ABHIDHAMMATTHA SANGAHA: TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP TẬP III CHƯƠNG V – SADDHAMMA JOTIKA DHAMMACÀRIYA

Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp

Tập III Chương V

Tác Giả: Saddhamma Jotika Dhammacàriya

Dịch Giả: Đại Đức Giáo Thọ Sán Nhiên (Bhikkhu PASÀDO)

Lời Mở Đầu (của Ngài Đại Trưởng Lão Saddhamma Jotika)

Lẽ thường thì khó mà bảo quản được vật báu có giá trị cao quý, nó cần phải nương vào người có sự hiểu biết trong việc bảo quản, có sự quan tâm để ý đến và phải là người có Phước Báu Ba La Mật. Khi hội đủ cả ba đặc tính nầy rồi, thì mới có khả năng bảo quản được vật có giá trị quý báu ấy, cho được bền vững lâu dài mà không bị hư hoại. Nếu thiếu đi người mà có phẩm hạnh như đã được đề cập đến ở đây, thì tài sản có giá trị cao quý ấy có thể hẵng là bị hư hoại đi. Chẳng hạn như người mà được tiếp nhận tài sản của thừa kế từ nơi người Mẹ người Cha hoặc Quyến Thuộc, thì một vài người có khả năng quản lý tài sản của cải ấy cho được thành tựu một cách tốt đẹp xuyên suốt cho đến hàng con cháu. Tất cả sự việc nầy là cũng do bởi người ấy đã hội túc duyên với đủ cả ba thể loại ân đức ấy. Một vài người khi đã tiếp nhận của di sản mà đã được truyền thụ thì lại không có khả năng để quản lý trông nom tài sản của cải ấy cho được bền vững lâu dài; hoặc với tâm không có sự hiểu biết trong việc bảo quản; hoặc không có sự quan tâm để ý đến trong việc bảo quản khiến cho bị tổn thất hư hoại đi; hoặc là người vô phúc thiểu âm đức để bảo quản tài sản ấy, để cho phải bị nạn hỏa tai, hoặc bị nạn đạo tặc, hoặc bị nạn thủy tai, hay là bị nạn Vua Quan tịch thu. Điều nầy như thế nào thì trong lãnh vực tri kiến hiểu biết ở điều trọng yếu, truyền thống đạo đức tốt đẹp thì cũng giống như vậy. Nếu thiếu đi người có sự hiểu biết trong việc bảo quản, thì tri kiến hiểu biết ở điều trọng yếu, hay là truyền thống đạo đức hẵng là thường luôn bị hư hoại đi. Trái lại thay vào đó, tri kiến hiểu biết và truyền thống đạo đức lại có liên quan đến việc dưỡng nuôi Ái Dục (Taṇhà), Ngã Mạn (Màna), và Tà Kiến (Diṭṭhi). Do bởi lý do nầy mới cần phải có người có sự hiểu biết và có sự quan tâm để ý đến trong việc bảo quản điều tốt đẹp nầy; đến để trông nom, gìn giữ và bảo hộ điều tốt đẹp nầy cho được tồn tại bền vững lâu dài.

Trong thời buổi hiện tại nầy, thì truyền thống đạo đức và tri kiến hiểu biết ở trong lãnh vực Phật Giáo hẵng là đã bị tiêu hoại đi chẳng phải là không ít. Tất cả sự việc nầy là cũng do bởi người dân trong những quốc độ ấy không có sự thẩm thấu hiểu biết, hoặc không có sự quan tâm để ý đến việc bảo quản, hoặc chính thực bản thân mình là vô phước vô phần để sẽ được trông nom gìn giữ. Chẳng hạn như ở trong đất nước Ấn Độ, thoạt đầu thì tri kiến hiểu biết trong lãnh vực Phật Giáo quả là tốt đẹp, việc tu tập về Pháp Hành An Chỉ và Minh Sát thật là tốt đẹp, hoặc truyền thống đạo đức ở phần trau giồi tu tập một cách thường nhiên thật là tốt đẹp, và đã có sự tiến hóa cực thịnh ở trong thời kỳ ấy. Tuy nhiên trong thời buổi hiện tại nầy thì những sự tiến hóa về các sự việc ấy đã bị tiêu hoại đi đến nỗi gần như đã bị hoại diệt. Khi đã được nhìn thấy sự hiện hành của tất cả người dân hiện hữu ở nơi quốc độ ấy trong thời điểm nầy rồi, thì chắc có lẽ hoàn toàn không thể tin được rằng đã từng là đất nước có nền Phật Giáo cực thịnh trước kia, là bởi do có được tiếp xúc từ tri kiến hiểu biết và truyền thống đạo đức thông qua việc thực hành theo Giáo Pháp của cái cũ và cái mới, mà liên quan với việc dưỡng nuôi làm thỏa mãn phần lớn về Ái Dục, Ngã Mạn, và Tà Kiến. Sự hiện hành như vậy, chẳng phải chỉ có riêng biệt là ở trong đất nước Ấn Độ không thôi, thậm chí ở trong đất nước khác mà đã từng có sự phát triển với tri kiến hiểu biết (Pháp Học) và việc tu tập về Pháp Hành An Chỉ và Minh Sát (Pháp Hành), truyền thống đạo
đức và xuyên suốt cho đến lễ nghĩa của người dân ở trong đất nước ấy, cũng có sự việc nầy sự việc nọ và cũng bị tiêu hoại đi tương tự như nhau. Thêm vào đó hết tất cả lại thay thế với phần đức tin sai khác, phần tri kiến hiểu biết sai khác, phần truyền thống đạo đức sai khác, thì những thế hệ trẻ sau nầy không có ai có thể hiểu biết được một cách thấu đáo với sự việc xẩy ra, đua nhau hiểu biết đi theo tri kiến của người có quyền lực đang hiện bầy trong thời lúc hiện tại nầy.

