Bài Khai Hội

Bài Giảng Sư Toại Khanh Zoom 2020

Bài giảng hôm nay là bài giảng đầu tiên với bà con bên úc châu, cho nên chúng tôi đặc biệt cân nhắc một cái đề tài mà nó mang cái nội dung Khai hội, có nghĩa là bắt đầu lớp học cho cả người biết rồi lẫn người sơ cơ, đặc biệt là người sơ cơ. Tuy là nói với người sơ cơ nhưng nội dung nó cần thiết cho tất cả mọi người, bữa nay tôi đặc biệt nói về một từ ngữ trong phật pháp mà thường thì bà con người việt nam mình kể cả những người không biết đạo phật cũng có nghe, trong bài giảng này tôi đặc biệt chỉ nói về mỗi một chữ đó thôi, đó là chữ “Mạt Pháp” nguyên cái bài giảng hôm nay sẽ tìm hiểu chữ Mạt pháp là sao.

Cái chuyện đầu tiên đó, mình phải nói rõ với nhau là: Đức Phật nói riêng và Chư Phật ba đời mười phương nói chung không phải là người sáng chế ra cái giáo lý,không phải, mà các Ngài chỉ là người phát hiện thôi, chứ không phải các Ngài là người tạo ra giáo lý đó. Các Ngài là những người phát hiện, Chư Phật là những người phát hiện, phát hiện ra các sự thật muôn đời của chúng sinh, của vũ trụ, và khi giác ngộ thì các ngài đem sự thật mình thấy được đem dạy cho chúng sanh.

Đó là chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai nữa là Mạt pháp không có nghĩa là Pháp bị mất mà có nghĩa là nó không được người ta biết tới nữa, thì gọi là Mạt pháp. Thí dụ, như hôm nay căn cứ vào kết quả khảo cổ ta biết rằng, trong quá khứ của lịch sử nhân loại không chỉ tồn tại nền văn minh duy nhất bây giờ mà chúng ta thấy, mà trước đây nó đã từng tồn tại những nền văn minh cũng không hề kém cạnh đâu, nhưng mà do vật đổi sao dời, biển dâu, thương hải hóa tang điền, biển xanh biến thành ruộng dâu, ruộng dâu biến thành biển xanh cho nên chúng ta mất dần những dấu vết, chứ còn những dấu vết trong lòng đất và trong đáy biển thì nó vẫn còn ở đó. những cái nguyên tắc khoa học về toán, về lý, về hóa thì nó muôn đời như vậy, nhưng mà có cái giai đoạn lịch sử, giai đoạn thời gian nào đó vì một lý do nào đó, nền văn minh đó bị xóa sổ, và chúng sanh nhân loại lại chìm trong bóng đêm mê muội, và một thời gian một nền văn minh khác được tái hiện, cũng y chang như vậy và cũng được tồn tại một lúc nào đó, rồi tự nó mất. và những nguyên lý về khoa học thì muôn thuở vẫn là vậy, 3 với 3 muôn đời là sáu, thành tố hóa chất chemical cái này nó kết hợp cái kia nó tạo ra một tác dụng, một hiệu ứng như thế nào thì muôn thuở nó như vậy chứ không có khác. H2O muôn đời là H2O, nhớ nha. Chỉ có một điều, có một lúc nhân loại không biết tới cái công thức đó, cho nên mình tạm gọi là thời kỳ vắng bóng khoa học, nhưng những nguyên tắc thì muôn thuở nó vẫn còn đó.

Thì cái chữ Mạt pháp ở đây nó có nghĩa là có một lúc lời Phật không còn được người ta biết tới nữa. chứng minh là Kinh phật bây giờ mình thấy trong tam tạng kinh điển thì nó có những bộ phận giáo lý mà bây giờ không được bao nhiêu người cảm thấy hứng thú để mà nghiên cứu, chỉ có một vài vấn đề trong giáo pháp được người ta đặc biệt lưu tâm, ví dụ như: tin phật, lạy phật để cầu phúc, kính lễ tam bảo để có được công đức, rồi ráng làm vài ba thứ phước báu vặt vãnh nào đó để mà cầu giải thoát kiếp sau. Đó. Đó là một mảnh vụn của giáo lý mà bây giờ nó rất là phổ biến, chứ còn cái chuyện mà lát nữa tôi sẽ nói, cái chuyện tu hành giải thoát thì bây giờ nó nhạt nhòa, nó phai lạt lắm rồi, nha. Và rất là nhiều lần tôi có đưa ra nhận xét mà làm buồn lòng không ít người, đó là trong 100 người phật tử việt nam, kể cả thái lan, kể cả tích lan. Tích lan, thái lan, việt nam, lào, campuchia, trừ ra miến điện thôi, trừ ra miến điện, chứ còn mà campuchia, thái, lào, việt nam, tích lan thì trong 100 người phật tử thì chưa chắc có một người phật tử đúng nghĩa, có nghĩa là sao? Là biết chán sợ cái sự hiện hữu, biết chán sợ cái sự luân hồi, dốc tâm, ra sức tu tập để mà không có luân hồi sanh tử nữa. thì trường hợp đó được gọi là phật tử đúng nghĩa. Còn tuyệt đại đa số đó là mình chỉ hành thiện lánh ác với mục đích là trốn khổ tìm vui. Có nghĩa là mình không muốn nghèo nữa, mình không muốn xấu, không muốn bệnh hoạn, tai họa, mình ráng mình tu mình bòn chút công đức để kiếp sau sinh ra khá hơn. Và cái khái niệm giải thoát trong lòng của đa số phật tử rất là mơ hồ, thí dụ như bên chúa đó người ta có cái thiên đường, bên phật giáo bắc truyền thì có cái Tây phương cực lạc mình còn nghe mô tả ít nhiều, còn riêng cái khái niệm Niết Bàn của phật giáo nam truyền thì người phật tử nam tông theo tôi nhận xét một trăm người chưa chắc có một người hiểu đại khái cứu cánh Niết Bàn là sao. Dĩ nhiên, trạng thái Niết Bàn chỉ có thánh nhân mới hiểu, nhưng, hiểu đại khái theo thế trí của phàm phu thì mình đã không mấy người hiểu rồi. Tại sao phải chấm dứt sanh tử? đa phần phật tử mình mong mỏi tu hành rồi nó sẽ sanh về cõi nào nữa tiếp tục hiện hữu, tồn tại trong một điều kiện tốt hơn, vui vẻ hơn, sạch, đẹp, lâu bền hơn. Tức là mình tu gì tu, miệng thì nói vô thường vô ngã chứ thực ra mình luôn luôn chìm trong bốn cái điên đảo vọng tưởng: thường, lạc, ngã, tịnh. Nhớ nha, bên nam truyền nhấn mạnh cái đó: thường, lạc, ngã, tịnh gọi là điên đảo vọng tưởng. thì hôm nay trong bài giảng đầu tiên này để Khai hội, thì chúng tôi chọn đề tài Mạt pháp, thì cái Mạt pháp ở đây nói theo trong kinh, nó gồm có 4 cái vấn đề, gọi là mạt pháp. Mà muốn nói Mạt pháp, mình phải nói Chánh pháp trước. bởi vì theo trong kinh mô tả, giai đoạn tồn tại giáo pháp của một đức phật trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chánh pháp, có nghĩa là lúc phật và chư thánh đệ tử còn tại thế, còn hiện diện ở đời thì số người hiểu đạo, học đạo, hành đạo, chứng đạo rất là nhiều, rất dễ dàng. Thời đó rất dễ dàng tìm thấy một vị xuất gia, rất dễ dàng tìm thấy một vị xuất gia mà bên trong định tuệ mà bên ngoài bát, y. thời đó rất dễ dàng tìm thấy những người mà đã đi xuất gia rồi không màng danh lợi không màng sự kính bái cúng dường của phật tử mà chỉ dốc lòng thậm chí bán mạng để mà hành đạo trong núi cao rừng thẳm. thời đó rất là dễ tìm thấy những vị như vậy. còn thời nay thì đa phần mình đi xuất gia là mình phải sống trong tiện nghi, đó là một, trường hợp thứ hai nữa đó là, vị nào hơi có chút biệt hạnh, ví dụ như không nhận tiền, hay là sống bằng hạnh khất thực, không mang dép, hạnh ở rừng là cho tôi sám hối trước khi tôi nói ra chuyện này, tức là đa phần mình thích sống tiện nghi mà hễ lọt ra được cái vị nào hơi có vẻ kiêng khem khổ hạnh thì vị đó cũng thầm mong người khác biết mình là khổ hạnh, cái đó vẫn chưa được. Vì trong kinh nói rất rõ, có ba hạng:

Hạng thứ nhứt, chìm đắm trong tiện nghi sung sướng. Hạng này tệ nhất.

Hạng thứ hai, thiểu dục tri túc nhưng mong người ta biết mình thiểu dục tri túc. Cái hạng này chỉ khá hơn hạng một thôi.

Hạng thứ ba là khá nhất, chân thành thiết tha thiểu dục tri túc và không hề có lòng mong mỏi người khác biết mình là thiểu dục tri túc. Dầu qua biểu hiện hay ngôn từ, cũng không hề mong người khác biết. Cứ chúi mũi cắm đầu mà đi con đường của mình chứ không có màng nhận xét của người khác.

Thì đó là ba hạng. Giai đoạn chánh pháp là giai đoạn hạng thứ ba rất là nhiều, có nghĩa là chân tâm chân thành tu hành mà không mong người khác biết, đó là giai đoạn chánh pháp đó. đó là giai đoạn mà người ta bỏ thời gian ra để học hỏi tam tạng giáo pháp một cách rất là dễ dàng, học dễ dàng, hiểu dễ dàng, hành trì dễ dàng và chứng ngộ dễ dàng, thì đó gọi là giai đoạn chánh pháp.

Và trong chánh kinh, chánh kinh tức là chánh tạng đó, Đức Phật xác nhận rằng : trong giáo pháp của ngài, giai đoạn chánh pháp chỉ có 500 năm thôi, thì bà con nào trong room này mà có lòng nghi ngờ không biết ổng nói ổng dựa kinh nào, thì tôi cho địa chỉ tự tìm chứ tui mệt quá rồi, nha. Đó là tăng chi bộ kinh mà cái phẩm gotami, phần tám pháp, cái bài kinh mà nói về bà Gotami và tám trọng pháp, tức là tám cái điều kiện tối thiểu để một người nữ được đắp áo tỳ kheo ni thời Đức Phật, chứ còn thời này thì tôi không có ý kiến, nha. Theo trong kinh điển thì tỳ kheo ni đã kết thúc chính thức vào thế kỷ thứ 4 Phật lịch, có nghĩa là Phật niết bàn được 400 năm là coi như Tỳ kheo ni đóng sổ. còn sau đó mình ráng, mình tiếc nuối mình nắm níu thêm thì đó là chuyện của sau này. Chứ còn cái gọi là ni chúng chính thức được Đức Phật chính thức ban hành, cho phép, quy định, ấn định thì đã kết thúc chính thức, officially là 400 năm sau khi ngài niết bàn, kết thúc, nha. Cái vị ni trưởng thánh nhân sau cùng là bà sankhamitta con gái của vua A Dục, thì chính bà cũng thấy rằng sau khi bà tịch rồi thì ni chúng lụi tàn dần dần và bà và chư thánh tăng đều thấy rằng, hãy để nó lụi tàn tự nhiên, không có cái ra sức duy trì, níu kéo nữa, vì trong kinh dạy rằng, cũng cái địa chỉ tôi mới cho, nói rằng : chính cư sĩ nữ, tín nữ khoác áo tỳ kheo làm giảm thọ giáo pháp. Lẽ ra thời kỳ chánh pháp sẽ kéo dài 1000 năm, nhưng mà vì cái sự có mặt của các vị bên ni chúng mà nó giảm mất một nửa. như vậy, thời kỳ chánh pháp là thời kỳ học dễ, hiểu dễ, hành dễ và đắc dễ. thì gọi là giai đoạn chánh pháp.

Sẵn ở đây thể nào cũng có người thắc mắc : Đức Phật biết rõ sự có mặt của các vị tỳ kheo ni sẽ làm giảm thọ giáo pháp, tại sao Ngài lại cho phép tỳ kheo ni được thành lập ni đoàn, ni chúng, tại sao ? Trước mắt, thì Ngài Anan Ngài đã vào xin Đức Phật ba lần vì một lý do duyên sự rất đơn giản : Ngài nhìn thấy bà Gotami là dì ruột của Đức Phật, đầu trần chân đất, từ một bà đệ nhất phu nhân, bỏ ngôi, bỏ hết mọi thứ, bỏ ngôi vị hoàng hậu, đầu trần chân đất, cạo đầu, mặc áo nâu sòng, đi chân không mà vượt ngàn dặm đến để mà xin xuất gia, mấy cái bàn chân sưng phù, tươm máu. Ngài vào Ngài xin Đức Phật, Đức Phật Ngài từ chối ba lần. Thì Ngài Anan mới hỏi « Bạch Thế Tôn, người nữ có khả năng Đắc đạo hay không ? » Đức Thế Tôn ngài dạy rằng : « có, người nữ có khả năng đắc đạo » rồi cái Ngài Anan « Bạch Thế Tôn, dì ruột của Ngài là bà Gotami có công nuôi dưỡng Ngài khi bà Maya băng hà » Thì Đức Thế Tôn nhận lời không phải vì cái chuyện riêng tư trong gia đình là dì ruột của mình, mà đây là cái chuyện mà phật tử phải nhớ : Tất cả Chư Phật ba đời mười phương đều có giáo hội tỳ kheo ni hết. Nhưng mà đó là trường hợp bất đắc dĩ, very very bất đắc dĩ, là vì sao ? Là vì khi mà chư Phật ra đời thì có vô số người nữ chứng quả A-la-hán, có vô số người nữ đắc A-la-hán nha. Lúc mà Ngài còn tại thế có vô số, tức là đếm không xuể đó, có vô số người nữ đắc A-la-hán. Mà các vị Alahan dầu là nam hay nữ, đắc Alahan rồi nếu không được xuất gia, tiếp tục mặc áo cư sĩ, thì tối đa một tuần lễ vị đó phải từ trần, vị a la hán không thể tiếp tục mang hình thức cư sĩ quá một tuần lễ, có chỗ nói một ngày, có chỗ nói một tuần, thì tui chọn cái một tuần cho nó chắc ăn. Có nghĩa là trong vòng một tuần lễ thì vị đó phải sống ở đời xuất gia, về tinh thần thì khỏi nói, về hình thức phải là vị xuất gia, còn không thì vị ấy phải viên tịch Niết Bàn, nói theo mình bây giờ là phải từ trần, qua đời, quá cố, quá vãng trong vòng một tuần. chính vì sự kiện này, cho nên Chư Phật ban hành cái luật thành lập ni chúng để các vị đó, không lẽ người ta đắc xong giờ người ta tịch hết à ? thì chính vì các vị a la hán thánh nữ a la hán mà có giáo hội tỳ kheo ni. Tôi đặc biệt bài giảng tôi không có muốn nói nhiều về cái chuyện này, nhưng mà đang nói về vấn đề chánh pháp tôi phải nói luôn. Thời kỳ Chánh pháp là thời kỳ mà người ta hiểu đạo,học đạo, hành đạo và chứng đạo rất là dễ dàng.

