PHÁP TỤ XIỂN THUẬT (DHAMMASANGINIUDDESA) – TỲ KHƯU TỊNH SỰ

Bổn này như chìa khóa mở Khiếp (tạng) Diệu pháp (Abhidhammapiṭaka). Cũng là tài liệu giảng dạy tụng, học và nghiên cứu giáo lý cao siêu chính thức của nhà Phật.

 

THERAVĀDA

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

PHÁP TỤ XIỂN THUẬT

(DHAMMASAṄGIṆĪUDDESA)

Soạn dịch:

Sư cả Tịnh Sự – Mahāthero Saṅtakicco

Giáo sư Siêu Lý

 

MỤC LỤC

ĐẦU ĐỀ TAM… 3

Bài 36: Tam Đề Thiện. 3

Bài 37: Tam Đề Thành Do Thủ. 4

Bài 38: Tam Đề Pháp Hỷ. 5

Bài 39: Tam Đề Nhân Sanh Tử. 6

Bài 40: Tam Đề Cảnh Hy Thiểu. 7

Bài 41: Tam Đề Có Đạo Thành Cảnh. 8

BÀI 42: Tam Đề Cảnh Quá Khứ. 10

ĐẦU ĐỀ NHỊ 12

Bài 43: Phần Tụ Nhân (Hetugoccha) 12

Bài 44: Nhị Đề Đỉnh (Cūlantaraduka) 13

Bài 45: Phần Chùm Lậu (Āsavagocchaka) 15

Bài 46: Phần Tụ Triền (Saṅyojanagocchaka) 16

Bài 47: Phần Tụ (Chùm) Phược (Ganthagocchaka) 18

Bài 48: Phần Tụ (Chùm) Bộc (Oghagocchaka) 20

Bài 49: Phần Tụ (Chùm) Phối (Yogagocchaka) 21

Bài 50: Phần Tụ (Chùm) Cái (NīvaraṆagocchaka) 23

Bài 51: Phần Tụ (Chùm) Khinh Thị (Parāmāsagocchaka) 24

Bài 52: Phần Nhị Đề Đại (Mahantaraduka) 26

Bài 53: Phần Tụ Thủ (Upādāmagocchaka) 29

Bài 54: Phần Tụ (Chùm) Phiền Não (Kilesagocchaka) 31

Bài 55: Phần Yêu Bối (Piṭṭhiduka) 33

NHỊ ĐỀ KINH.. 38

DUYÊN TRỢ.. 51

  1. Nhân Duyên. 51
  2. Cảnh Duyên. 51
  3. Cảnh Trưởng Duyên Hay Cảnh tăng Thượng Duyên. 52
  4. Câu Sanh Trưởng Duyên. 52
  5. Vật Cảnh Tiền Sanh Trưởng Duyên. 53
  6. Vô Gián Duyên. 53
  7. Câu Sanh Duyên. 54
  8. Hổ Tương Duyên. 54
  9. Vật Tiền Sanh Y Duyên. 54
  10. Vật Cảnh Tiền sanh Y Duyên. 55
  11. Thường Cận Y Duyên. 56
  12. Cảnh Tiền Sanh Duyên. 56
  13. Hậu Sanh Duyên. 57
  14. Trùng Dụng Duyên. 58
  15. Câu Sanh Nghiệp Duyên. 58
  16. Dị Thời Nghiệp Duyên. 58
  17. Vô Gián Nghiệp Duyên. 59
  18. Dị Thục Quả Duyên. 59
  19. Sắc Vật Thực Duyên. 59
  20. Danh Vật Thực Duyên. 60
  21. Câu Sanh Quyền Duyên. 60
  22. Tiền Sanh Quyền Duyên. 60
  23. Sắc Mạng Quyền Duyên. 61
  24. Thiền Na Duyên. 61
  25. Đồ Đạo Duyên. 62
  26. Tương Ưng Duyên. 62
  27. Câu Sanh Bất Tương Duyên. 62

Phân Duyên Chia Theo Danh Sắc. 63

Phân Duyên Theo Thời 65

Chia Duyên Theo Mãnh Lực. 67

Chia Duyên Theo Cõi 69

 

 

 

PHÁP TỤ – PHẦN XIỂN THUẬT

KHAI ĐOAN

Bổn này như chìa khóa mở Khiếp (tạng) Diệu pháp (Abhidhammapiṭaka). Cũng là tài liệu giảng dạy tụng, học và nghiên cứu giáo lý cao siêu chính thức của nhà Phật.

Chúng tôi ước mong tất cả đệ tử Phật đều thông hiểu pháp nhiệm mầu này, nên cố gắng dịch, tùy cơ in và tìm trường hợp duy trì pháp quí !

Mong cầu các bậc có lòng chiếu cố trợ duyên, chúng tôi rất cảm kính!

 

Thay mặt nhóm dạy siêu lý: Sư cả Tịnh Sự.

VIÊN GIÁC TỰ

Long Hồ – Vĩnh Long.

 

 

Trụ sở phiên dịch Diệu pháp:

Giảng đường Siêu Lý

Ngang nhà số 681/2 Đường Hậu Giang, Chợ Lớn.

Vô hẻm 681 (nhờ điện thoại 36.966 – Sài Gòn).

 

 

ĐẦU ĐỀ TAM

(TIKAMĀTIKĀ)

Bài 36: Tam Đề Thiện

  • Tam đề thiện (Kusalātika) – đề 1
  • Câu 1: Kusalā dhammā

Tất cả pháp thiện – là 21 hoặc 37 tâm thiện và 38 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Akusalā dhammā

Tất cả pháp bất thiện -là 12 tâm bất thiện và 27 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Abyākatā dhammā

Tất cả pháp vô ký – là 56 hoặc 72 tâm vô ký, sắc pháp, Níp-bàn và sở hữu hợp.

  • Tam đề thọ (Vedanātika) – đề 2
  • Câu 1: Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng lạc thọ – là 63 tâm lạc thọ và 46 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Dukhāya vedanāya sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng khổ thọ – là 2 tâm sân, tâm thân thức khổ thọ và 21 sở hữu hợp khổ thọ.

  • Câu 3: Adukkhāma sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ – là 55 tâm xả thọ và 46 sở hữu hợp.

  • Tam đề dị thục quả (Vipākātika) – đề 3
  • Câu 1: Vipākā dhammā

Tất cả pháp dị thục quả – là 36 hoặc 52 tâm quả và 38 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Vipākādhamma dhammā

Tất cả pháp dị thục nhân – là 12 tâm bất thiện, 21 hoặc 37 tâm thiện và 52 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Nevavipāka na vipākadhamma dhammā

Tất cả pháp phi quả phi nhân – là 20 tâm tố, 35 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

 

Bài 37: Tam Đề Thành Do Thủ

  • Tam đề thành do thủ (Upādinnatika) – đề 4
  • Câu 1: Upādinnupādaniyā dhammā

Tất cả pháp thành do thủ và cảnh thủ – là 32 tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp.

  • Câu 2: Anupādinnupādāniyā dhammā

Tất cả pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ – tức là 47 đổng lực hiệp thế, 2 tâm khai môn, 52 sở hữu và sắc phi nghiệp.

  • Câu 3: Anupādinnānupādāniyā dhammā

Tất cả pháp phi thành do thủ phi cảnh thủ – tức là pháp siêu thế.

  • Tam đề phiền toái (Savikiliṭṭhatika) – đề 5
  • Câu 1: Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhamma.

Tất cả pháp phiền toái cảnh phiền não – tức là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Asaṅkiliṭṭhāsaṅkilesikā dhamma.

Tất cả pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não – tức là pháp hiệp thế (trừ bất thiện).

  • Câu 3: Asaṅkiliṭṭhāsaṅkilesikā dhammā

Tất cả pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não – tức là tâm siêu thế và Níp-bàn.

  • Tam đề hữu tầm (Sasitakkatika) – đề 6
  • Câu 1: Savitakkasavicārā dhammā

Tất cả pháp hữu tầm hữu tứ – là 11 tâm sơ thiền, 44 tâm dục giới, 50 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, tầm, tứ).

  • Câu 2: Avitakkavicaramattā dhammā

Tất cả pháp vô tầm hữu tứ – là 11 tâm nhị thiền 36 sở hữu hợp lấy tầm trừ tứ.

  • Câu 3: Avitakkāvicārā dhammā

Tất cả pháp vô tầm vô tứ – tức là 55 tâm vô tứ, 36 sở hữu hợp, lấy 11 sở hữu tứ trong nhị thiền, sắc pháp và Níp-bàn.

 

Bài 38: Tam Đề Pháp Hỷ

  • Tam đề pháp hỷ (Pītitika) – đề 7
  • Câu 1: Pītisahagatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh pháp hỷ – tức là 51 tâm hữu hỷ và 46 sở hữu hợp pháp hỷ.

  • Câu 2: Sukhasahagatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh lạc thọ – tức là 63 tâm lạc thọ và 46 sở hữu hợp lạc thọ.

  • Câu 3: Upekkhasashgatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh xả thọ – tức là 55 tâm xả thọ và 46 sở hữu hợp xả thọ.

  • Tam đề sơ đạo đoạn trừ (Dassanatika) – đề 8
  • Câu 1: Dassanena pahātabbā dhammā

Tất cả pháp sơ đạo đoạn trừ – là 4 tham tương ưng, si hoài nghi, 22 sở hữu hợp tuyệt.

  • Đoạn trừ sức mạnh của bất thiện còn lại.
  • Đoạn trừ chủng tử tái tục khổ thú.
  • Đoạn trừ chủng tử tái tục Dục giới ngoài 7 đời.
  • Câu 2: Bhāvanāya pahātabbā dhammā

Tất cả pháp 3 đạo cao đoạn trừ – là chủng tử tái tục 7 đời Dục giới và những bất thiện ngoài sơ đạo đoạn trừ.

  • Câu 3: Nevadassanena na bhāvanāya pahātabbā dhammā

Tất cả pháp phi sơ đạo phi 3 đạo cao đoạn trừ – là ngoài ra pháp bất thiện.

  • Tam đề hữu nhân sơ đạo đoạn trừ (Dassanahetutika) – đề 9
  • Câu 1: Dassanena pahātabbahetukā dhammā

Tất cả pháp hữu nhân sơ đạo đoạn trừ – như câu 1 Bài trên mà chỉ trừ si hiệp tâm si hoài nghi.

  • Câu 2: Bhāvanāye pahātabbahetukā dhammā

Tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao đoạn trừ – như câu 2 Bài trên, mà chỉ trừ si hiệp tâm si điệu cử.

  • Câu 3: Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbā hetukā dhammā

Tất cả pháp phi hữu nhân phi 4 đạo đoạn trừ – là si hiệp tâm si, 18 tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

 

Bài 39: Tam Đề Nhân Sanh Tử

  • Tam đề nhân sanh tử (Ācayagāmitika) – đề 10
  • Câu 1: Ācayagāmino dhammā

Tất cả pháp nhân sanh tử – tức là thiện hiệp thế, 11 tâm bất thiện ngoài điệu cử, 52 sở hữu hợp trừ si hiệp điệu cử.

  • Câu 2: Apacaya gāmino dhammā

Tất cả pháp nhân đến Níp-bàn – là tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Nevācaya gāmināpacaya gāmino dhammā

Tất cả pháp phi nhân sanh tử và phi nhân đến Níp-bàn – là tâm vô ký, tâm si điệu cử, 42 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

  • Tam đề hữu học (Sekkhatika) – đề 11
  • Câu 1: Sekkhā dhammā

Tất cả pháp hữu học – là 7 hoặc 35 tâm hữu học và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Asekkhā dhammā

Tất cả pháp vô học – tức là tâm tứ quả và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Neva sekkhā nāsekkhā dhammā

Tất cả pháp phi hữu học phi vô học – là tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

  • Tam đề hy thiểu (Parittatika) – đề 12
  • Câu 1: Parittā dhammā

Tất cả pháp hy thiểu – là tâm dục giới, 52 sở hữu hợp và sắc pháp.

  • Câu 2: Mahaccatā dhammā

Tất cả pháp đáo đại – là 27 tâm đáo đại và 35 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Appamānā dhammā

Tất cả pháp vô thượng (cao tột) – là pháp siêu thế.

 

Bài 40: Tam Đề Cảnh Hy Thiểu

  • Tam đề cảnh hy thiểu (Parittārammanatika) – đề 13
  • Câu 1: Parittārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh hy thiểu – là 54 tâm dục giới, 2 tâm thông, 50 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

  • Câu 2: Mahaggatārammanā

Tất cả pháp biết cảnh đáo đại – là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông, 8 đại thiện, 8 đại tố, khai ý môn, 12 tâm bất thiện và 47 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần).

  • Câu 3: Appamānārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh vô thượng (cao tột) – là tâm siêu thế, 2 tâm thông, khai ý môn, 4 đại thiện, 4 đại tố tương ưng và 36 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).

  • Tam đề ty hạ (Hinatika) – đề 14
  • Câu 1: Hīnā dhammā

Tất cả pháp ty hạ là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Majjhimā dhammā

Tất cả pháp trung bình – là sắc pháp, 51 tâm tịnh hảo hiệp thế, 18 tâm vô nhân và 38 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Panitā dhammā

Tất cả pháp tinh lương (vi tế) – là pháp siêu thế.

  • Tam đề tà (Micchattātika) – đề 15
  • Câu 1: Micchatta niyatā dhammā

Tất cả pháp tà cho quả nhất định – là đổng lực chót của tham tương ưng, 2 sân, 25 sở hữu hợp trong khi tạo ngũ nghịch.

  • Câu 2: Sammatta niyatā dhammā

Tất cả pháp chánh cho quả nhất định liên tiếp sát na – là tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 3: Aniyatā dhammā

Tất cả pháp bất định – là ngoài ra 2 pháp trên.

