10/01/2020 – Thiền viện Phước Sơn, Việt Nam

Hôm nay ngày 10 tháng 1 năm 2020, ngày thứ 4 của khóa thiền 9 ngày tại thiền viện Phước Sơn, Việt Nam. Đây là phần hướng dẫn hành thiền chung.Hãy đặt tay và chân ở vị trí thoải mái cho tư thế ngồi thiền trong thời gian dài. Nhắm nhẹ đôi mắt. Thả lỏng thân và tâm. Giữ đầu, cổ và lưng thẳng. Thả lỏng cơ. Buông bỏ những phiền não. Giữ cơ thể thẳng, đừng để sức nặng khiến cơ thể chùng xuống. Cả thân và tâm đều nên tĩnh lặng.

Mỗi cá thể con người là khác nhau nhưng tâm chánh niệm nên hòa làm một trong mỗi khoảnh khắc hiện tại. Dù khác nhau bởi sắc tộc, tôn giáo, giới tính, hình thể nhưng khi hành thiền tâm các vị nên hòa làm một. Chúng ta nên ưu tiên tâm hơn là thân xác và cuộc sống. Thái độ chúng ta khác nhau, nhưng nên tập trung và chánh niệm như nhau trong mỗi khoảnh khắc hiện tại. Tâm là quan trọng nhất trong tất cả mọi thứ, mọi chúng sanh. Chúng ta nên giữ tâm bình lặng và trong sạch. 

Hãy chánh niệm ở bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, dù tốt dù xấu. Phương pháp để chánh niệm là chỉ-làm-mà-thôi. Chánh niệm một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không cần thúc ép hay làm có chủ đích. Chúng ta cần đại diện cho Tự nhiên vô-thường-luôn-đổi-mới; không cần thể hiện như là ai-đó, điều-gì-đó, nơi chốn và thời gian. Tất cả các bước hướng dẫn trên là cần thiết để trải nghiệm pháp chánh niệm.

Câu hỏi của thiền sinh: Bạch Sayadaw, con thỉnh Ngài giảng giải cho con thế nào là chánh niệm do-tâm-tạo và xả ly do-tâm-tạo? Và thế nào là chánh niệm tự nhiên và xả ly tự nhiên? Con cảm ơn Ngài.

Tôi đã và đang giảng dạy trong nhiều năm. Từ lúc bắt đầu, tôi gặp phải khá nhiều trở ngại vì chưa quen thuộc với việc giảng dạy liên tục. Cho nên tôi phải chủ đích thực hành nhiều để pháp này trở nên quen thuộc; và tôi gọi là sự giảng dạy tạo tác. Kèm theo đó, tôi buộc phải chánh niệm trong mỗi lần giảng dạy nên gọi là là chánh niệm tạo tác. 

Tương tự như các hành giả và chư Tăng học giáo lý Phật. Ban đầu, các vị ấy không có thói quen học giáo lý Phật, do đó họ cần thực hành pháp học trong chánh niệm mỗi ngày và đó gọi là chánh niệm tạo tác. Một khi đã trở thành thói quen, trong hành động không cần tác ý chánh niệm nữa mà pháp chánh niệm trở thành tự nhiên bằng tinh tấn được trau dồi. Một khi tôi đã quen giảng dạy thường xuyên, tôi hành sự trong chánh niệm một cách tự nhiên. 

Để xả ly khỏi gia đình, ta cần tác ý để trú tại trung tâm thiền vì thường tình ta không ở đây. Dần quen, ta sẽ thực hành được hạnh xả ly khỏi gia đình. Phương pháp này áp dụng như nhau dành cho tình nguyện viên và thiền sinh; loại xả ly này do tác ý mà thành. Để hiểu về chánh niệm – xả ly tự nhiên, ta cần hiểu về chánh niệm – xả ly tạo tác rất thuần thục. Càng hiểu về chánh niệm – xả ly tạo tác, ta càng hiểu về chánh niệm – xả ly tự nhiên. Vì chúng có liên quan đến nhau. 

Ví dụ như trường hợp của Sayalay Saddhamma, ban đầu quý cô chỉ quen sống cùng gia đình mà không quen trú ở thiền viện và cũng không muốn xuất gia; giờ thì quý cô đã xuất gia và đang sống trong thiền viện. Là cả một chặng đường thử thách để cô ấy trở thành tu nữ. Quý sư cô đã phải hành thiện pháp liên tục trong nhiều năm với những quý sư cô khác. Từ đó cô phát triển năng lực để ở tại thiền viện như một tu nữ một cách tự nhiên. Bạn cũng sẽ thành tựu như vậy, hãy thử trải nghiệm.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app