Còn thời này là lý tưởng mà đến với Đạo nó không có thì bốn cái kia nó không có. Lý tưởng đến với Đạo là gì ? Thật sự thấy cái thân này là gánh nặng, thấy cái chuyện ăn uống, tắm rửa, tiểu tiện, đi đứng nằm ngồi giao tiếp là gánh nặng là phiền là mất công là tào lao là vô nghĩa là vô ích là vô bổ là vô dụng, người ta thấy cái chuyện kéo dài hiện hữu này không có ý nghĩa gì hết. cái người đó đó, cái người mà có cái cảm nhận, có cái nhận thức như vậy đó, khi mà họ đến với Đạo họ mới thiết tha học đạo, tìm hiểu, hành trì, nếu đủ duyên thì mới chứng đạo. cái đó gọi là thời kỳ chánh pháp cái loại người này nó nhiều còn cái giai đoạn thứ hai. Da phần mình bây giờ, tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nếu bây giờ các vị có thu nhập mỗi ngày 1 triệu đô la hoặc là mỗi tháng các vị có được 1 triệu, và sức khỏe của các vị là hoàn hảo, thì liệu các vị có còn thiết tha tìm đến đạo nữa hay không ? và nếu bây giờ có một phép lạ nào đó mà các vị sống được đến 1000 tuổi, 2000 tuổi, 1 triệu tuổi thì các vị có thiết tha đến với Phật Pháp hay không ? đa phần chúng ta, bây giờ đến với Đạo là do có chuyện buồn gì đó, chuyện buồn về gia đình, chuyện buồn về sức khỏe, chuyện buồn về tình cảm, chuyện buồn về vật chất, tài sản có vấn đề bla bla nói chung chúng ta phải có vấn đề gì đó chúng ta mới tìm đến đạo, chứ trong đáy lòng sâu thẳm của chúng ta, chúng ta không có phải là cái người chán sợ sanh tử đâu quý vị. nha. Tôi nói không biết bao nhiêu lần, nếu bây giờ mà bà con mình có được cái phép lạ mà có thể sống triệu tuổi, rồi có khả năng đi mây về gió, sống bên cạnh người mình thương, ở được chỗ mình thích, muốn bay đi đâu đó thì bay, hào quang chói lòa, ăn mặc ở hoàn hảo, trong điều kiện tốt nhất thì thử hỏi bà con có nghĩ đến cái chuyện mà sanh già đau chết nghĩ đến chuyện giữ giới, thiền định. Còn khuya. Chuyện đó không có. Chẳng qua mình khổ quá thì mình muốn trốn nhất thời giống như con cù lần mà nó bị người ta rung cây thì nó lấy tay nó che mặt, con đà điểu mà nó bị rượt thì nó vùi đầu vô trong cát. Còn mình khổ quá thì mình chạy vô chùa, mình nghe kinh cầu công đức nguyện kiếp sau khá hơn vậy thôi. Chứ còn mà thật lòng chán sợ sanh tử, chán sợ sự hiện hữu thì trăm người chưa được một. người mà tu đúng, mỗi lần ăn, múc miếng ăn đưa vô trong miệng là người ta thấy là phiền. vì cái cục nợ này nó mới có cái nhu cầu ăn uống, mà khi nó đói thì ăn nó mới ngon. Các vị nghĩ kỹ đi. Vì có cái thân này mình mới có nhu cầu ăn uống, mà vì có nhu cầu ăn uống cho nên nó mới biết cái ngon, cái dở, cay mặn chua đắng ngọt bùi từ đó mới đi kiếm cái mình thích. Nếu mà mình tu đúng, hiểu đúng thì mình mới thấy sự có mặt của cái thân này đã là khổ. Mỗi lần ăn mỗi lần mình mở thùng rác mình liệng rác trong đó rồi đậy nắp lại, khép môi kêu là đậy nắp. Mình nhai nhai mình khép môi lại là mình đang đậy nắp, đút vô có nghĩa là mình đang đổ rác, mình nhai nhai có nghĩa là mình đang nghiền rác, rồi mình ngậm miệng lại là mình đang đậy nắp thùng rác, nguyên thủy nó là như vậy. thì bà con có thể nghĩ tôi nói quá lời nhưng mà đó là sự thật. hoặc là bà con không tin bà con lấy thức ăn nhai nhai rồi bà con nhả vô cái bịch á, rồi uống nước, ăn tráng miệng cũng nhổ vô cái bịch đó, đeo cái bịch đó trước ngực bà con mới thấy đó là gánh nặng. Nhưng mà tại vì mình nuốt vô trong nó khuất, mình không có thấy, chứ thật ra mỗi lần ăn là mỗi lần mình đang băng bó vết thương, mỗi lần mình đổ rác, mỗi lần mình ăn là mỗi lần mình ráng mình thêm cái sinh tố để minh nuôi cái của nợ mấy chục kg này. Thấy như vậy, cái người đó mới học đạo, hành đạo đúng mức, còn đa phần mình toàn là trốn khổ tìm vui, cho nên tôi nói không biết bao nhiêu lần, chúng sanh trong đời này có nhiều hạng, hạng thứ nhứt không biết phật pháp thì chỉ biết chạy theo cái thích và trốn cái ghét bất phân thiện ác, đó là loại một. loại này dầu mang thân người nhưng không có khác súc vật, có nghĩa là chỉ biết chạy theo cái mình thích, chạy trốn cái mình ghét thôi, không phân thiện ác. Cái hạng thứ hai, khá hơn một chút, là vẫn tiếp tục trốn khổ tìm vui nhưng mà biết phân biệt thiện ác. Cái hạng thứ ba, họ thấy thiện ác buồn vui đều là đáng sợ đáng chán bởi vì đó là sự quẩn quanh. Tu cho đã nếu không được Niết Bàn thì cũng về trời, về trời sống hết tuổi thọ thì lọt xuống làm trùn làm dế làm dòi làm bọ địa ngục, ngạ quỷ, lâu lâu nó đủ duyên nó trồi lên nó làm trời làm người vài kiếp gì đó rồi nó lại lọt trở lại, mà cái cơ hội trồi lên nó cực hiếm. Trong kinh nói con rùa mù mà thí dụ trăm năm nó trồi đầu lên một lần, mà trong một lần nào đó nó chọt cái đầu nó vô cái lỗ ván trôi trên biển, Đức Phật Ngài nói đó là một cái random cực kỳ hiếm, một sự ngẫu nhiên mà cực kỳ khó bao giờ xảy ra, mà ngài nói cái chuyện con rùa mù nó chun cái đầu vô lỗ ván dễ hơn cái chúng sanh đã bị đọa mà trồi lên được làm người. khó lắm. cho nên, hạng chúng sanh thứ nhất, chỉ biết trốn khổ tìm vui. Hạng thứ hai biết hành thiện lánh ác, nhưng vẫn tiếp tục trốn khổ tìm vui, chỉ có cái hạng thứ ba họ thấy thiện ác buồn vui đều là đáng sợ như nhau, đều là đáng sợ hết. cái thiện thì nó lại hạnh phúc, còn cái ác thì nó đem lại đau khổ. Nhưng mà thật ra cái khổ, cái vui nó là hai mặt của một đồng tiền. Vui là gì ? Vui có nghĩa là mình có được cái mình thích, mà khi mình có được cái mình thích thì dứt khoát phải có cái mình ghét, khi mà tôi thích ấm thì tôi ghét lạnh, khi tôi thích mát thì tôi ghét nực, khi tôi thích êm ấm thì tôi ghét cái gì đó thô ráp sần sùi, khi tôi thích một vật gì đó có nghĩa là tôi có một cái ghét ngược lại, khi tôi muốn gần một người có nghĩa là tôi sợ sự chia cắt người đó, mà khi tôi ghét một người thì tôi sẽ thích sự xa cách người đó. Cho nên, cái thích và cái ghét, cái khổ và cái vui là một cặp không rời nhau được. Thấy được điểm này cho nên, những bậc hữu trí những bậc mà gọi là có huệ căn là người ta vẫn hành thiện lánh ác, nhưng mục đích không phải để trốn khổ tìm vui mà mục đích không còn thiện ác buồn vui nữa. đó. thì cái thời kỳ chánh pháp là thời kỳ người hiểu được mấy điều nãy giờ tôi nói nó nhiều lắm, nó nhiều lắm. còn cái thời này của mình thì không có, số người đó rất là hiếm. Là chuyện thứ nhất.