 

Bài 41: Tam Đề Có Đạo Thành Cảnh

  • Tam đề có đạo thành cảnh (Maggārammanatika) – đề 16
  • Câu 1: Maggārammana dhammā

Tất cả pháp có đạo làm cảnh đặng – là khai ý môn, 4 đại thiện, 4 đại tố tương ưng, 2 tâm thông và 33 sở hữu hợp của mỗi bậc Thánh quả biết đạo bằng và thấp hơn (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần).

  • Câu 2: Maggahetukā dhammā

Tất cả pháp có đạo, có nhân = 3 phần:

  1. Tất cả pháp có đạo đế làm nhân – là 4 tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ 8 chi đạo).
  2. Tất cả pháp có nhân tương ưng nhờ đạo đế – là 4 tâm đạo và 34 sở hữu hợp (trừ vô tham, vô sân).
  3. Tất cả pháp có nhân mà tương ưng đạo đế – là 4 tâm đạo và 35 sở hữu hợp (trừ trí).
  • Câu 3: Maggādhipatino dhammā
  1. Tất cả pháp mà duyên thành cảnh trưởng – tức là đạo, khai ý môn, 4 đại thiện, 4 đại tố tương ưng, 2 tâm thông và 33 sở hữu hợp của mỗi bực Thánh quả biết đạo.
  2. Tất cả pháp mà có duyên thành câu sanh trưởng – tức là đạo (4 tâm đạo), 35 sở hữu hợp (trừ trí hay cần đang làm trưởng trại).
  3. Tất cả pháp mà thành câu sanh trưởng duyên – tức là đạo, là trí hay cần đang làm trưởng mạnh.
  • Tam đề sanh tồn (Uppannatika) – đề 17
  • Câu 1: Uppannā dhammā

Tất cả pháp sanh tồn – tức là tâm, sở hữu, sắc pháp đang sinh, trụ, diệt.

  • Câu 2: Anuppannā dhammā

Tất cả pháp phi sanh tồn – là ngoài ra đang sinh, trụ, diệt của pháp hữu vi (trừ ra tâm quả và sắc nghiệp).

  • Câu 3: Uppādino dhammā

Tất cả pháp sẽ sanh (vì có nhân sẵn) – tức là quả và sắc nghiệp.

  • Tam đề quá khứ (Atitatika) – đề 18
  • Câu 1: Atitā dhammā

Tất cả pháp quá khứ – là tâm, sở hữu và sắc pháp đã diệt.

  • Câu 2: Anāgatā dhammā

Tất cả pháp hiện tại – tức là tâm, sở hữu và sắc pháp đang sinh, trụ, diệt.

  • Câu 3: Paccuppannā dhamma.

Tất cả pháp vị lai – tức là tâm, sở hữu và sắc pháp sẽ sanh.

 

Bài 42: Tam Đề Cảnh Quá Khứ

  • Tam đề cảnh quá khứ (Atitārammanātika) – đề 19
  • Câu 1: Atitārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh quá khứ – là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 2 tâm thông, 41 tâm dục giới, 47 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, 3 ý giới, ngăn trừ phần và vô lượng phần).

  • Câu 2: Anāgatārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh vị lai – là 2 tâm thông, 41 tâm dục giới, 50 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, 3 ý giới và vô lượng phần).

  • Câu 3: Paccuppannārammana dhammā

Tất cả pháp biết cảnh hiện tại – là 54 tâm Dục giới, 2 tâm thông, 50 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần)

  • Tam đề nội phần (Ajjattatika) – đề 20
  • Câu 1: Ajjhattā dhammā

Tất cả pháp nội phần – là tâm, sở hữu, sắc pháp trong thân ta.

  • Câu 2: Bahiddhā dhammā

Tất cả pháp ngoại phần – là Níp-bàn, tâm, sở hữu, sắc pháp ngoài thân ta.

  • Câu 3: Ajjhattabahiddhā dhammā

Tất cả pháp nội và ngoại phần – là tâm, sở hữu và sắc pháp.

  • Tam đề biết cảnh nội phần (Ajjattārammanatika) – đề 21
  • Câu 1: Ajjhattārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh nội phần – là 3 tâm thức vô biên, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng, 30 sở hữu hợp biết nhất định. Còn 2 tâm thông, 54 tâm dục giới, 49 sở hữu hợp (trừ tật và vô lượng phần) đều biết bất định.

  • Câu 2: Bahiddhārammanā dhammā

Tất cả pháp biết cảnh ngoại phần – là tâm siêu thế, 3 tâm không vô biên, 15 tâm sắc giới, 38 sở hữu hợp biết nhất định. Còn 2 tâm thông, 54 tâm dục giới, 52 sở hữu hợp đều biết bất định.

  • Câu 3: Ajjhattabahiddhārammanā.

Tất cả pháp biết cảnh nội và ngoại phần – là 2 tâm thông, 54 tâm dục giới, 49 sở hữu hợp (trừ tật và vô lượng phần).

  • Tam đề hữu kiến (Sanidassanatika) – đề 22
  • Câu 1: Sadassanasappatighā dhammā

Tất cả pháp hữu kiến hữu đối chiếu – là cảnh sắc.

  • Câu 2: Anidassanasappatighā dhammā

Tất cả pháp vô kiến hữu đối chiếu – là 11 sắc thô (trừ cảnh sắc).

  • Câu 3: Anidassanāppatighā dhammā

Tất cả pháp vô kiến vô đối chiếu – là pháp siêu lý (trừ ra 12 sắc thô).

 

Dứt đầu đề tam

 

 

 

ĐẦU ĐỀ NHỊ

(DUKKAMĀTIKĀ)

 

Bài 43: Phần Tụ Nhân (Hetugoccha)

 

  • Nhị đề nhân (Hetuduka) – đề 1
  • Câu 1: Hetū dhammā

Tất cả pháp thành nhân – là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.

  • Câu 2: Na hetū dhammā

Tất cả pháp phi nhân – là pháp siêu lý (trừ 6 nhân đã kể).

  • Nhị đề hữu nhân (Sahetukaduka) – đề 2
  • Câu 1: Sahetukā dhammā

Tất cả pháp hữu nhân – là 103 tâm hữu nhân và 52 sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si).

  • Câu 2: Ahetukā dhammā

Tất cả pháp vô nhân – là Níp-bàn, sắc pháp, 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu tợ tha và si hợp tâm si.

  • Nhị đề tương ưng nhân (Hetusampayutta) – đề 3
  • Câu 1: Hetusampayuttā dhammā

 Tất cả pháp tương ưng nhân.

  • Câu 2: Hetuvippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng nhân.

Nhị đề này trùng chi pháp nhị đề vừa kể.

  • Nhị đề nhân hữu nhân (Hetusahetuka duka) – đề 4
  • Câu 1: Hetū ceva dhammā sahetukā ca.

Tất cả pháp nhân và hữu nhân – là 3 nhân thiện và 3 nhân bất thiện (trừ si hợp tâm si).

  • Câu 2: Sahetukā ceva dhammā na ca hetū.

Tất cả pháp hữu nhân mà phi nhân – là tất cả tâm hữu nhân và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

  • Nhị đề nhân tương ưng nhân (Hetū hetusampayutta duka) – đề 5
  • Câu 1: Hetūceva dhammā hetu sapayuttāca.

Tất cả pháp nhân và tương ưng nhân.

  • Câu 2: Hetusampayuttā ceva dhammā na ca hetū).

Tất cả pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

Nhị đề này trùng chi pháp nhị đề vừa kể.

  • Nhị đề phi nhân hữu nhân (Nahetu sahetuka duka) – đề 6
  • Câu 1: Na hetū kho pana dhammā sahetukā pi.

Tất cả pháp phi nhân mà hữu nhân là tất cả tâm hữu nhân và 46 sở hữu hợp (trừ 6 nhân).

  • Câu 2: Na hetū kho pana dhammā ahetukā pi.

Tất cả pháp phi nhân và vô nhân là Níp-bàn, sắc pháp, 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu tợ tha (trừ dục) và si hợp tâm si.

 

 

Bài 44: Nhị Đề Đỉnh (Cūlantaraduka)

 

  • Nhị đề hữu duyên (Sappaccayaduka) – đề 7
  • Câu 1: Sappaccayā dhammā

Tất cả pháp hữu duyên – là tâm, sở hữu và sắc pháp.

  • Câu 2: Appaccayā dhammā

Tất cả pháp vô duyên – là Níp-bàn.

  • Nhị đề hữu vi (Saṅkhataduka) – đề 8
  • Câu 1: Saṅkhatā dhammā

Tất cả pháp hữu vi.

  • Câu 2: Asaṅkhatā dhammā

Tất cả pháp vô vi.

Chi pháp trùng như nhị đề hữu duyên.

  • Nhị đề hữu kiến (Sanidassanaduka) – đề 9
  • Câu 1: Sanidassanā dhammā

Tất cả pháp hữu kiến (thấy đặng) – là cảnh sắc.

  • Câu 2: Anidassanā dhammā

Tất cả pháp vô kiến – là tất cả pháp siêu lý (trừ cảnh sắc).

  • Nhị đề hữu đối chiếu (Sappaṭighaduka) – đề 10
  • Câu 1: Sappaṭighā dhammā

Tất cả pháp hữu đối chiếu – là 12 sắc thô.

  • Câu 2: Appaṭighā dhammā

Tất cả pháp vô đối chiếu – là pháp siêu lý (trừ 12 sắc thô).

  • Nhị đề sắc (Rūpīduka) – đề 11
  • Câu 1: Rūpino dhammā

Tất cả pháp sắc – là 28 sắc pháp.

  • Câu 2: Arūpino dhammā

Tất cả pháp phi sắc – là tâm, sở hữu và Níp-bàn.

  • Nhị đề hiệp thế (Lokiyaduka) – đề 12
  • Câu 1: Lokiyā dhammā

Tất cả pháp hiệp thế – là 81 tâm hiệp thế và 52 sở hữu hợp và 28 sắc pháp.

  • Câu 2: Lokuttarā dhammā

Tất cả pháp siêu thế – là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị đề cũng có tâm biết đặng (Kenaciviññeyya duka) – đề 13
  • Câu 1: Kenaci viññeyyā dhammā

Tất cả pháp cũng có tâm biết đặng.

  • Câu 2: na kenaci viññeyyā dhammā

Tất cả pháp cũng có tâm không biết đặng.

Cả 2 câu đồng chi pháp, lấy hết pháp siêu lý.

 

 

Bài 45: Phần Chùm Lậu (Āsavagocchaka)

  • Nhị đề lậu (Āsavaduka) – đề 14
  • Câu 1: Āsavā dhammā

Tất cả pháp lậu – là sở hữu si, tham và tà kiến.

  • Câu 2: No āsavā dhammā

Tất cả pháp phi lậu – là pháp siêu lý (trừ 3 chi lậu).

  • Nhị đề cảnh lậu (Sāsavaduka) – đề 15
  • Câu 1: Sāsavā dhammā

Tất cả pháp cảnh lậu – là 81 tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp và sắc pháp.

  • Câu 2: Anāsavā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh lậu – là tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị để tương ưng lậu (Āsavā sampayutta duka) – đề 16
  • Câu 1: Āsavasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng lậu – là 12 tâm bất thiện 27 sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si).

  • Câu 2: Āsavavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng lậu – là Níp-bàn, sắc pháp, tâm tịnh hảo, tâm vô nhân, 38 sở hữu hợp và si hợp tâm si.

  • Nhị đề lậu cảnh lậu (Āsavasāsavaduka) – đề 17
  • Câu 1: Āsavā ceva dhammā sāsavā ca

Tất cả pháp lậu và cảnh lậu – là sở hữu si, tham, tà kiến.

  • Câu 2: Sāsavā ceva dhammā no ca āsavā

Tất cả pháp cảnh lậu mà phi lậu – là pháp hiệp thế (trừ 3 chi pháp lậu).

  • Nhị đề lậu tương ưng lậu (Āsava āsavasampayutta duka) – đề 18
  • Câu 1: Āsavā ceva dhammā āsava sampayuttā ca

Tất cả pháp lậu và tương ưng lậu – là sở hữu si, tham và tà kiến (trừ si hợp tâm sân và si).

  • Câu 2: Āsava sampayuttā ceva dhammā no ca āsavā

Tất cả pháp tương ưng lậu mà phi lậu – là pháp bất thiện (trừ 3 chi pháp lậu).

  • Nhị đề bất tương ưng lậu cảnh lậu (Āsava vippayuttasāsava duka) – đề 19
  • Câu 1: Āsavavippayuttā kho pana dhammā sāsavā pi

Tất cả pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu – là pháp hiệp thế (trừ pháp bất thiện ngoài ra si hợp tâm si).

  • Câu 2: Āsavavippayuttā kho pana dhammā anāsavā pi

Tất cả pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu – là pháp siêu thế.

 

 

Bài 46: Phần Tụ Triền (Saṅyojanagocchaka)

 

  • Nhị đề triền (Saṅyojanaduka) – đề 20
  • Câu 1: Saṅyojanā dhammā

Tất cả pháp triền – là sở hữu si, tham, tà kiến, ngã mạn, sân, tật, lận và hoài nghi.

  • Câu 2: No saṅyojanā

Tất cả pháp phi triền – là pháp siêu lý (trừ ra chi pháp triền).

  • Nhị đề cảnh triền (Saṅyojaniyāduka) – đề 21
  • Câu 1: Saṅyojaniyā dhammā

Tất cả pháp cảnh triền – là pháp hiệp thế.

