THIỀN QUÁN CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC – SYLVIA BOORSTEIN – NGUYỄN DUY NHIÊN

Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc

– Tác giả: Sylvia Boorstein

– Người dịch: Nguyễn Duy Nhiên

 

Tu Tập là Bình Thường

Vài năm trước đây, khi tôi chuẩn bị đi hướng dẫn một khóa tu thiền tại một thành phố ở xa, một người trong ban tổ chức điện thoại đến hỏi xem tôi có cần những món ăn gì đặc biệt không. Tôi cám ơn sự chăm sóc của anh và giải thích cho anh ta nghe về những sở thích ăn uống của tôi. Tôi nói rằng tôi thường không ăn điểm tâm gì nhiều, nhưng thích uống cà phê mỗi buổi sáng. Anh trả lời, với một giọng rất ngạc nhiên, “Bà uống cà phê?” Tôi chợt ý thức là tôi mới vừa tự thú lỗi lầm trong sự tu tập của mình với anh ta. Tôi cần phải suy nghĩ thật nhanh tìm một lối thoát, mà phải cho có tư cách nữa kìa, làm sao để vẫn giữ được cái uy tín tâm linh của mình, rằng sự thật là tôi thích uống cà phê.

Tôi nghĩ người ta thường hay có một số quan niệm hơi cao kỳ về thế nào là một người “biết tu tập.” Trong phòng tôi có treo một tấm hình hí họa, vẽ hai người ngồi ăn trong một nhà hàng. Một người nói với người kia, “Tìm gặp được một người mà không đang đi tìm chân lý, không tu tập, tôi cảm thấy sung sướng và thoải mái vô cùng!” Tôi đồng ý! Trong sự tu tập ta thường rất dễ bị lạc vào vấn đề tự tôn tự đại, dồn hết công sức của mình vào việc làm sao để hành xử giống như một “nhà tu”.

Một người bạn rất thân của tôi, trong khi mỗi ngày ông mỗi trở nên một vị thầy dạy thiền có uy tín, ông lại càng bớt cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác biết là ông vẫn còn thích coi chơi đá banh bầu dục (football) lắm. Ông còn tự thú là đôi khi lại cảm thấy rất hào hứng về những trận đá nữa, cổ võ trước máy ti vi như là đang ở trong sân vận động vậy. Ông không có cái thái độ anh hùng “Xin cho đội nào giỏi thắng” đâu! Quen thân với ông, tôi biết ông có một trình độ hiểu biết rất cao, và ông vẫn hành xử như một người bình thường trong một thế giới bình thường. Là một người tu tập và có một tâm tĩnh lặng, không có nghĩa là ta phải trở nên kỳ quặc.

Tôi nghĩ là tôi đã chọn tựa cho quyển sách này từ lâu rồi, trước khi tôi bắt đầu khởi sự viết. Thật ra, động cơ thúc đẩy tôi viết là vì tôi muốn nói cho mọi người hiểu rằng, sống một đời sống tu tập không nhất thiết phải là một vấn đề gì to tát hết. Đôi khi người ta quyết định thay đổi lối sống của mình để nuôi dưỡng chánh niệm, để giúp cho sự tỉnh thức của họ. Có người tham gia vào một tăng thân hoặc vào một dòng tu. Có người thay đổi lối ăn uống của họ. Có người chọn một lối sống độc thân. Tất cả những sự chọn lựa ấy, đối với một số người, là những phương tiện rất hữu ích cho sự tỉnh thức của họ, nhưng tự chúng vốn không phải là tâm linh.

Những người khác sẽ chọn những phương tiện khác. Trong quyển sách này, phương tiện chánh là chánh niệm. Chánh niệm, một ý thức rõ ràng, một sự quân bình chấp nhận những kinh nghiệm trong hiện tại, là trái tim của thiền quán trong đạo Phật. Quyển sách này có mục đích làm tập sách vỡ lòng căn bản cho người Phật tử, nhưng bạn đừng nản lòng. Nó dễ hơn là bạn nghĩ.

