ mình lạy, rồi xin hết bệnh là sai. Mà mình phải hiểu là ông thầy thuốc đó ổng dạy mình cái gì, ổng cho mình những loại thuốc gì, uổng hướng dẫn mình nên ăn uống, sinh hoạt, kiêng khem ra sao, liều lượng thuốc men lúc tăng lúc giảm thế nào, ngày mấy viên, rồi uống mấy lần. Đó. Cái ơn là ơn chỗ đó. Chứ còn mình chụp hình viên thuốc, mình treo lên tường, giống như bây giờ trong nhà mình có mấy cuốn kinh mình không tìm hiểu, không hành trì, thì giống như mình chụp hình viên thuốc ifomixin hoặc là ampixilin treo lên vách vậy đó. Còn Đức Phật khi mình không hiểu giáo pháp của Ngài, mình thờ Ngài giống như mình chụp hình ông bác sỹ máng lên tường rồi mong hết bệnh. Nha. Đức Phật là một bác sỹ. Lời dạy của Ngài là những viên thuốc. Thì mình hợp ông bác sỹ đó mình mới theo ổng, nhưng mà theo ở đây có nghĩa là mình lắng nghe và làm đúng lời ổng. Chứ theo ở đây không có nghĩa là ổng dọn nhà đi đâu mình cũng tò tò đi theo lưng hết á. Là sai. Mình treo hình ổng trong nhà mình để mà nhìn cho hết bệnh là sai. Cái đó là tà tín, là cuồng tín, là mê tín.

Tin Phật pháp là phải hiểu lời Phật. Vì mình hiểu đúng, cho nên mình mới tin đúng, vì mình hiểu được cái điều mình tin cho nên mình tin chết bỏ cái điều mình hiểu, còn cái người mà không hiểu lắm cái điều mình tin cho nên mình cũng không có tin lắm cái điều mình hiểu. Nhớ nha. Đó là điểm khác biệt giữa Phàm và Thánh. Thánh nhân là hiểu rõ điều mình tin, nên tin chết bỏ điều mình hiểu. Còn Phàm phu là không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu. Đó. Mà ngay trong đời sống tình cảm gia đình cũng vậy, hôn nhân cũng vậy. Mình không hiểu lắm cái người mình thương thì làm sao mình có thể thương chết bỏ cái người mình chưa hiểu lắm. Khó lắm. Nha. Đó là chuyện gia đình, chuyện thế gian đó. Nha. Mình hiểu rất rõ cái người chồng người vợ của mình, cho nên mình mới có thể mình tin tưởng và yêu thương hết mình. Còn đằng này khi mình không hiểu lắm thì tình cảm nó cũng có vấn đề. Tình cảm có vấn đề. Thí dụ mình nghe người ta nói bà xã, ông xã mình ngoại tình, nếu mình tin mình hiểu ổng đúng thì mình tỉnh bơ. Còn đằng này, mình nói mình hiểu nhưng thật ra nó có cái góc tối, mình hiểu không tới. Mà khi mình hiểu không tới, thì cái niềm tin cũng có vấn đề, và khả năng ngoại tình rất lớn. Mặc dù bây giờ cơm lành canh ngọt nhưng mà khả năng ngoại tình rất lớn là bởi vì mình hiểu người kia không có nhiều lắm, hoặc là hiểu theo hướng tiêu cực á, mình dễ buông nhau. Cho nên, nhớ rằng, đến với Phật pháp mà nếu đến dễ quá, đến trong cái nỗi niềm thơ ngây đơn giản quá thì mai này mình cũng chia tay Phật pháp một cách rất là dễ dàng. Mình mất thời gian mình tìm hiểu nhau thiệt là lâu, rồi xác định thật kỹ, trước khi mình cưới nhau thì hi vọng cuộc hôn nhân đó mới kéo dài. Còn đàng này, mình mới quen nhau ba bữa là trầu cau dạm ngõ, thứ đó mà rước về ba bữa là bỏ nhau, ba bữa bỏ nhau. Tôi nhớ một ông nhà văn Anh, trong một bữa tiệc, ổng nổi tiếng lắm, ổng rất là nổi tiếng, hình như là ông … ổng đến một cái buổi tiệc thì có một nhà văn trẻ đến chào hỏi ổng, mới hỏi ổng : một ngày bác viết được mấy trang ? cái ông nói : vô chừng lắm, có ngày viết được mấy chục, có khi cả tháng không viết được trang nào hết. Thì cậu thanh niên kia cậu nói : cháu cũng viết văn, nhưng cháu nghe cháu rất ngạc nhiên, cái chuyện bác