  • Câu 2: Asaṅyojaniyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh triền – là đạo, quả, sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị đề tương ưng triền (Saṅyojanasampayuttaduka) – đề 22
  • Câu 1: Saṅyojanasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng triền – là pháp bất thiện (trừ si hiệp tâm si điệu cử).

  • Câu 2: Saṅyojanavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng triền – là sở hữu si hiệp tâm si điệu cử, tâm vô nhân, tâm tịnh hảo, 38 sở hữu hợp, sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề triền cảnh triền (Saṅyojanasaṅyojaniya duka) – đề 23
  • Câu 1: Saṅyojanā ceva dhammā saṅyojaniyā ca

Tất cả pháp triền và cảnh triền – là 8 chi pháp triền.

  • Câu 2: Saṅyojaniyā ceva dhammā no ca saṅyojaniyā

Tất cả pháp cảnh triền mà phi triền – là pháp hiệp thế (trừ chi pháp triền).

  • Nhị đề triền tương ưng triền (Saṅyojanasaṅyojanasampa-yuttaduka) – đề 24
  • Câu 1: Saṅyojanā ceva dhammā saṅyojanasampa-yuttā ca

Tất cả pháp triền và tương ưng triền – là 8 chi pháp triền (trừ si hiệp tâm si điệu cử).

  • Câu 2: Saṅyojanasampayuttā ceva dhammā no ca saṅyojanā

Tất cả pháp tương ưng triền mà phi triền – là pháp bất thiện (trừ 8 chi pháp triền).

  • Nhị đề bất tương ưng triền cảnh triền (Saṅyojanavippa-yuttasaṅyojaniyaduka) – đề 25
  • Câu 1: Saṅyojanavippayutta kho pana dhammā saṅyojaniyāpi

Tất cả pháp bất tương ưng triền và cảnh triền

  • Câu 2: Saṅyojanavippayuttā kho pana dhammā asaṅyojaniyāpi

Tất cả pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.

Cả 2 chi pháp đều trùng nhị đề lậu.

 

 

Bài 47: Phần Tụ (Chùm) Phược (Ganthagocchaka)

 

  • Nhị đề phược (Ganthaduka) – đề 26
  • Câu 1: Ganthā dhammā

Tất cả pháp phược – là sở hữu tham, tà kiến, sân.

  • Câu 2: No ganthā dhammā

Tất cả pháp phi phược – là tất cả pháp siêu lý (trừ chi pháp phược).

  • Nhị đề cảnh phược (Ganthaniyaduka) – đề 27
  • Câu 1: Ganthaniyā dhammā

Tất cả pháp cảnh phược – là pháp hiệp thế.

  • Câu 2: Aganthaniyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh phược – là pháp siêu thế.

  • Nhị đề tương ưng phược (Ganthasampayut-taduka) – đề 28
  • Câu 1: Ganthasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng phược – là 8 tâm tham, 2 tâm sân, 25 sở hữu hợp (trừ tham hiệp tâm tham bất tương ưng và sân).

  • Câu 2: Ganthavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng phược – là Níp-bàn, sắc pháp, tâm tịnh hảo, tâm vô nhân, tâm si và 43 sở hữu hợp lấy thêm sở hữu sân và sở hữu tham hiệp tham bất tương ưng.

  • Nhị đề phược cảnh phược (Ganthaganthaniya-duka) – đề 29
  • Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthaniyā ca

Tất cả pháp phược và cảnh phược – là chi pháp phược.

  • Câu 2: Ganthaniyā ceva dhammā no ca ganthā

Tất cả pháp cảnh phược mà phi phược – là pháp hiệp thế (trừ chi pháp phược).

  • Nhị đề phược tương ưng phược (Ganthaganthasampayutta-duka) – đề 30
  • Câu 1: Ganthā ceva dhammā ganthasampayuttā ca

Tất cả pháp phược và tương ưng phược – là sở hữu tham và tà kiến hợp với tâm tham tương ưng.

  • Câu 2: Ganthasampayuttā ceva dhammā no ca ganthā

Tất cả pháp tương ưng phược mà phi phược – là 8 tâm tham, 2 tâm sân và 23 sở hữu hợp (trừ tham, sân và tà kiến).

  • Nhị đề bt tương ưng phược cảnh phược (Ganthavippayuttaganthaniyaduka) – đề 31
  • Câu 1: Ganthavippayuttā kho pana dhammā ganthaniyāpi.

Tất cả pháp bất tương ưng phược và cảnh phược – là sắc pháp, tâm tịnh hảo hiệp thế, tâm vô nhân, 2 tâm si, 43 sở hữu hợp lấy thêm sở hữu sân và tham hợp với tâm tham bất tương ưng.

  • Câu 2: Ganthavippayuttā kho pana dhammā aganthaniyāpi.

Tất cả pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược – là pháp siêu thế.

 

 

Bài 48: Phần Tụ (Chùm) Bộc (Oghagocchaka)

 

  • Nhị đề bộc (Oghaduka) – đề 32
  • Câu 1: Oghā dhammā

Tất cả pháp bộc.

  • Câu 2: No oghā dhammā

Tất cả pháp phi bộc.

2 chi pháp này như nhị đề lậu.

  • Nhị đề cảnh bộc (Oghaniyaduka) – đề 33
  • Câu 1: Oghaniyā dhammā

 Tất cả pháp cảnh bộc.

  • Câu 2: Anoghaniyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh bộc.

2 chi pháp trùng nhị đề cảnh lậu.

  • Nhị đề tương ưng bộc (Oghasampayuttaduka) – đề 34
  • Câu 1: Oghasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng bộc.

  • Câu 2: Oghavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng bộc.

2 chi pháp trùng nhị đề tương ưng lậu.

  • Nhị đề bộc cảnh bộc (Oghaoghaniyaduka) – đề 35
  • Câu 1: Oghā ceva dhammā oghaniyā ca.

Tất cả pháp bộc và cảnh bộc.

  • Câu 2: Oghaniyā ceva dhammā no ca oghā.

Tất cả pháp cảnh bộc mà phi bộc.

2 chi pháp như nhị đề lậu cảnh lậu.

  • Nhị đề bộc tương ưng bộc (Ogha ogha-sampayuttaduka) – đề 36
  • Câu 1: Oghā ceva dhammā ogha sampayuttā ca.

Tất cả pháp bộc và tương ưng bộc.

  • Câu 2: Oghasampayuttā ceva dhammā no ca oghā.

Tất cả pháp tương ưng bộc mà phi bộc.

2 đề này như nhị đề lậu tương ưng lậu.

  • Nhị đề bất tương ưng bộc cảnh bộc (Oghavippayutta oghaniyaduka) – đề 37
  • Câu 1: Oghavippayuttā kho pana dhammā oghaniyāpi.

Tất cả pháp bất tương ưng bộc và cảnh bộc.

  • Câu 2: Oghavippayuttā kho pana dhammā anoghaniyāpi.

Tất cả pháp bất tương ưng bộc mà phi cảnh bộc.

2 chi pháp trùng như nhị đề bất tương ưng lậu cảnh lậu.

 

 

Bài 49: Phần Tụ (Chùm) Phối (Yogagocchaka)

 

  • Nhị đề phối (Yogaduka) – đề 38
  • Câu 1: Yogā dhammā

Tất cả pháp phối.

  • Câu 2: No yogā dhammā

Tất cả pháp phi phối.

2 phi pháp trùng như nhị đề lậu.

  • Nhị đề cảnh phối (Yoganiyaduka) – đề 39
  • Câu 1: Yoganiyā dhammā

Tất cả pháp cảnh phối.

  • Câu 2: Anoganiyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh phối.

Chi pháp như nhị đề cảnh lậu.

  • Nhị đề tương ưng phối (Yogasampayuttaduka) – đề 40
  • Câu 1: Yogasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng phối.

  • Câu 2: Yogavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng phối.

Chi pháp trùng nhị đề tương ưng lậu.

  • Nhị đề phối cảnh phối (Yogayoganiyaduka) – đề 41
  • Câu 1: Yogā ceva dhammā yoganiyā ca

Tất cả pháp phối và cảnh phối.

  • Câu 2: Yoganiyā ceva dhammā no ca yogā

Tất cả pháp cảnh phối mà phi phối.

Chi pháp trùng nhị đề lậu cảnh lậu.

  • Nhị đề phối tương ưng phối (Yogayogasampayuttaduka) – đề 42
  • Câu 1: Yogā ceva dhammā yogā sampayuttā ca

Tất cả pháp phối tương ưng phối.

  • Câu 2: Yogā sampayuttā ceva dhammā no ca ygā

Tất cả pháp tương ưng phối mà phi phối.

Chi pháp trùng nhị đề lậu tương ưng lậu.

  • Nhị đề bất tương ưng phối cảnh phối (Yogavippayuttayoganiyaduka) – đề 43
  • Câu 1: Yogavippayuttā kho pana dhammā yoganiyā pi

Tất cả pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối.

  • Câu 2: Yogavippayuttā kho pana dhammā ayoganiyā pi

Tất cả pháp bất tương ưng phối và phi cảnh phối.

 

 

Bài 50: Phần Tụ (Chùm) Cái (NīvaraṆagocchaka)

 

  • Nhị đề cái (Nīvaraṇaduka) – đề 44
  • Câu 1: Nīvaraṇā dhammā

Tất cả pháp cái – là sở hữu tham, sân, si, điệu cử, trạo hối, hôn trầm, thụy miên và hoài nghi.

  • Câu 2: No nīvaraṇā dhammā

Tất cả pháp phi cái – là pháp siêu lý (trừ 8 chi pháp cái).

  • Nhị đề cảnh cái (Nīvaraniyaduka) – đề 45
  • Câu 1: Nīvaraṇiyā dhammā

Tất cả pháp cảnh cái – là pháp hiệp thế.

  • Câu 2: Anīvaraṇiyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh cái – là pháp siêu thế.

Nhị đề này như nhị đề cảnh triền.

  • Nhị đề tương ưng cái (Nivaraṇasampayutta-duka) – đề 46
  • Câu 1: Nīvaraṇa sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng cái – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Nīvaraṇa vippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng cái – là pháp thiện và pháp vô ký.

  • Nhị đề cái cảnh cái (Nīvaraṇanīvaraniyaduka) – đề 47
  • Câu 1: Nīvaraṇā ceva dhammā nivaraniyā ca.

Tất cả pháp cái và cảnh cái – là 8 chi pháp cái.

  • Câu 2: Nīvaraniyā ceva dhammā no ca nivaraṇā.

Tất cả pháp cảnh cái mà phi cái – là pháp hiệp thế (trừ ra 8 chi pháp cái).

  • Nhị đề cái tương ưng cái (Nivaraṇa nīvaraṇa sampayuttaduka) – đề 48
  • Câu 1: Nīvaraṇa ceva dhammā nīvaraṇa sampayuttā ca.

Tất cả pháp cái tương ưng cái – là 8 chi pháp cái.

  • Câu 2: Nīvaraṇasampayuttā ceva dhammā no ca nivaraṇā.

Tất cả pháp tương ưng cái mà phi cái – là pháp bất thiện (trừ ra 8 chi pháp cái).

  • Nhị đề bất tương ưng cái cảnh cái (Nīvaraṇa vippayutta nivaraniyaduka) – đề 49
  • Câu 1: Nīvaraṇa vippayuttā kho pana dhammā nivaraniyā pi.

Tất cả pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái – là pháp hiệp thế (trừ ra bất thiện).

  • Câu 2: Nīvaraṇa vippayuttā kho pana dhammā anīvaraniyā pi.

Tất cả pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái – là pháp siêu thế.

 

 

Bài 51: Phần Tụ (Chùm) Khinh Thị (Parāmāsagocchaka)

 

  • Nhị đề khinh thị (Parāmāsaduka) – đề 50
  • Câu 1: Parāmāsā dhammā

Tất cả pháp khinh thị – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: No parāmāsā dhammā

Tất cả pháp phi khinh thị – là lấy hết pháp siêu lý (chỉ trừ ra sở hữu tà kiến).

  • Nhị đề cảnh khinh thị (Parāmaṭṭhaduka) – đề 51
  • Câu 1: Parāmaṭṭhā dhammā

Tất cả pháp cảnh khinh thị – là pháp hiệp thế.

  • Câu 2: Aparāmaṭṭhā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh khinh thị – là pháp siêu thế.

  • Nhị đề tương ưng khinh thị (Parāmāsasam-payuttaduka) – đề 52
  • Câu 1: Parāmāsa sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng khinh thị – là 4 tâm tham tương ưng và 20 sở hữu hợp trừ tà kiến.

  • Câu 2: Parāmāsa vippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng khinh thị – là sắc pháp, Níp-bàn, tâm thiện, tâm vô ký, tâm si, tâm sân, tâm tham bất tương ưng, 51 sở hữu hợp bớt tà kiến.

  • Nhị đề khinh thị cảnh khinh thị (Parāmāsa-parāmaṭṭhaduka) – đề 53
  • Câu 1: Parāmāsā ceva dhammā paramaṭṭhā ca

Tất cả pháp khinh thị và cảnh khinh thị – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: Parāmaṭṭhā ceva dhammā no ca paramāsā

Tất cả pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị – là pháp hiệp thế (trừ tà kiến).

  • Nhị đề bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị (Parāmāsavippayuttaparamatthaduka) – đề 54
  • Câu 1: Parāmāsa vippayuttā kho pana dhammā paramaṭṭhā pi

Tất cả pháp bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị – là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, 2 tâm si, tâm vô nhân và tâm tịnh hảo hiệp thế, 51 sở hữu hợp và sắc pháp.

  • Câu 2: Parāmāsa vippayuttā kho pana dhammā paramaṭṭhā pi

Tất cả pháp bất tương ưng khinh thị mà phi cảnh khinh thị – là pháp siêu thế.