Tri kiến hiểu biết (Pháp Học) và việc trau giồi tu tập (Pháp Hành) trong lãnh vực Phật Giáo có ân đức cao quý đó, chính là tri kiến hiểu biết trong Tạng Vô
Tỷ Pháp và việc tu tập về Pháp Hành An Chỉ và Minh Sát. Sự việc Bần Đạo đề cập đến như vậy, chẳng phải vì Bần Đạo là vị Giáo Thọ giảng dạy Tạng Vô Tỷ Pháp mới có đề cập đến như vậy. Việc Bần Đạo đề cập tại đây là thể theo sự thật, là theo nền tảng của Phật Ngôn và thành quả Chú Giải Phụ Chú Giải mà đã được gặt hái từ sự nghiên cứu Tạng Vô Tỷ Pháp và tu tập Thiền Minh Sát đã đang hiện bầy ở trong hàng Phật Tử, đó là nền tảng xác chứng hiện thực, do đó không cần phải đề cập dông dài cho thêm nhiều chi tiết nữa. Còn thành quả của việc gặt hái từ sự nghiên cứu Tạng Vô Tỷ Pháp và tu tập Thiền Minh Sát sẽ bị hư hoại đi là của người không chính chắn tu tập, luôn cả không có tâm thức thanh tịnh, cũng thường hằng có là lẽ thường nhiên, tuy nhiên không phải là số lượng nhiều. Chí đến trong thời kỳ của Đức Phật, khi mà bậc Chánh Đẳng Giác vẫn đang còn hiện hữu, thì thành quả nầy bị hư hoại đi, cũng vẫn có ở trong cả hạng người xuất gia và tại gia.

Chính việc nhận thấy của Bần Đạo như đã đề cập đến tại đây, làm thành nguyên nhân khiến cho Bần Đạo gắng sức nỗ lực giảng dạy và soạn tác những kinh điển mà có liên quan với Tạng Vô Tỷ Pháp và phương hướng tu tập Thiền Minh Sát trong thời gian mười hai năm qua, với hy vọng sẽ làm cho người có tâm vui thích học hỏi Giáo Pháp của bậc Chánh Đẳng Giác được thấu hiểu đến phần Giáo Pháp thậm thâm vi tế, tức là Tạng Vô Tỷ Pháp nầy vậy.
Quyển kinh sách nầy đã được hoàn thành cũng do nhờ vào sự hợp tác của các học viên trong lãnh vực biên soạn; Guṇavaṇṇì, Komesa là những người giúp
đỡ về phương diện tài chánh và cũng có rất nhiều học viên đã hợp cùng nhau trong việc đóng góp. Bần Đạo xin được tùy hỷ công đức (Anumodanà) và xin có lời chúc phúc như tiếp theo đây: Te attha laddhà sukhità Viruḷhà Buddhasàsane Arogà sukhità hontu Saha sabbehi ñàtibhi.

Cầu xin tất cả Quý Ngài cho được thành người am tường việc tiến hóa lợi ích, và cho có được Thân Tâm an lạc; cho được thành người tăng tiến phát triển
sung thiện và cho có được chứng đạt Đạo Quả trong Phật Giáo; và cho được thành người không có ốm đau bệnh tật, sầu khổ ưu não bất luận trong trường hợp nào, và chỉ có Tâm an lạc cùng luôn tất cả thân bằng quyến thuộc của Quý Ngài ở cả bên Nội và bên Ngoại đồng cùng nhau hết cả thảy.

Saddhamma Jotika Dhammàcariya

Ngài Giáo Thọ Chánh Pháp Quang Minh

Ngày 15 Tháng Bảy Phật Lịch 2503

TẢI SÁCH EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY

1Abhidhammattha Sangaha - Tap III

————————–

Bài viết từ cuốn Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III Chương V – tác giả Đại Đức Giáo Thọ Sán Nhiên

Link  cuốn Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III Chương V
Link  tải sách ebook Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III Chương V
Link  video cuốn Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III Chương V
Link  audio cuốn Abhidhammattha Sangaha: Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III Chương V
Link  thư mục tác giả Đại Đức Giáo Thọ Sán Nhiên
Link  thư mục ebook tác giả Đại Đức Giáo Thọ Sán Nhiên
Link  giới thiệu tác giả Đại Đức Giáo Thọ Sán Nhiên
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app