một ngày viết mấy chục trang thì cháu vẫn làm mỗi ngày, nhưng mà sao mà bác nói cái gì đâu mà cả tháng không viết được trang nào. Ổng nói : lúc nó khó nó khó, lúc nó dễ nó dễ, lúc nó khó chứ không phải đơn giản đâu. Cháu viết cháu biết. Cái anh thanh niên nói : Không, cháu cứ trung bình ngày viết mấy chục trang. Ổng mới nói là : chính vì ngày viết mấy chục trang nên mấy chục trang nó sống được có ngày à. Có nghĩa là viết xong rồi là coi như xong luôn, khép lại luôn. Người ta phải viết như thế nào đó để nó sống đời được nha. Ở đây cũng vậy. khi mình hiểu nhau một cách quá sơ sài, mình đầu tư quá sơ sài, thì mình cũng buông nhau một cách rất nhẹ nhàng, rất là đơn giản. Thì mình đến với Phật Pháp, tôi nhắc lại, vấn đề ở đây không phải là cuồng tín, mình thờ Phật kiểu bán mạng mà kêu mình hiểu Ngài, không phải. mà phải thờ Phật bằng tấm lòng cảm kích. Mà Tại sao cảm kích ? là vì mình cảm kích hai điều : điều thứ nhứt, Ngài làm được cái điều mà mình làm không được. Cái cảm kích thứ hai, những điều mà Ngài làm đã giúp cho mình quá nhiều. Tôi lạy Phật là tôi nhớ hai cái đó. Cái lạy thứ nhứt, là Ngài làm được những chuyện mà con không làm nổi. Rồi cái lạy thứ hai, những chuyện Ngài làm toàn là cho chúng sinh không, trong đó có con, trong đó có con. Con lạy Ngài cái nữa. Cái lạy một là Ngài làm chuyện mà con làm không nổi. Cái lạy thứ hai, là những chuyện đó là chuyện có lợi cho chúng sinh. Trong khi ngoài đời có những tên nó làm những cái chuyện mà tôi làm không nổi nhưng mà tôi không có cảm kích là vì sao ? là vì nó làm chuyện hại người, như nó ôm bom tự sát, rồi cướp máy bay, rồi nó đâm máy bay xuống đất để cho chết, để gây áp lực chính trị tùm lum, cái đó tôi không dám làm nhưng mà tôi không có cảm kích. Còn mấy cái tên đua xe, làm anh hùng xa lộ, làm hung thần xa lộ đó, rồi lạng lách đánh vọng lái lụa cái gì đó nguy hiểm, cái đó tôi làm không được mà tôi không có cảm kích, không có kính nể nó bởi vì cái đó đối với tôi là chơi ngu, đối với tôi nó không có anh hùng mà nó lại vô ích nữa. Tại sao nó không anh hùng ? Anh hùng có nghĩa là anh dám coi thường nguy hiểm để anh giúp người á. Đó mới là anh hùng. Còn anh này, vì ham chơi mà anh liều mạng, thì theo tôi đó là anh chơi ngu. Theo tôi định nghĩa chữ anh hùng nó khác. Anh hùng có nghĩa là dám chấp nhận hiểm nguy, đối mặt gian truân để mà giúp người. Ví dụ bây giờ mình thấy kẻ thế cô bị hà hiếp, mà mình không có võ nghệ gì hết mà mình dám nhào ra để mà mình đỡ đòn, thì cái đó mới là anh hùng. Giữa lúc nguy hiểm mà mình dám hi sinh bản thân để gánh vác hiểm nạn cho đời thì đó mới là anh hùng. Còn cái chuyện mà coi như đua xe, lạng lách, chơi trò nguy hiểm, cưa bom, rồi lấy lựu đạn bỏ ly nước lắc lắc thì cái đó tui nghĩ là gan thì có gan nhưng mà đối với tôi không có anh hùng. Mà sở dĩ Đức Phật Ngài được gọi là bậc Đại hùng là bởi vì do một là Ngài làm điều mà người ta không dám làm. Cái điều đó lại là điều lành, điều thiện, nha. Chứ không phải điều tào lao. Thứ hai, những chuyện Ngài làm đem lại lợi ích cho rất là nhiều chúng sinh. Đó, phải hiểu như vậy. Đó là nói về niềm tin đối với Phật. khi mà mình tin Phật mà đúng, thì tự nhiên niềm tin đối với Pháp nó cũng đúng theo. Khi Đức Phật là người như vậy, thì những lời dạy của Ngài, đương nhiên là tin được. và khi có niềm tin nơi Phật thì đương