Nguồn: Thiền quán tâm

———————————–

Mục Lục

Phần 1 – Dễ Hơn Là Bạn Nghĩ

Tu Tập là Bình Thường
Xoay Xở Khéo Léo
Giác Ngộ
Tỉnh Thức Không Phân Biệt Tôn Giáo

Phần 2 – Con Đường Hạnh Phúc: Giáo Lý Căn Bản của Phật

Tuệ Giác Căn Bản: Bác Ba và Ông Ngoại Tôi
Chân Đế Thứ Nhất: Nỗi Đau, Không Tránh Được – Nỗi Khổ, Không Cần Thiết.
Chân Đế Thứ Hai: Dính Mắc là Khổ Đau
Chân Đế Thứ Ba: Một Tin Vui Tuyệt Vời
Tam Tổ của Thiền Tông và Nhất Tổ của Berkeley
Chân Đế Thứ Ba Rưỡi
Tim Tôi Vẫn Còn Níu Kéo
Chân Đế Thứ Tư: Vòng Tròn Bát Chánh

Chánh Kiến: Bạn Tôi Alta và Vô Thường
Chánh Tư Duy: Thực Tập Sự Khác Biệt
Tha Thứ
Những Củ Hành Tây
Cháu Ngoại Tôi và Tu Viện
Chánh Nghiệp: Hành Động Chân Chánh
Ông Ngoại Tôi và Những Trái Cam
Chánh Nghiệp Tích Cực: Cứu Cấp Trên Phi Cơ
Cứu Cấp Trên Phi Cơ: I. Sự Sai Lầm
Cứu Cấp Trên Phi Cơ: II. Sửa Sai.
Chánh Ngữ: Một Lời Đã Nói Ra, Bốn Ngựa Không Theo Kịp
Luật Sáu Mươi Giây
Chánh Mạng: Chị Pearl và Công Việc Ủi Đồ
Chánh Tinh Tấn: “Nhớ, Hãy Vui Vẻ”
Chánh Định: Làm Nhẹ Đi Nỗi Đau
Chánh Niệm: Ba Tôi và Cuốn Phim Cuối

Phần 3- Những Chướng Ngại Cho Cái Nhìn Sáng Tỏ

Nhà Phỏng Vấn và Vị Đạo Sư
Tâm Thức và Thời Tiết
Những Tâm Thức Chướng Ngại Chỉ Có Bấy Nhiêu Thôi
Ăn Xúp Bằng Nĩa
Ái Dục
Ác Cảm
Nhưng, Chiếc Đòn Gỗ Ấy Là Của Tôi!
Lười Biếng và Hôn Trầm
Xao Động
Người Đàn Bà Trên Bãi Biển Guaymas
Bớt Sợ Hãi
Hoài Nghi
Khi Những Tâm Chướng Ngại Khởi Lên Cùng Một Lúc

Phần 4- Một Cái Nhìn Sáng Tỏ: Tuệ Giác và Từ Bi

Tự Tánh Của Tâm
Không Có Một Cây Tùng Rực Lửa
Ba Con Dấu Của Thực Tại
Như Bọt Nước, Sương Mai
Anicca: Vô Thường
Cái Này Rồi Cũng Sẽ Qua
Không Có Sự Dễ Chịu Nào là Lâu Dài
Dukkha: Bất Toại Nguyện
Dẫu Đời Có Là Vô Nghĩa, Món Nấm Vẫn Quan Trọng
Anatta: Vô Ngã
Cái Nhìn Xa Rộng, Cái Nhìn Nhỏ Gần
Bác Thợ Sửa Máy May: Quên Đi Câu Truyện Của Mình
Thiên Trú
Tâm Từ
Biết Thương Yêu là Biết Hạnh Phúc
Thương Yêu Mọi Người là Chuyện Dễ Nhất
Tâm Bi
Rộng Lượng là Một Hành Động Tự Nhiên
Tâm Hỷ: Niềm Vui Vị Tha
Tâm Xả: Trong Tĩnh Lặng Có Hết Tất Cả
Xong là Xong

-ooOoo-

Nhà Xuất Bản Sinh Thức
P.O. Box 1223, Herndon, VA 20172-1223, U.S.A.
Điện thoại: (703) 787-3377blank(703) 787-3377
Điện thư: [email protected]
Trang nhà: http://www.sinhthuc.org

TẢI SÁCH EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY

Thien_quan_Con_Duong_Hanh_Phuc

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc – tác giả Sylvia Boorstein – dịch giả Nguyễn Duy Nhiên

* Link  Cuốn Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc   
* Link  Tải sách ebook Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc
* Link  Video cuốn Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc
* Link  Audio cuốn Thiền Quán Con Đường Hạnh Phúc     
* Link  Thư mục Tác giả Sylvia Boorstein 
* Link  Thư mục Ebook Sylvia Boorstein
* Link  Giới thiệu tác giả Sylvia Boorstein  
* Link  Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app