 

 

Bài 52: Phần Nhị Đề Đại (Mahantaraduka)

 

  • Nhị đề hữu (tri) cảnh (Sārammaṇaduka) – đề 55
  • Câu 1: Sārammanā dhammā

Tất cả pháp hữu (tri) cảnh – là tâm và sở hữu.

  • Câu 2: Anārammanā dhammā

Tất cả pháp vô (tri) cảnh – là sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề tâm (Cittaduka) – đề 56
  • Câu 1: Cittā dhammā

Tất cả pháp tâm – là tâm.

  • Câu 2: No cittā dhammā

Tất cả pháp phi tâm – là sở hữu, sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề sở hữu tâm (Cetasikaduka) – đề 57
  • Câu 1: Cetasikā dhammā

Tất cả pháp sở hữu tâm – là sở hữu tâm.

  • Câu 2: Acetasikā dhammā

Tất cả pháp phi sở hữu tâm – là tâm, sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề tương ưng tâm (Cittasampayuttaduka) – đề 58
  • Câu 1: Cittasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng tâm – là sở hữu tâm.

  • Câu 2: Cittavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng (phi hòa với) tâm – là sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề hòa trộn với tâm (Cittasaṃsaṭṭhaduka) – đề 59
  • Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhā dhammā

Tất cả pháp hòa với tâm – là sở hữu tâm.

  • Câu 2: Cittavisaṇsaṭṭhā dhammā

Tất cả pháp phi hòa với tâm – là sắc pháp và Níp-bàn.

  • Nhị đề có tâm làm sở (nền tảng) sanh (Cittasamuṭṭhāna-duka) – đề 60
  • Câu 1: Cittasamuṭṭhānā dhammā

Tất cả pháp có tâm làm sở sanh (nền tảng) – là sở hữu và sắc tâm.

  • Câu 2: No cittasamuṭṭhānā dhammā

Tất cả pháp không có tâm làm sở sanh (nền tảng) – là tâm, sắc nghiệp, sắc quí tiết, sắc vật thực và Níp-bàn.

  • Nhị đề đồng sanh tồn với tâm (Cittasahabhūduka) – đề 61
  • Câu 1: Cittasahabhuno dhammā

Tất cả pháp đồng sanh tồn với tâm – là sở hữu tâm và sắc biểu tri.

  • Câu 2: No citta sahabhuno dhammā

Tất cả pháp phi sanh tồn với tâm – là tâm, Níp-bàn và sắc pháp (trừ ra sắc biểu tri).

  • Nhị để tùng tâm thông lưu (hành động theo tâm) (Cittānuparivattiduka) – đề 62
  • Câu 1: Cittānuparivattino dhammā

Tất cả pháp tùng tâm thông lưu.

  • Câu 2: No cittānuparivattino dhammā

Tất cả pháp phi tùng tâm thông lưu.

Chi pháp đồng như nhị đề đồng sanh tồn với tâm.

  • Nhị đề hòa với tâm và có tâm làm sở sanh (Cittasaṃsaṭ-ṭhasamuṭṭhānaduka) – đề 63.
  • Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā

Tất cả pháp hòa với tâm và Có tâm làm sở sanh (nền tảng).

  • Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā dhammā

Tất cả pháp phi hòa với tâm và không có tâm làm sở sanh.

Chi pháp trùng như nhị đề sở hữu tâm.

  • Nhị đề hòa, sanh tồn và nương tâm làm sở sanh (nền tảng) (Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhūduka) – đề 64.
  • Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhāna sahabhuno dhammā

Tất cả pháp hòa sanh tồn và nương tâm làm sở sanh.

  • Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhāna sahabhuno dhammā

Tất cả pháp phi hòa phi đồng sanh tồn và phi nương tâm làm sở sanh (nền tảng).

Chi pháp trùng như nhị đề sở hữu tâm.

  • Nhị đề có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm (Cittasamsatthasamutthānā nuparivattīduka) – đề 65.
  • Câu 1: Cittasaṃsaṭṭhasamutthānā nuparivattino dhammā

Tất cả pháp có tâm làm sở sanh, thông lưu và hòa với tâm.

  • Câu 2: No cittasaṃsaṭṭhasamutthānā nuparivattino dhammā

Tất cả pháp phi tâm làm sở sanh và không hòa không tùng hành không thông lưu với tâm

Đề này chi pháp trùng như nhị đề sở hữu tâm.

  • Nhị đề tự nội (Ajjhattikaduka) – đề 66
  • Câu 1: Ajjhattikā dhammā

Tất cả pháp tự nội – là tâm và sắc thanh triệt.

  • Câu 2: Bāhirā dhammā

Tất cả pháp ngoại – là Níp-bàn, sở hữu và sắc pháp (trừ sắc thanh triệt).

  • Nhị đề y sinh (Upādāduka) – đề 67
  • Câu 1: Upādā dhammā

Tất cả pháp y sinh – là sắc y sinh.

  • Câu 2:No upādā dhammā

Tất cả pháp phi y sinh – là tâm, sở hữu, sắc tứ đại và Níp-bàn.

  • Nh đ thành do th (Upādinnaduka) – đề
  • Câu 1: Upādinnā dhammā

Tất cả pháp thành do thủ – là tâm quả hiệp thế, 35 sở hữu hợp và sắc nghiệp.

  • Câu 2: Anupādinnā dhammā

Tất cả pháp phi thành do thủ – là tâm đổng lực, 2 tâm khai môn, 52 sở hữu hợp, sắc phi nghiệp và Níp-bàn.

 

 

Bài 53: Phần Tụ Thủ (Upādāmagocchaka)

 

  • Nhị đề thủ (Upādānaduka) – đề 69
  • Câu 1: Upādānā dhammā

Tất cả pháp thủ – là sở hữu tham, tà kiến.

  • Câu 2: No upādānā dhammā

Tất cả pháp phi thủ – là pháp siêu lý (trừ ra 2 chi pháp thủ)

  • Nhị đề cảnh thủ (Upādāniyaduka) – đề 70
  • Câu 1: Upādāniyā dhammā

Tất cả pháp cảnh thủ – là pháp hiệp thế.

  • Câu 2: Anupādāniyā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh thủ – là pháp siêu thế.

  • Nhị đề tương ưng thủ (Upādānasampayuttaduka) – đề 71
  • Câu 1: Upādānasampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng thủ – là 8 tâm tham, 22 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham hiệp với tham bất tương ưng).

  • Câu 2: Upādānavippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng thủ – là pháp siêu lý (trừ ra pháp tương ưng thủ).

  • Nhị đề thủ cảnh thủ (Upādāna upādānyaduka) – đề 72
  • Câu 1: Upādāna ceva dhammā upādāniyā ca

Tất cả pháp thủ và cảnh thủ – là chi pháp trùng như câu 1 của nhị đề thủ.

  • Câu 2: Upādāniyā ceva dhammā no ca upādānā

Tất cả pháp cảnh thủ mà phi thủ – là pháp hiệp thế (trừ sở hữu tham và tà kiến)

  • Nhị đề thủ tương ưng thủ (Upādāna upādānasampayutta-duka) – đề 73
  • Câu 1: Upādānā ceva dhammā upādāna sampayuttā ca

Tất cả pháp thủ và tương ưng thủ – là sở hữu tà kiến và tham hiệp tâm tham tương ưng.

  • Câu 2: Upādāna sampayuttā ceva dhammā no ca upādānā

Tất cả pháp tương ưng thủ mà phi thủ – là 8 tâm tham và 20 sở hữu hợp (trừ tham và tà kiến).

  • Nhị đề bất tương ưng thủ cảnh thủ (Upādāna vippayutta upādāniyaduka) – đề 74
  • Câu 1: Upādāna vippayuttā kho pana dhammā upādāniyā pi

Tất cả pháp bất tương ưng thủ và cảnh thủ – là sắc pháp, tâm tịnh hảo hiệp thế, tâm vô nhân, tâm si, tâm sân, 50 sở hữu hợp và tham hợp tham bất tương ưng.

  • Câu 2: Upādāna vippayuttā kho pana dhammā anupādāniyā pi

Tất cả pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ – là pháp siêu thế.

 

 

 

 

Bài 54: Phần Tụ (Chùm) Phiền Não (Kilesagocchaka)

 

  • Nhị đề phiền não (Kilesaduka) – đề 75
  • Câu 1: Kilesā dhammā

Tất cả pháp phiền não – là 10 chi pháp phiền não tức là si phần, sân, hôn trầm, tham phần và hoài nghi.

  • Câu 2: No Kilesā dhammā

Tất cả pháp phi phiền não – là pháp siêu lý. (trừ ra chi pháp phiền não).

  • Nhị đề cảnh phiền não (Saṅkilesikaduka) – đề 76
  • Câu 1: Saṅkilesikā dhammā

Tất cả pháp cảnh phiền não.

  • Câu 2: Asaṅkilesikā dhammā

Tất cả pháp phi cảnh phiền não.

Đề này trùng chi pháp như đề cảnh lậu, cảnh triền.

  • Nhị đề phiền toái (Saṅkiliṭṭhaduka) – đề 77
  • Câu 1: Saṅkiliṭṭhā dhammā

Tất cả pháp phiền toái – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Asaṅkiliṭṭhā dhammā

Tất cả pháp phi phiền toái – là pháp thiện và pháp vô ký.

  • Nhị đề tương ưng phiền não (Kilesasampayuttaduka) – đề 78
  • Câu 1: Kilesa sampayuttā dhammā

Tất cả pháp tương ưng phiền não – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Kilesa vippayuttā dhammā

Tất cả pháp bất tương ưng phiền não – là pháp thiện và pháp vô ký.

  • Nhị đề phiền não cảnh phiền não (Kilesasaṅkilesikaduka) – đề 79
  • Câu 1: Kilesā ceva dhammā sankilesikā ca

Tất cả pháp phiền não và cảnh phiền não – là 10 chi pháp phiền não.

  • Câu 2: Saṅkilesikā ceva dhammā no ca kilesā

Tất cả pháp phi phiền não mà cảnh phiền não – là pháp hiệp thế (trừ 10 chi pháp phiền não).

  • Nhị đề phiền não và phiền toái (Kilesasaṅkiliṭṭhaduka)- đề 80
  • Câu 1: Kilesa ceva dhammā saṅkiliṭṭhā ca

Tất cả pháp phiền não và phiền toái – là 10 chi pháp phiền não.

  • Câu 2: Saṅkiliṭṭhā ceva dhammā no ca kilesā

Tất cả pháp phiền toái mà phi phiền não – là pháp bất thiện mà ngoài ra phiền não.

  • Nhị đề phiền não tương ưng phiền não (Kilesakilesasampa-yuttaduka) – đề 81
  • Câu 1: Kilesā ceva dhammā kilesa sampayuttā ca

Tất cả pháp phiền não và tương ưng phiền não – là 10 chi pháp phiền não.

  • Câu 2: Kilesa sampayuttā ceva dhammā no ca kilesā

Tất cả pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não – là pháp bất thiện mà ngoài ra phiền não.

  • Nhị đề bất tương ưng phiền não cảnh phiền não (Kilesa-vippayuttasaṅkilesikaduka) – đề 82
  • Câu 1: Kilesavippayuttā kho pana dhammā saṅkilesikā pi

Tất cả pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não – là pháp hiệp thế (trừ ra pháp bất thiện).

  • Câu 2: Kilesavippayuttā kho pana dhammā asaṅkilesikā pi

Tất cả pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não – là pháp siêu thế.

 

Bài 55: Phần Yêu Bối (Piṭṭhiduka)

  • Nhị đề sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ (Dassanena pahātabbaduka) – đề 83
  • Câu 1: Dassanena pahātabbā dhammā

Tất cả pháp sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ – là 4 tham tương ưng, tâm si hoài nghi và 22 sở hữu hợp trừ tuyệt.

  • Câu 2: nadassanena pahātabbā dhammā

Tất cả pháp phi sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ – là pháp siêu lý trừ ra những pháp vừa kể trên.

  • Nhị đề 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ (Bhāvanāyapahātabba-duka) – đề 84
  • Câu 1: Bhāvanāya pahātabbā dhammā

Tất cả pháp 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ – là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, tâm si điệu cử và 25 sở hữu hợp.

  • Câu 2: na bhāvanāya pahātabbā dhammā

Tất cả pháp phi 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ – là pháp bất thiện, pháp vô ký và những pháp sơ đạo đoạn trừ.

  • Nhị đề hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ (Dassanena pahātabba hetuka duka) – đề 85
  • Câu 1: Dassanena pahātabba hetukā dhammā

Tất cả pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ – là chi pháp trùng như câu “Tất cả pháp sơ đạo đoạn trừ” (không lấy si hiệp tâm si hoài nghi).

  • Câu 2: na dassanena pahātabba hetukā dhammā

Tất cả pháp phi pháp hữu nhân sơ đạo đoạn (tuyệt) trừ. Chi pháp ngoài ra chi pháp câu thứ nhất, đều lấy hết.

  • Nhị đề hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ (Bhāvanāya pahātātabba hetuka duka) – đề 86
  • Câu 1: Bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā

Tất cả pháp hữu nhân 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ – là 4 tâm tham bất tương ưng, 2 tâm sân, tâm si điệu cử và 25 sở hữu hợp (trừ si hợp tâm si điệu cử).

  • Câu 2: na bhāvanāya pahātabba hetukā dhammā

Tất cả pháp phi hữu nhân phi 3 đạo cao đoạn (tuyệt) trừ – là pháp siêu lý (trừ ra chi pháp câu 1 và lấy thêm si hợp tâm si điệu cử).