nhiên có niềm tin nơi chánh pháp, mà khi có niềm tin nơi Chánh pháp, đương nhiên có niềm tin nơi Tăng Bảo. Vì Tăng bảo là người hành trì theo Phật, hành trì theo Pháp. Nhớ nha. Như vậy, niềm tin mới Chánh tín, còn đằng này đa phần, Phật tử Việt Nam, giáo lý thì không chịu học. có tiền thì cúng tiền, có công thì cúng công, chỉ vậy thôi. Giáo lý thì e ngại, cho rằng, học hành giáo lý không phải là trách nhiệm của cư sĩ, mà trong khi đó trong cái biển đời sanh tử luân hồi thì tăng ni cư sĩ giống nhau vì đều là khách trầm luân hết. Tăng ni phải bỏ thời gian ra tu học thì Phật tử dĩ nhiên cũng phải dĩ nhiên vì các vị còn có gia đình, nhà cửa, vợ con thì các vị phải dành thời giờ cho chuyện thế gian. Nhưng mà đối với Phật pháp thì mình cũng phải có cái gan mình nói thiệt, tui biết nhưng mà cái đầu tui nó ngu. Mình phải có cái gan mình nói. Chứ đừng có nói : tui cư sĩ, tui có quyền. Sai. Bởi vì, cái chuyện học hỏi giáo lý, học hỏi, rồi ghi nhớ, tìm hiểu, hành trì, tất cả mọi người khách trầm luân đều phải giống nhau. Khi đã bị trọng bệnh, bị tiểu đường, bị tim mạch, dầu nam phụ lão ấu đàn ông đàn bà già trẻ đẹp xấu da trắng da đen da vàng đều phải chữa trị hết, chứ mình không thể nói là tui là đàn bà tui không cần chữa tiểu đường. Sai. Con nít bị tiểu đường cũng phải chữa. Thanh niên bị tiểu đường cũng phải chữa, trung niên bị tiểu đường cũng phải chữa, đàn bà bị tiểu đường cũng phải chữa, bé gái, thiếu nữ, bị tiểu đường đều phải chữa, chứ mình không thể nói : tui là đàn bà tui thiếu nữ, tui là bé gái tui không có cần, là sai. Nha. Thì ở đây cũng vậy, đã nói làm phàm phu thì bệnh phiền não, thảm cảnh luân hồi là giống nhau. chẳng qua là khi mình không có khả năng xuất gia, mình mê đời, mình nói thiệt là mình mê, chứ mình đừng có ngồi nói dóc là tại hoàn cảnh là sai. Bởi vì theo tinh thần Phật pháp là cả tăng ni phật tử chỉ khác nhau cái đầu thôi à, mái tóc. Chứ còn nội dung tu hành, trách nhiệm đối với bản thân bắt buộc phải giống nhau. Dĩ nhiên, khi anh khoác áo tu hành thì nó có những trách nhiệm bắt buộc, phải không, anh phải làm cái chuyện dành cho cái đám không tóc. Và anh có tóc thì anh có quyền thoải mái hơn, đó là về mặt pháp nhân, chứ còn về mặt bản thể vấn đề, nội dung vấn đề, mà nói rốt ráo thì đã là tiểu đường thì không có đàn ông đàn bà con nít người lớn gì hết. Hễ tiểu đường là cứ đè ra uống Metxin.. ngày 1000, hạn chế ăn đồ ngọt, hạn chế ăn tối ăn khuya, hạn chế ăn tinh bột, ăn nhiều đồ có fiber, thường xuyên chạy bộ thể thao uống nhiều nước, thí dụ như vậy. Chứ còn mà không thể nào nói rằng tui là nam tui không cần chữa, tui là nữ tui không cần chữa là sai. Cái đó là tà tín. Nếu nói theo Phật pháp. Thì ở đây cũng vậy, có nhiều thứ tà kiến mà mình không có ngờ. Tin vào có một cái linh hồn, có một cái tôi đi từ đời này qua kiếp khác, từ năm này qua năm khác. Thằng Tèo ba tuổi, chính là thằng Tèo chín chục tuổi. Sai. Năm 28 đến 82 chỉ là một người, hiểu như vậy đó là Tà kiến. Mà mình phải hiểu rằng, mình dòng chảy của một con nước lớn ròng. Nói là một con nước thật ra bao nhiêu thành tố khoa học trong đó nó đều thay đổi, nó vận hành theo một process. Cho nên, nói dòng nước thì theo ngôn ngữ nó là số ít, nhưng trong thực tế không có cái gì là dòng, một dòng nước. Mà nó là sự tổng hợp của vô số hóa chất trong đó. Đấy. nhớ cái đó.