Chuyện thứ hai, trong kinh khi mà giải thích chữ Chánh pháp thì có giải thích rõ thế này, đó là : tiêu chuẩn của chánh pháp gồm có bốn điều :

– Điều thứ nhất, chúng sanh có được khả năng biết ưu tư, biết băn khoăn khi nghĩ về đời sau kiếp khác. Là sao ? Có nghĩa là mình biết suy tư, biết băn khoăn, biết thao thức, biết trăn trở là bây giờ mình cứ đi làm để sống, sống để đi làm, đi làm để sống, sống để đi làm, như vậy nó kéo dài cho đến năm sáu mươi mấy tuổi, đến tuổi hưu mình về hưu con cái mỗi đứa một phương rồi mình về mình sống trong căn nhà được bao lâu ? đến lúc mà nó hết sức rồi đó, là vô nhà già, rồi nó kết thúc trong nhà già, hoặc nó kết thúc trong bệnh viện. mà hết thế hệ này đến thế hệ khác hay sao, đó là sự vô nghĩa của đời sống.

– Thứ hai, mình thấy rằng, mình tắt thở rồi mình đi về đâu ? Thầy bà tăng ni hứa hẹn đủ điều, cầu an, cầu siêu nhưng mà thật ra, tắt thở rồi chính tăng ni họ còn chưa biết họ đi về đâu, thì nói chi là mình, một hai thời kinh ê a, mà đọc cái tiếng mình nghe mình không hiểu nữa, đọc tiếng việt mà mình nghe mình còn không hiểu nữa chứ đừng nói đọc tiếng Pali mà cứ tin vô ba cái đó, trong khi giáo pháp là để hành trì chứ không phải để a đọc cho b nghe thằng tí đọc cho thằng tèo nghe. Không phải. mà giáo pháp là nhận thức và hành trì, mà đằng này mình lại đi tin mấy cái buổi tụng kinh ê a đó mà mình không có màng cái nghĩa lý. Tôi nhắc lại, Kinh Pali là Phật ngôn, đúng. Nhưng nếu mà mình chỉ chú ý đến cầu an cầu siêu thì nên cẩn thận coi chừng mình tu sai, nha. Ngay cả chuyện niệm Phật cũng vậy. Niệm Phật theo trong kinh điển Nam truyền nó khác Bắc truyền. Bắc truyền là mình cứ réo cái tên cái người mình niệm thôi, ví dụ như : Nam Mô Tây phương cực lạc tiếp dẫn đạo sư A di dà phật, Nam mô Linh cảm cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát, Nam mô U Minh giáo chủ Địa tạng vương Bồ Tát, Nam mô Đông phương dược sư lưu ly quang Phật, là đó là bên Bắc truyền. Đọc mà chẳng màng ý nghĩa gì hết. Nhưng bên Nam truyền thì trong thanh tịnh đạo nói rất rõ, là niệm Phật là niệm Thế Tôn là Bậc A la hán, Chánh Đẳng giác, thì A la hán nghĩa là gì, Chánh Đẳng giác nghĩa là gì, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu nghĩa là gì, rồi Thiên Nhân sư nghĩa là gì, mình niệm cái gì mình hiểu cái đó chứ không phải mình réo cái hồng danh, giống như mình niệm Nam mô ông Nguyễn Văn Tý, Nam mô ông Lê Văn Tèo thì không có đúng. Mà mình phải hiểu từng cái hồng danh là gì, nếu mà mình niệm mà mình không có hiểu từng cái hồng danh mình niệm thì giống như mình niệm Lê Văn Tý, Lê Văn Tèo, vậy thôi. Namo Jesu, Namo Alla, Namo Mohammed vậy thôi. Đấy. Cho nên là cái ngày nay cái con đường đến với Phật pháp phải xét lại. Cái tiêu chuẩn đầu tiên của Chánh pháp là gì? Biết ưu tư, biết băn khoăn đời sau kiếp khác. Thứ nhứt là ưu tư những chuyện trước mắt, mình thấy những cái khổ lạc buồn vui thích ghét trước mắt mình nó rất là giả tạo, nó rất là giả tạo, nó có đó rồi nó mất đó. có ai trong đời này trốn được cái mình ghét, có ai trong đời này có được được cái mình thích, giả định là có đi thì được bao nhiêu phần trăm? Chúng ta ghét bao nhiêu thứ, mà chúng ta tránh được bao nhiêu trong số những thứ mình ghét. Chúng ta có bao nhiêu cái mình thích, và mình có được bao nhiêu phần trăm cái mình thích. Gọi là trốn khổ tìm vui, ngay trong cái trốn khổ là trốn được bao nhiêu, và tìm vui mình tìm được bao nhiêu, đó là chuyện trước mắt. Chuyện thứ hai, chết rồi là mù mịt, hơi thở mà nó hước một phát nó đi luôn là mình đi về đâu? Giả sử trong room này có những người không tin chuyện tái sanh thì ít nhất quý vị cũng phải biết bận tâm là giả sử như nó có thiệt thì mình phải đi về đâu trong cái trời đất bao la này? Cái căn nhà các vị đang ở trị giá 8 triệu, nó mà bị stroke, nó heart attack một phát rồi, trong vòng 3 phút là ngôi nhà đó sang tên chủ khác, mà “Nhất khoảnh điền thiên niên vạn chủ” một miếng đất trong một ngàn năm biết bao nhiêu chủ, thì nghĩ đến chỗ đó, suy tư đến cái mong manh của kiếp hiện tại, suy tư đến cái mịt mờ mơ hồ tăm tối của mình sau kiếp tái sinh, kiếp sau khi mình tắt thở, thì gọi là paraloka pahiradassavi. Thời kỳ chánh pháp là thời kỳ số người này nó nhiều, số người mà biết quan tâm về đời sau kiếp khác nó nhiều.

Còn cái thời Mạt pháp là cái thời kỳ người ta chỉ biết lo chuyện trước mắt, tức là, đi chùa, cầu phước xong rồi về nhà tiếp tục sống sa đọa, hưởng thụ thỏa thuê, rồi cứ lâu lâu đụng chuyện buồn hoặc trong nhà có chuyện tang chế gì đó thì chạy vô chùa rước thầy bà về lóc cóc leng keng bữa hai bữa chuyện buồn nó qua đi, qua cái thất thứ bảy là tự nhiên, sỏi liệng ao bèo, đâu lại vào đấy. trong khi thời kỳ chánh pháp là thời kỳ mà rất nhiều tăng ni phật tử khi đến với đạo là canh cánh một niềm cầu giải thoát, và canh cánh một niềm thao thức trăn trở về đời sau kiếp khác. Đó là ý nghĩa một của chánh pháp, không có được cái này, được gọi là Mạt pháp. Đó. hôm nay mình chỉ liếc qua là mình thấy mạt là mạt chỗ đó đó. chùa miểu thì nó mọc như nấm nhưng mà cái số người mà biết băn khoăn về sự hiện hữu trước mắt, băn khoăn về đời sau kiếp khác cực hiếm. phải nói như vậy.