  • Nhị đề hữu tầm (Savitakkaduka) – đề 87
  • Câu 1: Savitakkā dhammā

Tất cả pháp hữu tầm – là 11 tâm sơ thiền, 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức) và 51 sở hữu hợp (trừ tầm)

  • Câu 2: Avitakkā dhammā

Tất cả pháp vô tầm – là Níp-bàn, sắc pháp, 66 tâm vô tầm, 37 sở hữu hợp và lấy lại sở hữu tầm.

  • Nhị đề hữu tứ (Savicaraduka) – đề 88
  • Câu 1: Savicārā dhammā

Tất cả pháp hữu tứ – là 11 tâm sơ thiền, 11 tâm nhị thiền, 44 tâm dục giới và 51 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức và tứ).

  • Câu 2: Avicārā dhammā

Tất cả pháp vô tứ – là Níp-bàn, sắc pháp, 55 tâm vô tứ.

  • Nhị đề hữu hỷ (Sappītikaduka) – đề 89
  • Câu 1: Sappītikā dhammā

Tất cả pháp hữu hỷ – là 51 tâm hữu hỷ và 46 sở hữu hợp hỷ.

  • Câu 2: Appītikā dhammā

Tất cả pháp vô hỷ – là 70 tâm vô hỷ, 51 sở hữu hợp, sắc pháp, Níp-bàn và lấy lại sở hữu hỷ.

  • Nhị đề Câu sanh pháp hỷ (Pītisahagataduka) – đề 90
  • Câu 1: Pītisahagatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh pháp hỷ – là như câu “Tất cả pháp hỷ”.

  • Câu 2: nappīti sahagatā dhammā

Tất cả pháp phi câu sanh pháp hỷ – là như câu “Tất cả pháp vô hỷ”.

  • Nhị đề Câu sanh lạc (Sukkhasahagataduka) – đề 91
  • Câu 1: Sukha sahagatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh lạc – là trùng như câu thứ nhứt trong tam đề thọ.

  • Câu 2: na sukhasahagatā dhammā

Tất cả pháp phi câu sanh lạc – là Níp-bàn, sắc pháp, 55 tâm xả thọ, 3 tâm khổ thọ và 51 sở hữu hợp (trừ hỷ).

  • Nhị đề Câu sanh xả (Upekkhā sahagatā duka) – đề 92
  • Câu 1: Upekkhā sahagatā dhammā

Tất cả pháp câu sanh xả – là chi pháp trùng như câu thứ 3 trong tam đề thọ.

  • Câu 2: na upekkhā sahagatā dhammā

Tất cả pháp phi câu sanh xả – là Níp-bàn, sắc pháp, 3 tâm khổ thọ, 63 tâm lạc thọ và 51 sở hữu hợp (trừ thọ).

  • Nhị đề Dục giới (Kāmāvacaraduka) – đề 93
  • Câu 1: Kāmāvacarā dhammā

Tất cả pháp Dục giới – là 54 tâm dục giới, 52 sở hữu hợp và sắc pháp.

  • Câu 2: na kāmāvacarā dhammā

Tất cả pháp phi Dục giới – là tâm thiền, 35 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị đề Sắc giới (Rūpāvacaraduka) – đề 94
  • Câu 1: Rūpāvacarā dhammā

Tất cả pháp Sắc giới – là tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.

  • Câu 2: na Rūpāvacarā dhammā

Tất cả pháp phi Sắc giới – là pháp siêu thế, pháp Vô sắc giới và pháp Dục giới.

  • Nhị đề Vô sắc giới (Arūpāvacaraduka) – đề 95
  • Câu 1: Arūpāvacarā dhammā

Tất cả pháp Vô sắc giới – là 12 tâm Vô sắc giới và 30 sở hữu hợp.

  • Câu 2: na arūpāvacarā dhammā

Tất cả pháp phi Vô sắc giới – là pháp siêu thế, pháp Sắc giới và pháp Dục giới.

  • Nhị đề liên quan luân hồi (Pariyāpannaduka) – đề 96
  • Câu 1: Pariyāpannā dhammā

Tất cả pháp liên quan luân hồi – là 81 tâm hiệp thế, 52 sở hữu hợp và sắc pháp.

  • Câu 2: Apariyāpannā dhammā

Tất cả pháp bất liên quan luân hồi – là pháp siêu thế.

  • Nhị đề nhân xuất luân hồi (Niyyānikaduka) – đề 97
  • Câu 1: Niyyānikā dhammā

Tất cả pháp nhân xuất luân hồi – là tâm đạo và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Aniyyānikā dhammā

Tất cả pháp phi nhân xuất luân hồi – là pháp hiệp thế, tâm quả siêu thế, 52 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị đề cho quả nhất định (Niyataduka) – đề 98
  • Câu 1: Niyatā dhammā

Tất cả pháp (cho quả) nhất định – là tâm đạo và 36 sở hữu hợp, tâm đổng lực thứ 1 của 4 tâm tham tương ưng, 2 sân và 25 sở hữu hợp trong khi tạo ác.

  • Câu 2: Aniyatā dhammā

Tất cả pháp phi (cho quả) nhất định – là pháp siêu lý ngoài ra những pháp vừa kể.

  • Nhị đề hữu thượng (Sa uttaraduka) – đề 99
  • Câu 1: Sa uttarā dhammā

Tất cả pháp hữu thượng.

  • Câu 2: Anuttarā dhammā

Tất cả pháp vô thượng .

Đề này trùng như nhị đề liên quan luân hồi.

  • Nhị đề hữu y (Saraṇaduka) – đề 100
  • Câu 1: Saraṇā dhammā

Tất cả pháp hữu y – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Araṇā dhammā

Tất cả pháp vô y – là pháp thiện và vô ký.

 

Dứt Đầu đề nhị

 

—-

 

 

NHỊ ĐỀ KINH

(SUTTAMĀTIKĀ)

Bài 56

  • Nhị đề phần minh (Vijjābhagīduka) – đề 1
  • Câu 1: Vijjāgino dhammā

Tất cả pháp thành phần minh: điều pháp là tam minh.

Tam Minh

  1. Là túc mạng minh, 2. Là sanh tử minh, 3. là lậu tận minh.

Bát Minh

  1. Tuệ quán minh, 2. Như ý minh, 3. Thần thông minh, 4. Thiên nhĩ minh, 5. Túc mạng minh, 6. Tha tâm minh, 7. Thiên nhãn minh, 8. Lậu tận minh.

Chi pháp siêu lý là 8 đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 tâm thông, tâm tứ đạo, 37 sở hữu hợp với trí.

  • Câu 2: Avijjāgino dhammā

Tất cả pháp thành phần vô minh là:

  1. Bất tri khổ đế.
  2. Bất tri tập đế.
  3. Bất tri diệt đế.
  4. Bất tri đạo đế.
  5. Bất tri nhân đã qua.
  6. Bất tri quả sau này.
  7. Bất tri nhân trước đã qua.
  8. Bất tri liên quan tương sinh.

Thành phần vô minh là chi pháp siêu lý hợp với sở hữu si như là 12 tâm bất thiện và 26 sở hữu hợp với si.

 

 

  • Nhị đề như thiểm lôi (tỷ dụ như điển chớp) (Vijjupama-duka) – đề 2
  • Câu 1: Vijjūpamā dhammā

Tất cả pháp như thiểm lôi (thời chớp nhoáng) tức là trí tuệ hợp với 3 đạo thấp.

  • Câu 2: Vajirūpamā dhammā

Tất cả pháp như lôi cực (sấm sét giết tuyệt) tức là sở hữu trí tuệ hiệp với tâm tứ đạo).

  • Nhị đề tiểu nhân (Baladuku) – đề 3
  • Câu 1: Bālā dhammā

Tất cả pháp (làm) thành ra tiểu nhân – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Paṇḍitā dhammā

Tất cả pháp (làm) thành ra quân tử – là pháp thiện.

  • Nhị đề hắc (kaṅhaduka) – đề 4
  • Câu 1: Kaṇhā dhammā

Tất cả pháp hắc – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Sukkhādhammā

Tất cả pháp bạch – là pháp thiện.

  • Nhị đề viêm (Tapaniyaduka) – đề 5
  • Câu 1: Tapaniyā dhammā

Tất cả pháp viêm.

  • Câu 2: Atapaniyā dhammā

Tất cả pháp phi viêm.

Chi pháp trùng như nhị đề tiểu nhân.

  • Nhị đề (nguyên nhân) thành ra danh ngôn (Adhivacana-duka) – đề 6
  • Câu 1: Adhivacanā dhammā

Tất cả pháp thành ra danh ngôn – là thinh và ngữ biểu.

  • Câu 2: Adhivacanapathā dhammā

Tất cả pháp nguyên nhân danh ngôn – là tâm, sở hữu, sắc pháp, Níp-bàn. Vì có pháp siêu lý nên mới đặt tên để ám chỉ.

  • Nhị đề thành ra ngữ ngôn (Niruttiduka) – đề 7
  • Câu 1: Nirutti dhammā

Tất cả pháp thành ra ngữ ngôn.

  • Câu 2: Niruttipathā dhammā

Tất cả pháp nguyên nhân ngữ ngôn.

Chi pháp trùng như nhị đề thành ra danh ngôn.

  • Nhị đề (thành ra) chủ yếu chế định (Paññatti dhammā) – đề 8
  • Câu 1: Paññatti dhammā

Tất cả pháp thành ra chủ yếu chế định.

  • Câu 2: Paññattipathā dhammā

Tất cả pháp nguyên nhân chế định.

Chi pháp trùng như hai nhị đề kể trước.

  • Nhị đề danh sắc (Mānarūpaduka) – đề 9
  • Câu 1: Mānañca (cũng gọi là danh).

Tất cả pháp danh – là tâm, sở hữu và Níp-bàn.

  • Câu 2: Rūpañca (cũng gọi là sắc).

Tất cả pháp sắc – là 28 sắc pháp.

  • Nhị đề vô minh (Avijjāduka) – đề 10
  • Câu 1: Avijjāca (cũng gọi vô minh).

Tất cả pháp vô minh – là sở hữu si.

  • Câu 2: Bhavataṅhāca (cũng gọi hữu dục).

Tất cả pháp ái hữu – là sở hữu tham.

 

 

 

Bài 57

  • Nhị đề hữu kiến (Bhavadiṭṭhiduka) – đề 11
  • Câu 1: Bhavadiṭṭhica (cũng gọi hữu kiến).

Tất cả pháp hữu kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: Vibhavadiṭṭhica (cũng gọi ly hữu kiến).

Tất cả pháp ly hữu kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Nhị đề thường kiến (Sassatadiṭṭhiduka) – đề 12
  • Câu 1: Sassatadiṭṭhica (cũng gọi thường).

Tất cả pháp thường kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: Ucchedadiṭṭhica (cũng gọi đoạn kiến).

Tất cả pháp đoạn kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Nhị đề hữu tận kiến (Antavāviṭṭhiduka) – đề 13
  • Câu 1: Antavādiṭṭhica (cũng gọi hữu tận kiến).

Tất cả pháp hữu tận kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: Anantavādiṭṭhica (cũng gọi vô tận kiến).

Tất cả pháp vô tận kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Nhị đề hữu tiền kiến (Pubbantānudiṭṭhiduka) – đề 14
  • Câu 1: Pubbantānudiṭṭhica (cũng gọi hữu tiền kiến).

Tất cả pháp hữu tiền kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Câu 2: Apanrantānudiṭṭhica (cũng gọi hữu hậu kiến).

Tất cả pháp hữu hậu kiến – là sở hữu tà kiến.

  • Nhị đề vô tàm (Ahirikaduka) – đề 15
  • Câu 1: Ahirikañca (sự vô tàm).

Tất cả pháp vô tàm – là sở hữu vô tàm.

  • Câu 2: Anottappañca (sự vô úy).

Tất cả pháp vô úy – là sở hữu vô úy.

  • Nhị đề tàm (Hiriduka) – đề 16
  • Câu 1: Hirica (sự tàm).

Tất cả pháp tàm – là sở hữu tàm.

  • Câu 2: Ottappañca (sự úy).

Tất cả pháp úy – là sở hữu úy.

  • Nhị đề nan giáo (Dovacassatāduka) – đề 17
  • Câu 1: Dovacassatāca (cũng (thành người) nan giáo).

Tất cả pháp thành người nan giáo (khó dạy) – là 2 tâm sân, 22 sở hữu hợp sai khiến khi khó dạy.

  • Câu 2: Pāpamittatāca (cũng (thành người) có ác hữu).

Tất cả pháp thành người có ác hữu (bạn xấu) – là 8 tâm tham, 2 tâm si, 23 sở hữu hợp sanh khi hiệp hội bạn xấu.

  • Nhị đề dị giáo (Sovacassatāduka) – đề 18
  • Câu 1: Sovacassatā ca (cũng (thành người) dị giáo).

Tất cả pháp thành người dị giáo (dễ dạy).

  • Câu 2: Kalyāṇamittatā ca (cũng (thành người) có thiện hữu).

Tất cả pháp thành người có bạn tốt.

Chi pháp là 8 tâm đổng lực dục giới tịnh hảo tương ưng, 33 sở hữu hợp (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần), sanh trong khi dễ dạy.

  • Nhị đề biết rành phạm luật (rành lỗi) (Āpattikusalatāduka) – đề 19
  • Câu 1: Āpattikusalatā ca (cũng thành người biết rành lỗi).

Tất cả pháp thành người biết rành phạm luật.

  • Câu 2: Āpattivutthānakusalatā ca (cũng thành người biết rành xuất quá).

Tất cả pháp thành người biết khỏi phạm luật.

Chi pháp cả 2 câu là sở hữu trí hiệp đại thiện và đại tố tương ưng.