Cho nên ở đây. Hãy nhớ rằng : Hành giả tu tứ niệm xứ là thấy rõ cái này lắm. thấy rõ rằng, mình là một dòng chảy mà nếu mình tin rằng có một thằng Tèo đi từ lúc này qua lúc khác, đó là tà kiến, đó là thường kiến. Cái tà kiến thứ hai, cho rằng mình không cần chịu trách nhiệm thiện ác mình làm, bởi vì chết rồi là hết. Đó cũng là một tà kiến. Cái tà kiến thứ ba, trường hợp thứ ba bà con dễ bị dính : không tự nhận mình là người đoạn kiến, không có dám mạnh miệng nói chết rồi là hết, nhưng có điều không tin lắm. Đó. Không tin lắm. Rồi không có nhận mình tin vào thiên đàng, tin vào thượng đế, nhưng mà trong bụng ngầm ngầm là có một chỗ trống cho niềm tin đó. Sẵn sàng tin có một đấng cao xanh vời vợi nào ở trển sắp xếp mọi sự cho muôn loài muôn vật. lén lén vậy đó. Như tui có biết nhiều cụ tới tuổi này, tới năm 2020 mà các cụ vẫn có niềm tin rất mơ hồ, rất thơ ngây về sanh tử. Các cụ nghĩ chết rồi là trở về với ông bà, gặp lại hết á, gặp lại hết mấy người quen như ba má anh chị đã mất á, thì gặp lại nhau ở âm phủ, ở cửu tuyền chín suối, gặp nhau cái chỗ nào đó. Mà hỏi chỗ đó là chỗ nào thì họ không biết. họ cứ mơ hồ vậy đó. tin rồi chết không có gì đáng sợ hết, là một sự trở về, đoàn tụ với người thân quen, thân thương. Hoặc có người thì đơn giản hơn, họ nghĩ chết rồi là hết giống như cây chuối cọng cỏ vậy đó gục xuống đất, cái cọng cỏ mà nó mục xuống đất rồi là thôi. Cái gì về đất được thì về đất, cái gì về nước được thì về nước, cái gì bốc hơi được thì bốc hơi, xong. Coi như trả hết món nợ trần sau một thời rong ruổi, vui chơi trên mặt đất này. Nhưng mà có những người thì họ lại tin tưởng rằng đằng sau cái chết đó có một sự tiếp tục, và cái đoạn kiến có hai trường hợp, cố định và bất định. Cố định là mấy người mà tin khư khư, tin chắc là chết rồi là hết. nhưng mà những người đoạn kiến bất định là sao ? có nghĩa là do khuynh hướng tâm lý, do bối cảnh gia đình, bối cảnh học đường, bối cảnh xã hội, họ cũng ngờ ngợ, họ nghĩ chết rồi là hết, nhưng mà họ còn ngờ ngợ « biết đâu » còn có cái biết đâu nữa. Thì cái đó gọi là đoạn kiến bất định. Thì Thường kiến cũng vậy. Thường kiến cũng có cố định và bất định. Cố định là cho rằng có một cái tôi đi từ kiếp này đến kiếp khác. nhưng mà loại thường kiến bất định là một là thường pha với đoạn, còn loại thứ hai là thường kiến mà thỉnh thoảng pha với chánh kiến. Pha là sao ? phải hiểu rõ, pha đây không phải là hai thứ nó trộn chung mà pha là vậy, có lúc thì mình tin có một cái tôi đi từ lúc này qua lúc khác, có một thằng Tèo đi từ lúc 27 lên tới 72. Đó là thường kiến. Nhưng khi mình học được giáo pháp mình hiểu rằng, cái sau tiếp nối cái trước, cái sau có thể giống cái trước nhưng không phải là cái trước, hột xoài này đem trồng xuống đất nó sẽ ra một cây xoài, cây xoài ấy lại có trái, cái trái xoài của 10 năm sau nó không phải trái xoài của hôm nay nhưng nó được tạo ra bởi trái xoài của hôm nay. Trong room có hiểu hông ? mình ăn xoài mình liệng xuống đất, thì 10 năm sau lại có một cây xoài, lại có trái xoài để mình ăn, thì trái xoài 