Cái thứ hai, nữa là Bận tâm về nhận thức, cái học hiểu đó, thường là dịch Pháp học nhưng ở đây tôi dịch là nhận thức.

30:03

Cái thứ hai, nữa là Bận tâm về nhận thức, cái học hiểu đó, gọi là cái pariyatti thường là dịch Pháp học nhưng ở đây tôi dịch là nhận thức. có nghĩa là người học Đạo chuyện đầu tiên là phải biết băn khoăn về nỗi đời, phận đời của mình ; rồi cái thứ hai là quan tâm về vấn đề nhận thức là sao ? Đa phần bây giờ vào chùa là vì tình cảm thôi, ví dụ, má tôi chết tôi buồn, buồn là một thứ tình cảm. tôi muốn hết buồn thì tôi chạy vào chùa. Tăng ni nào mà nói chuyện tôi nghe tôi thích tôi mến thì tôi mới nghe nữa, còn tăng ni nào dầu nói đúng nói sai tôi không cần biết tôi chỉ biết nói mà tôi không vừa ý là tôi không nghe nữa. tôi chỉ đến với tăng ni nào tôi thích, và tôi chỉ ghi nhớ cái gì tôi thôi, và đương nhiên là tôi chỉ làm theo cái gì tôi thích. Đó. như vậy là chưa được, trong khi đó chúng ta biết có hai con đường tìm đến chân lý. Con đường một, là đến với chân lý như thật, có nghĩa là chân lý nó ra làm sao thì mình cứ như vậy mình thấy ; trường hợp thứ hai là đến với chân lý như mình muốn. cái trường hợp một là đến với chân lý như nó là, còn trường hợp thứ hai là đến với chân lý như mình muốn. Đa phần bây giờ mình đến với Phật pháp như mình muốn chứ không phải như Phật pháp là, as it is, mà nó toàn là như mình muốn. có nghĩa là tăng ni nào nói vừa như ý mình á, là mình theo, mà cái điều đó quá nguy hiểm. các vị tưởng tưởng các vị ra chợ các vị chỉ mua toàn là thứ các vị thích không à, về dzọng trong mồm mình ăn, đi ra nhà thuốc tây, không cần toa bác sĩ, dược sĩ nói cái gì, cứ ra mua toàn là thứ mình thích không, các vị nghĩ coi có được không ? ra chợ mua thức ăn là mua cái gì mà mình nên ăn, phải ăn, must and should, chớ không phải ra chợ mình muốn mua gì mình mua, tiền mình không ai cấm, nhưng mà coi chừng chết yểu, nha. Rồi trong nhà thuốc tây cũng vậy, mình chỉ vô mua cái gì mình cần chứ không phải mua cái mình thích, thì đến với phật pháp cũng vậy. Mình đến với Phật pháp không phải mình đến với Phật pháp để mình nghe cái mình muốn nghe, không phải mình đến để mà tìm đến tăng ni vì cái cảm tình của mình với vị đó, mà mình phải lắng nghe vị đó nói cái gì, kể cả cái trường hợp người đó mình không thích, nhưng mình coi họ nói cái gì, và kể cả người đó là người mình rất là mến nhưng mà mình cũng phải lắng nghe coi họ nói cái gì, cho nên cái người phật tử, tiêu chuẩn thứ hai là khả năng nhận thức. cái tiêu chuẩn này rất là quan trọng, nha. Thì bốn cái tiêu chuẩn của chánh pháp lật ngược lại gọi là Mạt pháp. Thì Chánh pháp đầu tiên là thời kỳ mà chúng sinh quan tâm đến đời này kiếp khác của bản thân, cái thứ hai là quan tâm đến con đường nhận thức, không phải mình nghe cái mình thích là đủ đâu, mà phải nghe cái mình cần kìa quý vị, cái gì cần, cái gì gọi là cần, cái gì mà mình có thể nương theo đó để hành trì, cái gì mà mình nương theo đó mình ngày một sáng cái trí ra cá đầu mình bớt tối, cái gì mà nương theo đó mình có thể hành trì bớt khổ, thì cái đó là cái nên có, nên học, còn cái mà mình chỉ nghe điều đó, chấp nhận điều đó chỉ vì mình thích, mình thấy nó vừa ý mình thì không được. Tôi nói thiệt nha, có nhiều bài báo tôi liếc tôi thấy, tôi ráng tôi đọc chứ tôi không có thích. Ví dụ như, họ khuyên là nên nằm tư thế nào để ngủ cho tốt, những món ăn nào nên tránh, họ kể những món ăn thông dụng mình ăn họ kêu nên tránh, rồi họ chỉ cách chế biến sao cho nó khoa học, cho nó không gây hại, cho nó không có độc hại, mấy cái bài đó ngán muốn chết đi nhưng mà không thể không đọc, phải đọc. chứ còn mấy cái bài báo đọc mà thấy vui vui đó thiếu gì, ở đây ai online thì biết mà thiếu gì mấy cái website mình đọc mình thích, thiếu gì, nhưng mà mấy cái bài báo mà mình cần đọc thì đa phần mình không có thích, mấy cái bài báo mà đụng chạm tới vấn đề sức khỏe, thuốc men rồi y tế đó tôi ghét lắm. tôi nói thiệt tôi ghét lắm. tôi sợ lắm, thậm chí tôi có quen anh phật tử, ảnh cứ ngồi đâu anh cứ gật gù gật gưỡng giống như ảnh ngủ thiếu ba kiếp vậy đó. tôi thấy nhiều năm ba bốn năm tôi lui tới thấy ảnh cứ vậy hoài, tôi nói anh đi khám bệnh coi nó bị cái gì không chứ thấy anh sao cứ ngồi chút xíu anh ngủ gục là sao, cái ảnh nói : cũng muốn lắm chứ, nhưng mà sợ đi bác sĩ, sợ bác sĩ nói ra nó run lắm, khi nào mà đuối quá chịu không nổi thì đi chứ giờ mình đang vui vẻ ok, tự nhiên ra bác sĩ « bói ra ma quét nhà ra rác » ra bác sĩ kiểu gì nó cũng lòi chuyện này chuyện kia à. ảnh sợ sự thật á, sợ sự thật. Cho nên cái thứ hai của người phật tử là cái vấn đề nhận thức nó quan trọng lắm. Mình đến với Phật pháp chuyện đầu tiên là phải có nhận thức, mình phải có được sự nhận thức đúng, từ đó mới có hành trì đúng, mà có hành trì đúng mới có hi vọng chứng ngộ, còn đàng này ngay nhận thức của mình nó đã có vấn đề rồi. thì ở đây, tôi chỉ điểm sơ. Mình sẽ bàn sâu về những bài giảng khác. Nhận thức ở đây là dựa trên cái gì, dựa trên những tiêu chí sau đây :

Một, là Thời nay không còn Phật, không còn Thánh tồn tại như ngày xưa, thì chuyện đầu tiên là mình phải dựa vào kinh điển, nhưng mà phải cẩn thận, không phải cái cuốn nào đằng trước có hình phật mình đều gọi là kinh, không phải cuốn nào tên tác giả, soản giả, dịch giả đề là tăng ni là mình nghĩ đó là kinh. Thì cái đó cẩn thận, cẩn thận. Một bản dịch có vấn đề cũng là nguy hiểm, nói chi là một cuốn sách do người ta sáng tác, phỏng tác, phỏng dịch, phải không ? thì cái đó nó còn đáng ngại nữa, cho nên, nhớ cẩn thận. cái đầu tiên phải là kinh điểm có nguồn, có nguồn đàng hoàng ; cái thứ hai nữa là, thầy bạn mình trao đổi là ai, không phải là người nổi tiếng là luôn luôn đúng, không phải người vô danh là luôn luôn sai, nhớ cái này, nhớ câu thần chú này « không phải người nổi tiếng là luôn luôn đúng, mà không phải người vô danh là luôn luôn sai. Một cái đúng dầu không ai biết nó vẫn đúng. Một cái sai dầu triệu người chấp nhận nó vẫn sai » nhớ nha. Nhớ cái điểm quan trọng này, cho nên cái chuyện nhận thức của người phật tử rất là quan trọng.