 

 

  • Nhị đề rành nhập thiền (Samāpattikusalatāduka) – đề 20
  • Câu 1: Samāpattikusalatā ca (cũng thành người rành nhập thiền).

Tất cả pháp thành người rành nhập thiền.

  • Câu 2: Dhātukusalatā ca (cũng thành người rành xuất thiền).

Tất cả pháp thành người rành xuất thiền.

Chi pháp cả 2 câu là 4 tâm đại thiện, 4 tâm đại tố tương ưng hợp sở hữu trí khi rành nhập – xuất thiền.

 

Bài 58

  • Nhị đề rành thập bát giới (Dhātukusalatāduka) – đề 21
  • Câu 1: Dhātukusalatā ca (cũng thành người rành (thập bát) giới).

Tất cả pháp thành người rành thập bát giới.

  • Câu 2: Manasikārakusalatā ca (cũng thành người rành tác ý).

Tất cả pháp thành người rành tác ý.

Chi pháp 2 câu là sở hữu trí hiệp đại thiện, đại tố tương ưng, tâm thông và tâm đạo trong khi rõ thập bát giới và khi biết rành tác ý.

  • Nhị đề rành thập nhị xứ (Āyatanakusalatāduka) – đề 22
  • Câu 1: Ayatanakusalatā ca (cũng thành người hiểu rành thập nhị xứ).

Tất cả pháp thành người rành thập nhị xứ – là trí hợp đại thiện, đại tố tương ưng, 2 tâm thông và 4 tâm đạo trong khi rõ thập nhị xứ.

  • Câu 2: Paṭiccasamuppādakusalatā ca (cũng thành người hiểu rành y tương sinh).

Tất cả pháp thành người rành liên quan tương sinh – là sở hữu trí hợp đại thiện, đại tố tương ưng, tâm thông, tâm đạo thông rõ liên quan tương sinh.

  • Nhị đề rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh) (Thānakusa-latāduka) – đề 23
  • Câu 1: Thānakusalatā ca (cũng thành người rành sở sanh).

Tất cả pháp thành người rành cơ bản thích hợp (rành sở sanh) – là sở hữu trí hợp đại thiện, đại tố tương ưng và 2 tâm thông trong khi biết cơ bản thích hợp.

  • Câu 2: Aṭṭhānakusalatā ca (cũng thành người rành phi sở sanh).

Tất cả pháp thành người không rành cơ bản thích hợp – là sở hữu trí tuệ trong khi biết nguyên do không thể thành tựu như thế.

  • Nhị đề chánh trực (Ajjaduka) – đề 24
  • Câu 1: Ajjavo ca (cũng thành người chánh trực).

Tất cả pháp thành người chánh trực – là sở hữu chánh thân và chánh tâm.

  • Câu 2: Maddavo ca (cũng thành người nhu).

Tất cả pháp thành người nhu mì – là sở hữu nhu thân và nhu tâm.

  • Nhị đề nhẫn nại (Khañtiduka) – đề 25
  • Câu 1: Khañtica (cũng gọi nhẫn nại).

Tất cả pháp thành người nhẫn nại – là đại thiện, đại tố và 38 sở hữu hợp có vô sân làm hướng đạo.

  • Câu 2: Soraccañca (cũng gọi nghiêm tịnh).

Tất cả pháp thành người nghiêm tịnh – là đại thiện, đại tố và 38 sở hữu hợp có ngăn trừ phần làm hướng đạo và tâm siêu thế, sở hữu hợp.

  • Nhị đề cam ngôn (Sākhalyaduka) – đề 26
  • Câu 1: Sākhalyañca (cũng thành người cam ngôn).

Tất cả pháp thành người cam ngôn – là đại thiện, đại tố 38 sở hữu hợp sanh trong khi nói lời dịu ngọt.

  • Câu 2: Paṭisaṇthāro ca (cũng thành người đáng tiếp đãi).

Tất cả pháp thành người đáng tiếp đãi – là đại thiện, đại tố và 38 sở hữu hợp sanh trong khi hành động đáng tiếp đãi.

  • Nhị đề bất thu thúc môn quyền (Indriya ayuttadvāratā-duka) – đề 27
  • Câu 1: Indriyesu anguttadvāratā ca (cũng thành người không thu thúc môn quyền).

Tất cả pháp thành người bất thu thúc môn quyền là 8 tâm tham, 2 tâm sân và 26 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Bhojan camattaññutā ca (cũng thành người bất tri độ thực).

Tất cả pháp thành người bất tri độ thực là 8 tâm tham, 2 tâm si và 23 sở hữu hợp.

  • Nhị đề thu thúc môn quyền (Indriyaguttadvā-ratāduka) – đề 28
  • Câu 1: Indriyesuguttadvāratā ca (cũng thành người thu thúc môn quyền).

Tất cả pháp thành người thu thúc môn quyền – là đại thiện, đại tố, tâm siêu thế và 38 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Bhojanemattaññutā ca (cũng thành người tri độ thực).

Tất cả pháp thành người tri độ thực – là đại thiện, đại tố và 33 sở hữu hợp sanh trong khi biết độ thực (trừ ngăn trừ phần và vô lượng phần).

 

 

  • Nhị đề thất niệm (Muṭṭhasassaduka) – đề 29
  • Câu 1: Muṭṭhasassañca (cũng thành người thất niệm).

Tất cả pháp thành người thất niệm – là pháp bất thiện, đối lập với chánh niệm.

  • Câu 2: Asaṃpajaññañca (cũng thành người thất trí).

Tất cả pháp thành người vô lương tri – là pháp bất thiện đối lập với trí.

  • Nhị đề chánh niệm lương tri (Satiduka) – đề 30
  • Câu 1: Satica (cũng gọi niệm).

Tất cả pháp thực tính thành người chánh niệm – là sở hữu niệm.

  • Câu 2: Sampajaññañca (cũng gọi lương tri).

Tất cả pháp thực tính thành người có lương tri – là trí.

cd

Bài 59

  • Nhị đề sức quán tưởng (quán vững vàng) (Paṭisaṅkhāna-baladuka) – đề 31
  • Câu 1: Paṭisaṅkhānabalañca (cũng gọi tu lý lực).

Tất cả pháp thành người quán tưởng hữu lực – là trí phát sanh trong khi quán tưởng vật dụng không bị cảnh chuyển nhiễm.

  • Câu 2: Bhavanābalaṅca ().

Tất cả pháp thành người tu tiến hữu lực – là 37 tâm thiện và 38 sở hữu hợp khi tiến hành thất giác chi có sở hữu cần làm hướng đạo.

  • Nhị đề chỉ quán (Samathaduka) – đề 32
  • Câu 1: Samathoca (cũng gọi chỉ).

Tất cả pháp thành chỉ quán – là sở hữu nhất thống thành chánh định đối lập với pháp bất thiện.

  • Câu 2: Vipassanāca (cũng gọi quán).

Tất cả pháp thành pháp quán là trí tuệ tõ ngộ vô thường sanh trong khi tuệ quán.

  • Nhị đề ấn chứng chỉ (Nimittduka) – đề 33
  • Câu 1: Samathānimittañca (cũng gọi ấn chứng (tu) chỉ).

Tất cả pháp có ấn chứng chỉ thành nhân dữ chĩ sanh hậu – tức là sở hữu nhất thống thành chánh định sanh ban đầu làm nhân cho chánh định sanh sau.

  • Câu 2: Paggāhanimitttañca (cũng gọi ấn chứng chiếu cố).

Tất cả pháp do cần tiền sanh thành nhân dữ chĩ sanh hậu – tức là sở hữu cần thành tinh tấn sanh ban đầu làm nhân cho sự tinh tấn sanh sau.

  • Nhị đề cần chiếu cố (Paggahaduka) – đề 34
  • Câu 1: Paggāhoca (cũng gọi chiếu cố).

Tất cả pháp thực tính thành ra chiếu cố – tức là sở hữu cần chiếu cố pháp tương ưng.

  • Câu 2: Avikhepoca (cũng gọi điệu cữ).

Tất cả pháp thực tính thành vô điệu cử – là sở hữu nhất thống làm cho tâm khỏi tán loạn lao chao, đặng vững vàng với cảnh.

  • Nhị đề giới điêu tàn (Nipattduka) – đề 35
  • Câu 1: silapattica (cũng gọi giới lụy).

Tất cả pháp thực tính thành giới điêu tàn – là pháp bất thiện.

  • Câu 2: Diṭṭhivipattica (cũng gọi kiến lụy).

Tất cả pháp thực tính thành kiến điêu tàn – là sở hữu tà kiến.

  • Nhị đề mãn túc giới (Sampadadaduka) – đề 36
  • Câu 1: silasampadāca (cũng gọi giới bị).

Tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc giới – là đại thiện, đại tố và 38 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Diṭṭhisampadāca (cũng gọi kiến bị).

Tất cả pháp thực tính làm cho mãn túc kiến – là tiền trí tuệ thành chánh kiến.

  • Nhị đề giới tịnh (Visuddhi) – đề 37
  • Câu 1: silavisuddhica (cũng gọi giới tịnh).

Tất cả pháp thực tính làm cho giới trong sạch – là tâm siêu thế và 36 sở hữu hợp.

  • Câu 2: Diṭṭhivisuddhica (cũng gọi kiến tịnh).

Tất cả pháp thực tính làm cho kiến tịnh – là sở hữu trí quyền thành tuệ siêu thế và tuệ quán v.v… .

  • Nhị đề tịnh kiến đặc biệt (Diṭṭhivisuddhiduka) – đề 38
  • Câu 1: Diṭṭhivisuddhi kho pana (cũng gọi kiến tịnh).

Tất cả pháp thực tính thành người kiến tịnh – là tuệ trong đạo quả và tuệ quán biết chơn đế.

  • Câu 2: Yathādiṭṭhissa ca padhānaṃ (tinh tấn của người có kiến tịnh).

Tất cả pháp thực tính thích hợp với kiến tịnh – là sở hữu cần hiệp với 4 đại thiện, 4 đại tố câu sanh với trí biết theo chơn đế (và 8 hoặc 40 tâm siêu thế).

  • Nhị đề căn bản bi điệu (hay nhị đề thê thảm) (Saṃvega-duka) – đề 39
  • Câu 1: Saṃvego ca saṃvejaniyesu thā nesu (thê thảm nơi sở y thê thảm).

Tất cả pháp thực tính làm căn bản giúp cho tâm thê thảm – là trí suy xét sinh, già, bệnh và chết…(trí hợp 4 đại thiện tương ưng trí).

  • Câu 2: Saṃviggassa ca yoniso padhānaṃ (tinh tấn khéo của người thê thảm).

Tất cả pháp thực tính siêng năng suy xét bát thê thảm – tức là sở hữu cần thành chánh tinh tấn hiệp tâm thiện và 4 tâm quả siêu thế.

  • Nhị đề vô bảo thiện (Asaṇtuṭṭhatāduka) – đề 40
  • Câu 1: Asaṇtuṭṭhatā ca kusalesu dhammesu (không biết no trong pháp thiện).

Tất cả pháp thực tính thành người không biết no với pháp thiện – là tâm thiện và sở hữu hợp.

  • Câu 2: Appativānitā ca padhānasmiṃ (cũng gọi cần bất thối chuyển).

Tất cả pháp thực tính thành người tinh tấn không lui sụt tu tiến – là sở hữu cần thành chánh tinh tấn hiệp với tâm thiện.

  • Nhị đề minh (Vijjāduka) – đề 41
  • Câu 1: Vijjāca (cũng gọi là minh).

Tất cả pháp thực tính gọi là minh – là trí tuệ trừ tuyệt si và làm cho sự thật hiện bày tức là tam minh và bát minh như trước.

  • Câu 2: Vimutti ca (cũng gọi giải thoát).

Tất cả pháp thực tính gọi là yểm, tức là giải thoát – là 18 đổng lực đáo đại, 35 sở hữu hợp và Níp-bàn.

  • Nhị đề đoạn trừ phiền não (Nhị đề tuyệt nhiên Tuệ) (Khayañānaduka) – đề 42
  • Câu 1: Khayeñānaṃ (tuệ trừ tuyệt (trong đạo)).

Tất cả pháp thực tính đoạn trừ phiền não – là tuệ trong 4 đạo làm cho dứt hết phiền não.

  • Câu 2: Anuppādeñāṇaṃ (tuệ tùng sinh trong quả).

Tất cả pháp thực tính làm tuệ hợp với Thánh quả cho đến tột bực đều không cho phiền não tái tục do 4 đạo đã đoạn trừ.

böa

Dứt Nhị đề kinh là 42 đề.

Hết pháp tụ xiển thuật

böa

 

 

DUYÊN TRỢ

(PACCAYO)

Bài 60

  1. Nhân Duyên

(Hetupaccayo)

  • Năng duyên: Lục nhân tương ưng tức là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.
  • Sở duyên: 71 tâm hữu nhân, 52 sở hữu hợp (trừ si hiệp tâm si) lấy 17 sắc tâm hữu nhân và 20 sắc tái tục hữu nhân.
  • Địch duyên là 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu tợ tha (trừ dục) lấy lại sở hữu si hiệp 2 tâm si, sắc tâm vô nhân, sắc tái tục vô nhân, sắc nghiệp bình nhựt, sắc ngoại thân, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc nghiệp vô tưởng.

 

Bài 61

2. Cảnh Duyên

(Ārammaṇapaccayo)

  • Năng duyên: tâm, sở hữu, sắc pháp có quá khứ, hiện tại, vị lai, Níp-bàn và chế định là ngoại thời. (Kāla vimutti).
  • Sở duyên: tâm và sở hữu.
  • Địch duyên : 7 phần sắc là sắc tâm (cittaja rūpa), sắc nghiệp tái tục (patisandhi kammaja rūpa), sắc ngoại (bāhira rūpa), sắc vật thực (āhāraja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa), sắc nghiệp vô tưởng (asaññasatta kammaja rūpa), sắc nghiệp bình nhựt (pavatti kammaja rūpa).