10 năm sau mình ăn không phải trái xoài của ngày hôm nay. Nhưng nó được tạo ra bởi trái xoài hôm nay. Thì luân hồi cũng vậy, những gì mình làm trong kiếp này, kiếp này mình tên là Nguyễn Văn Tèo, thì những thiện ác mình làm bây giờ, khi mình tắt thở mình đi về cảnh giới khác mình làm một con người, mình nói là mình cho dễ hiểu, thật ra là cái con người đó được tạo ra bởi thiện ác của đời này, chứ nó không phải là mình đầu thai qua đó. Không phải. Nhiều người hiểu lầm. Họ tưởng đầu thai có nghĩa là vẫn là thằng Tèo, nó từ thân người nó làm con chó, mai mốt con chó nó làm con heo, rồi con heo nó trèo lên nó làm con người, không phải, mà chính vì thân người này nè, mình tạo ra thiện ác. Chính cái thiện ác, nó tạo ra một con heo để nó trải nghiệm hoặc hưởng phúc, rồi con heo đó khi nó làm heo nó làm thiện làm ác gì đó rồi nó tiếp tục tạo ra một cái con chó, cứ như vậy, thì sự tiếp nối này được tiếng Phạn gọi là Santana – continium, sự tiếp nối nha. Cái sau không phải là cái trước, mà nó là cái thành quả được tạo ra bởi cái trước. Nhớ cái này, hiểu được như vậy mới là chánh kiến, nha. Và tôi nói đi nói lại một điều hoài, đó là Hãy nhìn lại, đừng chấp chặt mà hãy biết nhìn lại những gì mình đang có, đang sở hữu, hãy nhìn lại, để hiểu rằng, nó do duyên mà nó đến, rồi cũng do duyên mà nó đi. Phải hiểu cái này, không hiểu cái này là rất dễ dẫn đến những ngộ nhận, thấy rằng tài sản này, tình cảm này, uy tín này là của tôi, mình sống bằng tâm niệm đó, cái chết ập đến là chịu không nổi, trở thành tà kiến.

Tôi biết, cho tôi nói hết ruột của tôi. Trong room này nè, có nhiều người chửi tôi không tiếc lời, chẳng hạn cái cô ở sydney, tại sao cô ghét tôi . nhưng mà tôi xin nhắc riêng cô một điều thế này này, các vị xem tôi là ai cũng được, nhưng mà các vị phải biết tự thương các vị. những điều tôi nói trưa nay là dành cho mấy người sắp chết á. Bởi vì bây giờ các vị còn khỏe, các vị còn khỏe lắm, các vị còn khỏe, các vị còn ở không mà triết lý văn chương, rồi tôn giáo chính trị kinh tế xã hội. nhưng mà hãy tin lời Phật đi, mình có thể đi bất cứ lúc nào. Và cái câu này các vị nên ngay bây giờ bên đó đang là khuya rồi, để sáng mai, nên kiếm chỗ tatoo xăm cho tui. Phải xăm lên người, coi chỗ nào xăm được thì xăm. Hành lý càng ít, thì đi càng nhanh. Cái câu này thích thì xăm. Mà câu sau thì phải xăm : Nếu tự xét thấy mình không có khả năng buông bỏ, thì nên hạn chế sở hữu những thứ khó buông. Cái câu này bắt buộc phải xăm lên người, nha, phải xăm. Mai mốt có xăm thêm chỗ khác thì phải lựa chỗ khác, chứ không được xăm chồng để phá, không được untatoo nha. Cái câu này quan trọng : Nếu thấy mình không có khả năng buông bỏ thì nên hạn chế sở hữu những thứ khó buông bỏ. vì sao ? vì chắc chắn sẽ có một ngày mình phải bỏ hết mà đi. Chắc chắn có ngày đó. không có gì kinh hoàng cho chuyện nằm trên băng ca đẩy đi vào phòng mổ mà nhớ lại, tiếc nuối những thứ bỏ lại bên ngoài cửa bệnh viện, kinh khủng lắm. Hôn mê thì không nói gì mà cái thứ tỉnh táo, mà nhớ tiếc, tiếc vòng vàng, nữ trang, nhà