Trước hết anh có thao thức về đời này kiếp khác, là bước một thôi, mới bước một thôi. Bước hai là anh phải củng cố, xác nhận nhận thức của anh về Phật pháp. Tại sao anh phải học đạo, và anh học cái gì. Tại sao phải học ? Học cái gì ? và tại sao phải học cái đó ? nhớ cái đó. Tại sao phải học đạo ? là bước một. Bước hai là Học cái gì ? bước ba là Tại sao phải học cái đó ? có ba bước vậy, trong nhận thức phải có. Tôi nhắc lại, nếu bước một mà mình không có cái thao thức về đời này kiếp khác của bản thân, tới đâu hay tới đó cái đáng sợ nhất của phàm phu là tới đâu hay tới đó. Biết bao nhiêu người trong đời này họ không biết Phật pháp họ có chết đâu, biết bao nhiêu người không học giáo lý họ có biết đâu, biết bao nhiêu người không có hành trì họ có chết đâu, thì mình cũng nằm trong số đó thôi. Mà đó là một tâm bệnh rất nguy hiểm, tức là mình sống theo đám đông đó. Đám đông kéo mình, mình đi theo. Sẵn ở đây tôi cũng nói luôn, đừng tin đám đông luôn luôn đúng, cẩn thận. bằng chứng, là trên thế giới này, ai có học về biology về sinh vật các vị thấy, cái động vật mà nhiều nhất trên thế giới này có phải con người không ? tôi nói có nghe rõ không ? tức là quý vị dò lại dùm tôi cái động vật mà nhiều nhất trên thế giới này có phải con người không ? Dứt khoát là không. Con người mình có 7 tỷ mấy à, còn đếm được, nha. Một tỷ là chín số 0, bảy tỷ mấy như vậy là còn đếm được, trong khi đó là có vô số loài vi sinh mình đếm không được. Vi sinh là quá cỡ rồi, giờ tôi nói con kiến, rồi dòi, rồi muỗi, mối … biết là bao nhiêu, cho nên khi mình chạy theo đám đông, thì cuối cùng mình sẽ đi vào cảnh giới của loài nào nó đông nhất. nhớ lấy lời của tôi, nha. Mình tưởng chạy theo đám đông là đúng, nhưng mà không, chưa chắc. Chạy theo đám đông thì coi chừng mai mốt sẽ đi về cảnh giới của cái loài nào mà nó đông nhất. Các vị có thấy bầy cá trong biển nó di chuyển các vị mới thấy khiếp, có những bầy cá mà nó di chuyển theo mô hình của một trái banh đó, nguyên là một khối tròn nó di chuyển trong biển, mà đường kính của nó phải là mấy chục mét, cả trăm mét, lúc nhúc trong đó. Nó di chuyển theo mô hình một trái banh lăn á, khiếp lắm. thì hồi đó, lúc còn trong thưở luân hồi là nó cũng có khuynh hướng là đi theo đám đông, cho nên bây giờ nó mới sanh ra làm kiến, làm mối, làm dòi, làm ruồi, nó làm mấy con cá mà đi theo bầy bầy bầy. Mà tôi nói một câu rất là nặng nhưng mà đó là sự thật, chỉ có « trâu nó quen ngõ, chó nó quen đường » chứ con người nên tránh lối mòn, cái gì mình cũng phải xét lại. phải biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình, dầu là về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng. Mình trót thương, trót mến, trót kính một người, rồi lâu nay mình cứ đi theo, mình chấp nhận con người đó, đôi lúc cũng phải biết nhìn lại, đôi lúc phải biết nhìn lại. ngay cả kinh điển mình còn phải biết nhìn lại coi cách hiểu của mình có đúng chưa, nói gì là một cá nhân. Nhớ cẩn thận cái đó. Cá nhân, dầu đó là thiền sư, pháp sư, luận sư, giảng sư, một dịch giả, một tác giả, một soạn giả nổi tiếng bằng trời đi nữa, thì lúc nào cái mà họ viết ra, cái mà họ nói ra nó cũng mang dấu ấn cá nhân của họ trong đó. Tôi chỉ ví dụ cho quý vị hiểu. Thí dụ, một người tiểu đường, mà mình ở gần họ, thì khi họ nói về chuyện thuốc men, ăn uống, nếu mình để ý nó có phảng phất cái mùi tiểu đường trong đó. Cái người bị cao máu mình ở gần, cái cách họ ăn uống, cái cách họ nói năng, về thuốc men, về thực phẩm, nếu mình để ý mình nghe phảng phất có cái mùi tăng-xông trong đó, họ bị cao máu mà. Cái dân mà tim mạch cũng vậy, cái đời sống của họ cái ngôn ngữ, tư duy của họ ít nhiều phảng phất cái bệnh của họ trong. Nó lạ lắm. rồi thiền sư mà có những người thiền sư thích đi kinh hành, thì khi họ dạy đạo, họ dạy thiền, họ khuyến khích mình đi kinh hành. Có những thiền sư họ không thích đi nhiều, họ thích ngồi, họ sẽ khuyến khích mình ngồi nhiều, thậm chí có những vị họ còn khuyên mình ngày nên ngồi tám tiếng, mười tiếng nữa. mà những vị đó đa phần, cái chân họ có vấn đề, họ đi không có thoải mái. Họ thích ngồi. một là họ thích ngồi, hai là họ ghét đi. Thế là trong cái hướng dẫn của họ phảng phất dấu ấn cá nhân trong đó, mà mình thì mình cắm đầu mình đi theo, trong khi ổng đem vấn đề cá nhân của ổng, ổng ghép vào trong lời dạy, ghép trong hướng dẫn, mà nó xui một chỗ là cái vấn đề cá nhân của ông thiền sư nó không phải là vấn đề cá nhân của mình. Cho nên, đến với một thiền sư, đến với một pháp sư, đến với một sư phụ thì mình chỉ nên gạn đục khơi trong, nên chắt lọc cái gì đó thực sự cần thiết, chớ mình không có cắm đầu mù quáng, mê tín, ngu muội mà thờ phụng một sư phụ bất chấp, thì cái đó là cuồng tín, nhớ nha. Cái chữ nhận thức nó sâu là sâu chỗ đó đó.