 

 

 

Bài 62

3. Cảnh Trưởng Duyên Hay Cảnh tăng Thượng Duyên

(Ārammaṇādhipati paccayo)

(Cảnh cận y duyên: Ārammanūpanissaya paccaya)

  • Năng duyên: 6 cảnh tức là 18 sắc thành tựu (Nipphanarūpa), thực tính tốt (Sabhāva itthārammana) và ý định cảnh tốt (Parikappaitthārammana) cả 3 thời: 84 tâm, 47 sở hữu hợp và Níp-bàn (trừ tâm sân, tâm si, thân thức khổ thọ, sở hữu sân phần và hoài nghi).
  • Sở duyên nhất định: tâm siêu thế và sở hữu hợp.
  • Sở duyên bất định: 8 tâm tham, 8 đại thiện, 4 đại tố tương ưng, sở hữu hợp (trừ vô lượng phần).
  • Địch duyên nhất định: sắc pháp, 2 tâm sân, 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, 8 đại quả, 4 đại tố bất tương ưng, 27 tâm đáo đại và 46 sở hữu hợp.
  • Địch duyên bất định: 8 tâm tham, 8 đại thiện, 4 đại tố tương ưng và 45 sở hữu hợp.

 

Bài 63

4. Câu Sanh Trưởng Duyên

(Sahajātādhipati paccayo)

  • Năng duyên: tứ trưởng: dục, cần, tâm, thẩm hợp 26 tâm đổng lực kiên cố (Appanājavana (nhứt định)), còn hợp với 26 tâm đổng lực dục giới đa nhân thì bất định.
  • Sở duyên: 52 tâm đổng lực đa nhân, 51 sở hữu hợp và 17 sắc tâm hữu trưởng.
  • Sở duyên nhất định: 26 tâm đổng lực kiên cố, 18 sở hữu hợp và sắc tâm kiên cố hữu trưởng (trừ pháp đang làm trưởng).
  • Sở duyên bất định: 26 tâm đổng lực dục giới đa nhân, 51 thứ sở hữu hợp và sắc tâm dục giới hữu trưởng (trừ pháp đang làm trưởng).
  • Địch duyên nhất định: 2 tâm si, 18 tâm vô nhân, 8 đại quả, 9 quả đáo đại, 42 sở hữu hợp, sắc tâm vô (phi) trưởng và sắc phi tâm tạo.
  • Địch duyên bất định: 26 tâm đổng lực dục giới đa nhân, 51 sở hữu hợp và sắc tâm dục giới hữu trưởng.

 

Bài 64

  1. Vật Cảnh Tiền Sanh Trưởng Duyên

(Vattharārammana pure jātādhipati paccayo)

  • Năng duyên: Chỉ lấy sắc ý vật trong khi thành cảnh tốt.
  • Sở duyên: 8 tâm tham khi cận tử và 22 sở hữu hợp.
  • Địch duyên: sắc pháp, tâm và sở hữu (trừ pháp đang thành sở duyên).

 

Bài 65

6. Vô Gián Duyên

(Anantara paccayo)

(Đẳng vô gián duyên: Samanantara paccayo), (Vô gián cận y duyên: Anantarūpanissaya paccayo), (Vô hữu duyên: Natthi paccayo), (Ly khứ duyên: Vigata paccayo).

  • Năng duyên: Tất cả tâm và sở hữu sanh trước (trừ tâm tịch diệt).
  • Sở duyên: Tất cả tâm và sở hữu sanh sau.
  • Địch duyên: Tất cả sắc pháp.

 

 

 

Bài 66

7. Câu Sanh Duyên

(Sahajātapaccayo)

(Câu sanh y duyên: Sahajāta nissaya paccayo),

(Câu sanh hiện hữu duyên: Sahajātatthi paccayo),

(Câu sanh bất ly duyên: Sahajāta avigata paccayo).

  • Năng duyên: Tất cả tâm và sở hữu, sắc tứ đại và ý vật tái tục (Patisandhi hadayavatthu).
  • Sở duyên: tâm, sở hữu và sắc pháp.
  • Địch duyên: không có.

 

Bài 67

8. Hổ Tương Duyên

(Aññamaññapaccayo)

  • Năng duyên: tâm, sở hữu, sắc tứ đại, ý vật tái tục.
  • Sở duyên: như năng duyên.
  • Địch duyên: sắc y sinh (trừ ý vật tái tục).

 

Bài 68

9. Vật Tiền Sanh Y Duyên

(Vathupure jāta upanissaya paccayo)

(Vật tiền sanh duyên: Vatthupurejātapaccayo),

(Vật tiền sanh bất tương ưng duyên: Vatthupurejāta vippayutta paccayo), (Vật tiền sanh hiện hữu duyên: Vatthupurejātatthi avigata paccayo).

  • Năng duyên: 6 sắc hữu vật thời bình nhựt đang trụ hoặc phân 4:
  1. Bọn trung thọ (majjhimāyuka) của 5 vật đồng sanh với tâm hữu phần vừa qua trước.
  2. Ý vật đồng sanh với tâm trước kia như là tâm tái tục.
  3. Ý vật mà sanh trước khi xuất thiền diệt.
  4. 6 sắc hữu vật đồng sanh với cái tâm thứ 17 đếm từ tâm tử trở lại.
  • Sở duyên nhất định: 2 tâm sân, 8 đại quả, 15 tâm sắc giới, tâm sơ đạo, 17 tâm vô nhân và 48 sở hữu hợp (trừ khai ý môn).
  • Sở duyên bất định: 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đại tố, 4 thiện vô sắc, 4 tố vô sắc, 7 bực Thánh và 46 sở hữu hợp (trừ sơ đạo và vô lượng phần).
  • Địch duyên nhất định: sắc pháp, 4 tâm quả vô sắc và 30 sở hữu hợp.
  • Địch duyên bất định: 8 tâm tham, 2 tâm si. khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đại tố, 8 đổng lực vô sắc, 7 bậc tâm siêu thế và 46 sở hữu hợp (trừ sơ đạo và vô lượng phần).

 

Bài 69

10. Vật Cảnh Tiền sanh Y Duyên

(Vatthārammana pure jāta) (Upanissaya Paccayo)

Vật cảnh tiền sanh duyên – Vatthārammanapure jāta paccayo, Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên – Vatthārammanapure jāta vippayutta paccayo, Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên – Vatthārammanapure jātatthi paccayo, Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên – Vatthupure jāta avigata paccayo.

  • Năng duyên: sắc ý vật đồng sanh với tâm thứ 17 kể từ tâm tử trở lại, hay là ý vật có sức mạnh đang trụ làm một chỗ nương và thành cảnh luôn.
  • Sở duyên: Gần chết có 8 cái tâm (khai ý môn, 5 đổng lực, 2 na cảnh bắt ý vật làm cảnh). Nói theo thứ là khai ý môn, 11 na cảnh, 29 tâm đổng lực dục giới, 2 tâm thông và 44 sở hữu hợp (trừ tâm đang hiện thần thông, tật, lận, hối, cấm phần và vô lượng phần).
  • Địch duyên nhất định: ngũ song thức, 3 ý giới, tâm đáo đại, tâm siêu thế, 38 sở hữu hợp và sắc pháp (trừ tâm thông).
  • Địch duyên bất định: 41 tâm dục giới, 52 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức và ý giới).

 

Bài 70

  1. Thường Cận Y Duyên

(Pakatūpanissaya paccayo)

  • Năng duyên: tâm, sở hữu, sắc pháp đa lực từng sanh trước và chế định (trừ chế định nghiệp xứ).
  • Sở duyên: tâm và sở hữu sanh sau.
  • Địch duyên: sắc pháp.

 

Bài 71

12. Cảnh Tiền Sanh Duyên

(Ārammana pure jāta paccayo)

(Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên: Ārammana pure jātatthi paccayo, Cảnh tiền sanh bất ly duyên: Ārammana pure jāta avigata paccayo).

  • Năng duyên: 6 cảnh tức là 18 sắc thành tựu thành hiện tại.
  • Sở duyên nhất định: ngũ song thức, 3 ý giới và 10 sở hữu hợp.
  • Sở duyên bất định: 41 tâm dục giới, 2 tâm thông, 50 sở hữu hợp (trừ ngũ song thức, 3 ý giới và vô lượng phần).
  • Địch duyên: sắc pháp, 108 tâm, 52 sở hữu hợp mà không đặng sanh từ 18 sắc thành tựu hiện tại (trừ ngũ song thức và ý giới).

 

Bài 72

13. Hậu Sanh Duyên

(Pacchājāta paccayo)

(Hậu sanh bất tương ưng duyên (Pacchājāta vippayutta paccayo), Hậu sanh hiện hữu duyên: (Pacchājātatthi Paccayo), Hậu sanh bất ly duyên: (Pacchājāta avigata paccayo).

  • Năng duyên: 85 tâm sanh sau có tâm hữu phần (bhavanga) thứ nhứt v.v… (trừ 4 quả vô sắc và tâm tái tục), 52 sở hữu hợp sanh trong cõi ngũ uẩn.
  • Năng duyên nhất định: 2 tâm sân, 10 tâm ngũ song thức, 3 ý giới, 11 na cảnh (Tadālambana), tâm tiếu sinh, 15 tâm sắc giới, tâm sơ đạo sanh trong cõi ngũ uẩn.
  • Năng duyên bất định: 8 tâm tham, 2 tâm si, khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đại tố, 4 thiện vô sắc, 4 tố vô sắc, 7 tâm siêu thế (trừ tâm sơ đạo).
  • Sở duyên: sắc 3 nhân và 4 nhân (Samuṭṭhannika rūpa) đang trụ sanh trong 3 sát na của tâm sanh trước trước có tâm tái tục v.v… (xét biết nhất định và bất định).
  • Địch duyên: 89 tâm, 52 sở hữu hợp và sắc tâm, sắc nghiệp tái tục, sắc vật thực, sắc quí tiết, sắc nghiệp bình nhựt và sát na sanh (upādakhana) trong cơ tánh của loài có mạng quyền và sắc ngoại, sắc nghiệp vô tưởng.

 

 

 

Bài 73

14. Trùng Dụng Duyên

(Āsevana paccayo)

  • Năng duyên: 47 tâm đổng lực hiệp thế, 52 sở hữu hợp sanh trước (trừ đổng lực cái chót đồng giống).
  • Sở duyên: 67 tâm đổng lực, 52 sở hữu hợp sanh nối sau (trừ tâm quả siêu thế và tâm đổng lực dục giới cái thứ nhất).
  • Địch duyên: tâm đổng lực dục giới cái thứ nhất, 2 tâm khai môn, 52 tâm quả, 52 sở hữu hợp và sắc pháp.

 

Bài 74

15. Câu Sanh Nghiệp Duyên

(Sahajāta kamma paccayo)

  • Năng duyên: sở hữu tư trong tất cả tâm.
  • Sở duyên: tâm, sở hữu, 17 sắc tâm, 20 sắc nghiệp tái tục (trừ sở hữu tư).
  • Địch duyên: Tất cả sở hữu tư và sắc pháp ngoài ra sắc tâm và sắc tái tục.

 

Bài 75

16. Dị Thời Nghiệp Duyên

(Nānakkhanika paccayo)

  • Năng duyên: sở hữu tư phối hợp với đại thiện và bất thiện đã diệt.
  • Sở duyên: 52 tâm quả, 38 sở hữu hợp và sắc nghiệp.
  • Địch duyên: tâm thiện, bất thiện, tố, 52 sở hữu hợp và sắc phi nghiệp.

 

Bài 76

17. Vô Gián Nghiệp Duyên

(Anantara kamma paccayo)

  • Năng duyên: sở hữu tư hợp với tâm đạo vừa diệt.
  • Sở duyên: tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp mà sanh liên tiếp tâm đạo.
  • Địch duyên: 101 tâm, 52 sở hữu và sắc pháp (trừ tâm quả siêu thế).

 

Bài 77

18. Dị Thục Quả Duyên

(Vipāka paccayo)

  • Năng duyên: 52 tâm quả và 38 sở hữu hợp.
  • Sở duyên: 52 tâm quả, 38 sở hữu hợp, 20 sắc tái tục và 15 sắc tâm (trừ 2 sắc biểu tri).
  • Địch duyên: thiện, bất thiện, tâm tố, 52 sở hữu hợp, sắc tâm sanh với thiện, bất thiện, tố, sắc nghiệp bình nhựt, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc ngoại.

 

Bài 78

19. Sắc Vật Thực Duyên

(Rūpa āhāra paccayo)

(Vật thực hiện hữu duyên: Āhāratthi paccayo),

(Vật thực bất ly duyên: Āhāra avigata paccayo).

  • Năng duyên: Tất cả vật thực nội và ngoại đã ăn hay chưa ăn, tức là chất dinh dưỡng hay bổ dưỡng.
  • Sở duyên: 12 sắc vật thực tạo hoặc sắc 4 nhân tạo sanh chung một bọn với duyên và ở trong bọn khác khác (trừ chất bổ dưỡng ở trong một bọn với duyên).
  • Địch duyên: Tất cả tâm, 52 sở hữu hợp và sắc pháp (trừ sắc vật thực), hay là tâm, sở hữu và sắc ngoại.

 

Bài 79

20. Danh Vật Thực Duyên

(Nāma āhāra paccayo)

  • Năng duyên: Tất cả sở hữu xúc, tất cả sở hữu tứ, tất cả tâm.
  • Sở duyên: Tâm, sở hữu hợp, 17 sắc tâm và 20 sắc nghiệp tái tục.
  • Địch duyên: Sắc nghiệp bình nhựt, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc ngoài thân hữu mạng quyền.