cửa, xe cộ, tài sản, tình cảm, con cháu, yêu đương, vợ chồng, uy tín xã hội, tiếng tăm, này kia, khổ lắm. cho nên, hạn chế. Hạn chế. Tôi nhớ tôi có gặp được một vài phật tử, họ nói, họ không có biết lý thuyết nhưng mà về mặt thực hành họ đã làm đúng. Sau nhiều năm tôi trở lại, họ mời về nhà thăm nhà, tôi bước vào tôi giật mình, ngày xưa thì thôi, trên tường là tranh sơn mài, phúc lộc thọ tứ quý mai lan cúc trúc, cô gái ba miền nam trung bắc, áo dài, áo tứ thân, ôi tùm lum hết. Còn bây giờ vô nhà thấy trụi lủi à, đồ đạc dẹp hết. Tôi hỏi, vừa bước vô tôi sững người, tôi hỏi : bộ hai vị tính dời nhà hả ? tính dời nhà đi đâu ? thì ông chồng nói : sao sư hỏi vậy ? tôi nói : Cái nhà này rõ ràng là sắp dọn đi chứ không thể nào mà nó trống trải như vậy được. Hồi xưa tôi vô tôi đi mà còn vấp té mà. Ổng nói : không, tụi này tính rồi, càng lớn tuổi muốn nó trống cho nó khỏe. Thứ hai nữa, thôi mình còn tỉnh á sư, mình buông bớt đi, để mai mốt tới hồi bệnh nằm yên rồi con cháu nó về nó đem liệng hết tới hồi nó đau lòng lắm. Còn bây giờ mình tỉnh, thà mình đích thân mình cầm mình cho cũng là phước, còn không cho, cái nào đem liệng mình liệng, cũng tức, mai mốt nằm mệt lắm. Thì tui không dám khen, bởi vì khen họ hiểu lầm. nhưng mà trong bụng tôi nói : đúng hai cái tên này đạt đạo rồi. đúng. Hai tên này đạt đạo, ở chừng mực nào đó, hai tên này đạt đạo rồi. bởi vì, khi mà anh không có khả năng buông bỏ thì anh hạn chế sở hữu những thứ khó buông bỏ. nhớ nha. Cái này rất quan trọng. Bởi vì sẽ có một ngày mình nằm lắc lắc trên giường nói không ra tiếng, chỉ có ứa nước mắt thôi. Tôi có tới thăm bệnh mấy người, cái miệng nói không được cứ lắc lắc ứa nước mắt, trời ơi, khổ lắm. Cho nên, bữa nay tôi nói về cái Chánh tín và Mê tín vậy đó.

Là, Phải hiểu rõ điều mình tin, thì mình mới tin chết bỏ điều mình hiểu. còn khi mình không hiểu lắm điều mình tin cho nên mình không tin lắm điều mình hiểu. Mà đời sống mình không có niềm tin nó khó sống lắm, dầu đó là niềm tin trong gia đình, niềm tin trong chính trị, xã hội, hay là tôn giáo, nhớ nha. Bây giờ đã, trời đất ơi, 1 giờ 40 rồi. Ok, hẹn các vị thứ hai tuần sau. Chúc các vị một ngày vui. Và cũng xin hứa rằng, nội dung càng lúc nó sẽ càng nhức nhối hơn. Nhức nhối có nghĩa là nhức đầu á. Còn mấy bữa đầu tôi cho bà con cái nền, để bà con hiểu tại sao mình phải đi học. Đó. là đầu tiên. Tôi nói với người ta, tôi làm cho người ta cái chuyện mà tôi muốn người ta làm cho tôi. Ví dụ, các vị muốn dạy tôi thuốc nam, các vị muốn dạy tôi chơi kiểng, trồng cây, các vị muốn dạy tôi thêu thùa may vá nấu ăn thì ít nhất các vị phải nói cho tôi cái chuyện đó là cần thiết. thì tôi mới siêng tôi học, còn đàng này tự nhiên nhào tới bắt tôi học nấu ăn bắt tôi chưng hoa thì tôi khó chịu lắm. Tôi phải biết tại sao mà tôi đi học lớp tiếng Nhật, tại sao tôi phải đi học xếp giấy, tại sao tôi phải học nấu ăn, tại sao tôi phải học trang trí nội thất. Ok. Chúc các vị một đêm an lành nhiều mộng đẹp. Hẹn các vị ngày sau.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app