Sẵn đây, tôi nói luôn, cho dầu sư phụ các vị là ngài Xá Lợi Phất đi chăng nữa, thì mình nên nhớ rằng, Ngài cho mình nguyên một thúng gạo, thì trong đó có phần nào mình ăn, phần nào mình không ăn. Chứ trong cái thúng gạo đó có những cái sỏi, hoặc có những hạt bị hư thì mình bỏ. khi mà Ngài Xá Lợi Phất ngài giảng, Ngài Xá Lợi Phất ngài không có nói sai đâu, Nhưng mà có một điều nó không có hợp với cái tạng của mình, thí dụ như Ngài gặp mình, trừ ra Đức Phật Chánh Đẳng giác là ngài nói không dư không thiếu, chứ còn Ngài Xá Lợi Phất có rất nhiều trường hợp ngài cũng chỉ đoán thôi, đoán căn cơ của một người, chứ còn lúc nào Ngài Xá Lợi Phất cũng luôn đúng, nên nhớ cái này, Ngài Xá Lợi Phất là đệ nhất trí tuệ, trong mười muôn triệu vũ trụ, Ngài Xá Lợi Phất là nhân vật số 2 về trí tuệ, sau Đức Phật. Ngài là nhân vật số 2. Có nghĩa là 1000 mặt trời, 1000 mặt trăng, làm thành 1 tiểu thiên thế giới, mà 2000 tiểu thiên làm thành cái trung thiên, mà 3000 cái trung thiên thành cái đại thiên thế giới, mà trong 10000 cái đại thiên thế giới như vậy là phạm vi hoằng pháp của Đức Phật, mà trong phạm vi đó, Đức Phật Chánh Đẳng giác là số 1. Dĩ nhiên, khi Ngài tịch, mai mốt vị khác lên thì mình tính khác, nhưng mà thời điểm này, khi giáo pháp của Ngài còn, hoặc khi Ngài còn đang trụ thế thì Ngài là nhân vật số 1 và Ngài Xá Lợi Phất là nhân vật số hai.