 

Bài 80

21. Câu Sanh Quyền Duyên

(Sahajātindrīya paccayo)

  • Năng duyên: 8 danh quyền là tâm, thọ, sở hữu mạng quyền, cần, niệm, tín, trí và nhất thống.
  • Sở duyên: tâm, 52 sở hữu, 20 sắc tái tục và 17 sắc tâm.
  • Địch duyên: sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc ngoài thân hữu mạng quyền.

 

Bài 81

22. Tiền Sanh Quyền Duyên

(Pure jātindriya paccayo)

  • Năng duyên: 5 sắc thanh triệt trung thọ, hay là 49 bọn sắc thanh triệt đang trụ.
  • Sở duyên: ngũ song thức và 7 sở hữu hợp.
  • Địch duyên: Tất cả sắc pháp, 52 sở hữu hợp với 111 tâm (trừ ngũ song thức).

 

Bài 82

23. Sắc Mạng Quyền Duyên

(Rūpajīvitindriya paccayo)

(Quyền hiện hữu duyên: Indrīyatthi paccayo), (Quyền bất ly duyên: Indrīya avigata paccayo)

  • Năng duyên: Tất cả sắc mạng quyền.
  • Sở duyên: Sắc nghiệp sanh chung một bọn với sắc mạng quyền.
  • Địch duyên: Tất cả tâm, 52 sở hữu hợp, sắc tâm, sắc quí tiết, vật thực, sắc ngoài thân hữu mạng quyền.

 

Bài 83

  1. Thiền Na Duyên

(Jhāna paccayo)

  • Năng duyên: 5 hoặc 7 chi thiền là tầm, tứ, hỷ, thọ, nhất thống hoặc tầm, tứ, hỷ, hỷ thọ, ưu thọ, xả thọ và nhất thống hợp với 111 tâm (trừ ngũ song thức).
  • Sở duyên: 111 tâm, 52 sở hữu hợp, 20 sắc tái tục và 17 sắc tâm (trừ ngũ song thức).
  • Địch duyên: ngũ song thức, 7 sở hữu hợp, sắc nghiệp tái tục, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc ngoài thân hữu mạng quyền.

 

 

 

Bài 84

25. Đồ Đạo Duyên

(Magga paccayo)

  • Năng duyên: 9 chi đạo tức là trí, tầm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, cần, niệm, nhất thống và tà kiến.
  • Sở duyên: 71 tâm hữu nhân, 52 sở hữu hợp, 20 sắc tái tục với tâm hữu nhân và sắc tâm hữu nhân.
  • Địch duyên: 18 tâm vô nhân, 12 sở hữu hợp, sắc tâm vô nhân, sắc tái tục với tâm vô nhân, sắc nghiệp bình nhựt, sắc nghiệp vô tưởng, sắc vật thực, sắc quí tiết và sắc ngoài thân hữu mạng quyền (trừ sở hữu dục).

 

Bài 85

26. Tương Ưng Duyên

(Sampayutta paccayo)

  • Năng duyên: Tất cả tâm và tất cả sở hữu sanh chung.
  • Sở duyên: Tất cả tâm và tất cả sở hữu sanh chung.
  • Địch duyên: Tất cả sắc pháp.

 

Bài 86

27. Câu Sanh Bất Tương Duyên

(Sahajāta vippayutta paccayo)

  • Năng duyên: 107 tâm, 52 sở hữu hợp, sắc ý vật tái tục (trừ ngũ song thức, 4 quả vô sắc và tâm viên tịch).
  • Sở duyên: sắc tâm, sắc tái tục và tâm (sở hữu tái tục cõi ngũ uẩn).
  • Địch duyên: sắc ngoại, sắc vật thực, sắc quí tiết, sắc nghiệp vô tưởng, sắc nghiệp bình nhựt, 121 tâm, 52 sở hữu hợp (trừ 4 danh uẩn tái tục cõi ngũ uẩn).

Bài 87

Phân Duyên Chia Theo Danh Sắc

 

A/     Danh làm duyên cho danh đặng 8 duyên:

  1. là Vô gián duyên.
  2. là Đẳng vô gián duyên.
  3. là Vô Gián cận y duyên.
  4. là Trùng dụng duyên.
  5. là Vô gián nghiệp duyên.
  6. là Tương ưng duyên.
  7. là Vô hữu duyên.
  8. là Ly khứ duyên.

B/      Danh làm duyên cho sắc đặng 4 duyên:

  1. là Hậu sanh duyên.
  2. là Hậu sanh bất tương ưng duyên.
  3. là Hậu sanh hiện hữu duyên.
  4. là Hậu sanh bất ly duyên.

C/      Danh làm duyên cho danh-sắc đặng 9 duyên:

  1. là Nhân duyên.
  2. là Câu sanh trưởng duyên.
  3. là Câu sanh nghiệp duyên.
  4. là Dị thời nghiệp duyên.
  5. là Dị thục quả duyên.
  6. là Danh vật thực duyên.
  7. là Danh quyền lực duyên.
  8. là Thiền na duyên.
  9. là Đồ đạo duyên.

D/     Sắc làm duyên cho sắc đặng 6 duyên:

  1. là Sắc vật thực duyên.
  2. là Sắc mạng quyền duyên.
  3. là Vật thực hiện hữu duyên.
  4. là Quyền lực hiện hữu duyên.
  5. là Vật thực bất ly duyên.
  6. là Quyền lực bất ly duyên.

Đ/     Sắc làm duyên cho danh đặng 15 duyên:

  1. là Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên.
  2. là Vật tiền sanh y chỉ duyên.
  3. là Vật cảnh tiền sanh y chỉ duyên.
  4. là Vật tiền sanh duyên.
  5. là Cảnh tiền sanh duyên.
  6. là Vật cảnh tiền sanh duyên.
  7. là Tiền sanh quyền duyên.
  8. là Vật tiền sanh bất tương ưng duyên.
  9. là Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên.
  10. là Vật tiền sanh hiện hữu duyên.
  11. là Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.
  12. là Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.
  13. là Vật tiền sanh bất ly duyên.
  14. là Cảnh tiền sanh bất ly duyên.
  15. là Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên.

E/      Danh-sắc làm duyên cho danh đặng 2 duyên:

  1. là Cảnh trưởng duyên.
  2. là Cảnh cận y duyên.

G/     Danh-sắc làm duyên cho danh-sắc đặng 6 duyên:

  • 1 là Câu sanh duyên
  • 2 là Hỗ tương duyên
  • 3 là Câu sanh y chỉ duyên.
  • 4 là Câu sanh bất tương ưng duyên.
  • 5 là Câu sanh hiện hữu duyên .
  • 6 là Câu sanh bất ly duyên.

H /    Chế định và danh sắc làm duyên cho danh đặng 2 duyên:

  • 1 là Cảnh duyên .
  • 2 là Thường cận y duyên.

 

Phân Duyên Theo Thời

A /    Thời hiện tại có 40 duyên:

1 là Nhân duyên.

2 là Câu sanh trưởng duyên.

3 là Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên.

4 là Câu sanh duyên.

5 là Hỗ tương duyên.

6 là Câu sanh y chỉ duyên.

7 là Vật tiền sanh y chỉ duyên.

8 là Vật cảnh tiền sanh y chỉ duyên.

9 là Vật tiền sanh duyên.

10 là Cảnh tiền sanh duyên.

11 là Vật cảnh tiền sanh duyên.

12 là Hậu sanh duyên.

13 là Câu sanh nghiệp duyên.

14 là Dị thục quả duyên.

15 là Danh vật thực duyên.

16 là Sắc vật thực duyên.

17 là Tiền sanh quyền duyên.

18 là Sắc mạng quyền duyên.

19 là Câu sanh quyền duyên.

20 là Thiền na duyên.

21 là Đồ đạo duyên.

22 là Tương ưng duyên.

23 là Câu sanh bất tương ưng duyên.

24 là Vật tiền sanh bất tương ưng duyên.

25 là Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên.

26 là Hậu sanh bất tương ưng duyên.

27 là Câu sanh hiện hữu duyên.

28 là Vật tiền sanh hiện hữu duyên.

29 là Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.

30 là Hậu sanh hiện hữu duyên.

31 là Vật thực hiện hữu duyên.

32 là Quyền hiện hữu duyên.

33 là Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.

34 là Câu sanh bất ly duyên.

35 là Vật tiền sanh bất ly duyên.

36 là Cảnh tiền sanh bất ly duyên.

37 là Hậu sanh bất ly duyên.

38 là Vật thực bất ly duyên.

39 là Quyền bất ly duyên.

40 là Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên.

B/      Thời quá khứ có 8 duyên:

1 là Vô gián duyên.

2 là Đẳng vô gián duyên.

3 là Vô gián cận y duyên.

4 là Trùng dụng duyên.

5 là Vô gián nghiệp duyên.

6 là Dị thời nghiệp duyên.

7 là Vô hữu duyên.

8 là Ly khứ duyên.

C/      Thời quá khứ, hiện tại và vị lai có 2 duyên:

1 là Cảnh trưởng duyên.

2 là Cảnh cận y duyên.

D/     Thời quá khứ, hiện tại, vị lai và ngoại thời có 2 duyên:

1 là Cảnh duyên.

2 là Thường cận y duyên.

 

Bài 88

Chia Duyên Theo Mãnh Lực

A/     Duyên thành mãnh lc trợ sanh có 9 duyên:

1 là Vô gián duyên.

2 là Đẳng vô gián duyên.

3 là Vô gián cận y duyên.

4 là Thường cận y duyên.

5 là Dị thời nghiệp duyên.

6 là Vô gián nghiệp duyên.

7 là Trùng dụng duyên.

8 là Vô hữu duyên.

9 là Ly khứ duyên.

B/      Duyên thành mãnh lực ủng hộ có 4 duyên:

1 là Hậu sanh duyên.

2 là Hậu sanh bất tương ưng uyên

3 là Hậu sanh hiện hữu duyên.

4 là Hậu sanh bất ly duyên.

C/      Duyên thành mãnh lực phụ trợ có 3 duyên:

  1. là Sắc mạng quyền duyên.
  2. là Quyền hiện hữu duyên.
  3. là Quyền bất ly duyên.

D/     Duyên thành mãnh lực trợ sanh và ủng hộ có 36 duyên:

  1. là Nhân duyên.
  2. là Cảnh duyên.
  3. là Câu sanh trưởng duyên.
  4. là Cảnh trưởng duyên.
  5. là Vật cảnh tiền sanh trưởng duyên.
  6. là Câu sanh duyên.
  7. là Hổ tương duyên.
  8. là Câu sanh y duyên.
  9. là Vật tiền sanh y duyên.
  10. là Vật cảnh tiền sanh y duyên.
  11. là Cảnh tiền sanh duyên.
  12. là Cảnh cận y duyên.
  13. là Vật tiền sanh duyên.
  14. là Vật cảnh tiền sanh duyên.
  15. là Câu sanh nghiệp duyên.
  16. là Dị thục quả duyên.
  17. là Danh vật thực duyên.
  18. là Sắc vật thực duyên.
  19. là Vật tiền sanh quyền duyên.
  20. là Câu sanh quyền duyên.
  21. là Thiền na duyên.
  22. là Đồ đạo duyên.
  23. là Tương ưng duyên.
  24. là Câu sanh bất tương ưng duyên.
  25. là Vật tiền sanh bất tương ưng duyên.
  26. là Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên.
  27. là Câu sanh hiện hữu duyên.
  28. là Vật tiền sanh hiện hữu duyên.
  29. là Vật thực hiện hữu duyên.
  30. là Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.
  31. là Câu sanh bất ly duyên.
  32. là Vật tiền sanh bất ly duyên.
  33. là Vật thực bất ly duyên.
  34. là Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên.
  35. là Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.
  36. là Cảnh tiền sanh bất ly duyên.

 

 

 

Bài 89

Chia Duyên Theo Cõi

A/     Cõi ngũ uẩn:

  • Có đủ 24 duyên (hẹp).
  • Hoặc 52 duyên (rộng).

B/      Cõi tứ uẩn có 26 duyên:

  1. là Nhân duyên.
  2. là Cảnh duyên.
  3. là Cảnh trưởng duyên.
  4. là Câu sanh trưởng duyên.
  5. là Vô gián duyên.
  6. là Đẳng vô gián duyên.
  7. là Câu sanh duyên.
  8. là Hỗ tương duyên.
  9. là Câu sanh y chỉ duyên.
  10. là Cảnh cận y duyên.
  11. là Vô gián cận y duyên.
  12. là Thường cận y duyên.
  13. là Trùng dụng duyên.
  14. là Câu sanh nghiệp duyên.
  15. là Dị thời nghiệp duyên.
  16. là Vô gián nghiệp duyên.
  17. là Dị thục quả duyên.
  18. là Danh vật thực duyên.
  19. là (Câu sanh) Danh quyền lực duyên.
  20. là Thiền na duyên.
  21. là Đồ đạo duyên.
  22. là Tương ưng duyên.
  23. là Câu sanh hiện hữu duyên.
  24. là Vô hữu duyên.
  25. là Ly khứ duyên.
  26. là Câu sanh bất ly duyên.

C/      Cõi nhất uẩn có 9 duyên:

  1. là Câu sanh duyên.
  2. là Hổ tương duyên.
  3. là Câu sanh y chỉ duyên.
  4. là Dị thời nghiệp duyên.
  5. là Sắc mạng quyền duyên.
  6. là Câu sanh hiện hữu duyên.
  7. là Quyền lực hiện hữu duyên.
  8. là Câu sanh bất ly duyên.
  9. là Quyền lực bất ly duyên.

 

 

 

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app