Vậy đó, mà nói về căn cơ chúng sanh, Đức Phật là người thấy toàn bộ, nguyên vẹn, chính xác 100%, còn Ngài Xá Lợi Phất có nhiều trường hợp là Ngài phải đoán, có nhiều trường hợp Ngài thấy không ra. Người này rõ ràng trí tuệ nhiều, mà hướng dẫn cả buổi, cả ba tháng trời mà không đắc, cái người này rõ ràng tánh tham ái nhiều, tánh sân nhiều, người này tánh hôn thụy, người này tánh hoài nghi Ngài thấy rõ hết, nhưng mà rõ ràng vậy tại sao nói hoài không đắc, mà Ngài biết luôn là người này trong kiếp này chắc chắn sẽ đắc A – la – hán, Ngài biết luôn chuyện đó nữa. Ngài Xá Lợi Phất ngài dư sức biết chuyện đó, Ngài nhìn người đó, Ngài liếc qua Ngài biết người này chắc chắn trong kiếp này phải đắc đạo thôi, biết. và Ngài còn biết luôn, người này trí nhiều này, đức tin nhiều, thiền định nhiều, chánh niệm nhiều, Ngài biết chính xác luôn, mà Ngài cứ loay hoay cả ba tháng trời, không biết làm sao mà nói hoài cứ trớt quớt à, không đắc, cuối cùng Ngài đem đến Ngài nhờ Đức Phật, Đức Phật chỉ tốn có tích tắc là xong. Điều đó cho thấy, Ngay cả Sư phụ của mình là Ngài Xá Lợi Phất mà mình cứ cắm cổ mình theo đôi lúc cũng không thành, nha. Thì nói chi là Sư phụ đời nay, cho nên là cái thái độ khoa học, cái thái độ thông minh nhất để có được một nhận thức chánh pháp nói riêng và nhận thức sống đời nói chung đó là sự cẩn trọng, luôn luôn biết hoài nghi cái con đường dưới chân mình. Vì sao ? vì hễ còn là phàm ta không thể tin mình 100%. Sáng hôm nay cũng cái vấn đề đó mà mình hiểu khác, buổi chiều mình hiểu khác, cái ông sư phụ mà dạy mình ổng cũng y chang như vậy. Buổi sáng cũng vấn đề đó ổng nghĩ khác, buổi chiều ổng nghĩ khác, nếu hồi sáng mình nghe ổng giảng vấn đề đó như vậy, nhưng buổi chiều cho dù ổng dựa theo kinh điển, chứ ổng không nói ý riêng nha, nói theo kinh điển, buổi sáng buổi chiều nó hơi nhỉnh nhỉnh, hơi khác nhau chút, mà mình thì cắm đầu thờ sư phụ mình, coi sư phụ mình là bất di bất dịch, đời đời bất biến, là một hằng số bất biến là không được. Nhớ. Kinh sách cũng vậy. Các vị biết Apocrypha là Ngụy thư đó rất là nhiều, Ngày nay, phải nói là vô chùa miểu, vô mấy hiệu sách, sách mà mình thấy đề là kinh phật, sách phật, giáo ly nhiều vô thiên lủng, countless, đếm biết bao nhiêu cho hết. Mà ngay cả Việt Nam bây giờ có biết bao nhiêu vị thiền sư Việt kiều á, tóc tai đầy đủ về bển dụng võ bển, làm thiền sư bển, thiền sư Duy Tuệ cái gì tùm lum bển, rồi cái ông thiền sư gì mà Trần Lâm gì đó, nhiều lắm, mà phật tử mình theo rần rần, cứ nghe cái mùi Namo cái tưởng là Phật là đi theo, rất là nguy hiểm. nha. Cho nên, tất cả tăng ni và kinh điển, trước mắt chỉ là chỗ để mình tham khảo thôi, mà tôi nhắc lại một lần nữa, Đạo Phật là cái đạo trí tuệ chứ không phải là cái dạng tin suông, không phải như bên Thánh kinh nói « Phúc cho kẻ nào chưa thấy đã tin » mà bên Đạo phật mình phải nói ngược lại « Phúc cho kẻ nào đã tin rồi mà vẫn ráng tìm hiểu, để thấy » đó, cái đó mới đúng là Đạo Phật, chứ còn mà nói «Phúc cho kẻ nào chưa thấy đã tin » là rất nguy hiểm, nha. Đời này kiếp này gặp Phật pháp mà mình còn mù quáng, còn cuồng tin như vậy, đời sau kiếp khác sanh ra mà gặp ba cái đạo Hồi, đạo Cơ đốc, đạo Ấn giáo,… còn mệt nữa. có nghĩa là gặp Chánh pháp mà mình còn mù quáng, cuồng tín, ngu xuẩn thì mai mốt mình gặp tà đạo là mình chìm sâu, ghim sâu, cắm chặt trong đó là đời đời ngoi đầu lên không nổi, nhớ nha. Cho nên chuyện nhận thức của người phật tử rất là quan trọng. Cũng trong tăng chi phần 8 pháp Đức Phật dạy cho bà Gotami : cái pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng được an lạc, đó là chánh pháp, càng đi theo mình càng thích sống một mình, càng chán sợ đám đông, cái pháp môn nào càng trở nên dễ nuôi, chứ không phải dễ duôi nha, dễ nuôi có nghĩa là sống sao cũng được, cái pháp môn nào càng theo mình càng trở nên tinh tấn, càng theo mình càng trở nên viễn ly, nhàn tịnh, thích thiền định, thì đó là pháp môn đúng ; còn cái pháp môn nào mà đi theo mình không có thay đổi, không có xê dịch được gì hết thì cẩn thận, cẩn thận cái đó. Bởi vì Đức Phật biết rõ, là khi Ngài tịch rồi, thì thầy bà nhiều như nấm sau mưa vậy đó, Ngài biết. Ngay cả thời Ngài còn tại thế đã đông rồi, nói chi lúc Ngài tịch. Cho nên bữa nay tôi giảng về chữ Mạt pháp, là muốn nói về Mạt pháp phải nói về Chánh pháp trước. thì Chánh pháp giai đoạn một, cái bước một của Chánh pháp là người đến với Đạo có lý tưởng đàng hoàng, lý tưởng : Chấm dứt sanh tử. Chứ còn đến với Phật pháp mà để cầu công đức, quả báo nhân- thiên là không có đúng. Cái thứ hai là vấn đề nhận thức. Cái một là biết trăn trở, có lý tưởng. Cái thứ hai là có khả năng nhận thức. Có nhận thức đúng thì mới có hành trì đúng. Cho nên bước thứ ba của chánh pháp là người tăng ni phật tử bên cạnh cái khả năng nhận thức đúng đắn, còn bước thứ hai là bước hành trì. Mình thời nay, tăng ni phật tử chia ra nhiều phe nhiều phái mình gom lại thành hai nhóm. Nhóm một, về mặt nhận thức thì một nhóm chuyên tâm đào bới, nghiên cứu, tham khảo chiều sâu chiều rộng chiều cao của giáo lý. Nhưng mà có nhóm hai thì một là do tánh làm biếng, hai là do huệ căn mỏng. Lười học đạo, thích theo đường lối nào mà khỏi xài tới cái đầu á, khỏi xài tới trí nhớ trí hiểu á, thích cái đó. tu cho nó khỏe. đó là nói về nhận thức. rồi, hễ khi mà nhận thức mình nó hời hợt, nó sơ sài, nó đơn giản quá mức, các vị nhớ ông Albert Einstein ổng có nói thế này, ông mà cha để thuyết tương đối đó, relative theory ổng có nói một cái mà tôi rất là thích, ổng nói : « Đơn giản là tốt, nhưng đơn giản quá là bậy » đơn giản là tốt, bởi vì đơn giản là không dư, không thừa, thì gọi là đơn giản. Nhưng đơn giản quá, gọi là lacking of là thiếu, nhớ nha. Nhớ cái đó nha. Đơn giản là được, nhưng đơn giản quá là thiếu. Đơn giản, chỉ đơn giản thôi, có nghĩa là không có dư thì gọi là đơn giản, không có rườm rà rắc rối thì gọi là đơn giản, nhưng hễ đơn giản quá thì coi chừng nó bị thiếu. Mình học đạo, mình không học, thì lấy gì mình hành, nhưng cắm đầu làm con mọt sách một đời, chỉ là cái tủ kinh, chỉ là cái bị, cái đãy để mình chứa kinh thôi ; Tuy nhiên, đừng có nghe người ta chửi mấy cái đãy kinh, mấy cái tủ kinh rồi mình cũng trề môi « ừ tui hổng có ngu đâu » thế là mình không thèm học gì hết. người ta ít ra người ta là cái túi kinh, cái đãy kinh, còn mình á là mình là túi gạo, bịch bột thôi à. Kẹt vậy đó. đó là cái cực đoan phải tránh. Cả đời làm con mọt sách cũng sai, mà cả đời sợ kinh điển không dám lật ra nghiên cứu cũng là sai. Và từ đó nó dẫn đến cái hành trì, hành trì cũng chia thành hai nhóm. Nhóm một, hành trì để mà hướng đến sự buông bỏ, còn nhóm hai, hành trì để mà có được cái này cái kia. Nhớ cái này nha. Có hai cách tu, cách tu một là để đắc cái này, để đắc cái nọ, còn cách tu thứ hai là tu để bỏ cái này, bỏ cái kia. Chính vì có rất đông người tu nhắm đến chuyện đắc cái này, đắc cái kia, nay được phỉ lạc, rợn người rồi nghe nhẹ bỗng, rồi có người cảm cảm làm như có hào quang hay gì đó, chính vì có những người họ tu với một sự câu chấp nặng nề như vậy cho nên mới có lời khuyên : Tu là để buông, chứ không phải Tu là để đắc. Cái lời khuyên đó chỉ dành cho người nào họ khư khư. Nhưng mà, bất hạnh thay, cái lời khuyên này bị người ta hiểu lầm. Người ta cho rằng, tu là không cần hướng tới cái gì hết, để tâm rỗng rang khơi khơi vậy đó. Hiểu vậy là sai. Tôi nhắc lại, lý tưởng cao nhất của Đạo Phật là buông chứ không phải là nắm. nhưng mà mình phải hiểu chữ buông ở đây là gì và nắm ở đây là gì. Nắm ở đây là khư khư mong mỏi được cái này, đắc cái kia đó, thì gọi là không nên. Mà buông là buông cái gì ? buông là buông cái phiền não, buông cái câu chấp, chứ không phải buông là không màng tới giáo lý là sai. Các vị nhớ lại dùm tôi. Các vị biết đi xe đạp không ? cái tay mình nắm cái ghi- đông phải chặt chứ nắm lơi lơi là không được, phải nắm chặt để bóp thắng, nhưng mà nó chặt ở mức nào, và cái chân của mình mình phải thả lỏng mình mới đạp được, nha. Chân mình phải thả lỏng mình mới đạp cái pedal được, nhưng thả lỏng ở mức độ nào, cái tay mình nắm ghi-đông mình phải nắm mà nắm ở mức độ nào thì mình mới điều khiển cái xe vận hành. Người biết lội nói này họ hiểu liền. Buông người xuống nước, người biết lội họ ngộ lắm, người ở dưới nước hỏi họ có gồng không, họ nói « không » hỏi họ nói « buông 100% ? » họ nói « không. Không buông không gồng » nhưng người biết lội họ biết thế nào là sự nỗ lực trong lúc bơi. Trong lúc bơi có ra sức hay không ? có, nhưng mà họ ra sức một cách uyển chuyển, một cách linh hoạt, một cách đúng mức, một cách hợp lý họ mới nổi lên mặt nước, họ mới di chuyển lên mặt nước được. chứ còn nếu mình cứ khư khư mình nói xuống nước có gồng cũng không đúng mà nói xuống nước buông 100% cũng không đúng, mà nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt, thông minh, hợp lý của cái của cái gọi là buông và nắm. nhớ nha. Nó xui một chỗ là người đời nay giáo lý không chịu học, thì nãy tôi nói rồi. học đạo toàn là học kiểu tình cảm không à. Một, là theo thầy bà mà mình thích ; hai là chỉ nghe cái mình thích, là chết rồi. các vị tưởng tượng, uống thuốc và ăn uống thực phẩm mà đi theo cái mình thích là chết rồi. nha. Tu là phân biệt cái mình thích và cái mình cần, đó là tu. Nguyên cái đời tu nó chỉ có nhiêu đó thôi. Cả đời tu là chỉ có phân biệt cái mình thích và cái mình cần. Nhớ nha. Cho nên, ngay cái chuyện nhận thức là nó đã lớn chuyện rồi, ngay cái nhận thức nó đã là cả vấn đề rồi. ôm được cuốn kinh nào là chết trong đó, ôm chân được ông thầy nào là chết trong đó. là kẹt. nha. Nhưng mà nếu mà buông hết cũng không được, mà nắm cũng không được. Trong kinh có một cái ví dụ rất là hay : con mèo, con cọp nó tha con nó, nó cắn mạnh quá thì con đau, không biết chỗ để cắn con cũng đau. Biết cắn chỗ nào, và sức miết của hàm răng, cái sức gặm ở mức nào đủ. Lơi lỏng quá thì con rớt, mà chặt quá thì con đau, con bị thương tích, chảy máu. Thì người học đạo, đối với giáo pháp họ cũng phải có sự khéo léo của một con mèo, một con cọp mà nó tha con á. Nhớ cái đó. nhớ cái đó. thứ hai, phải nhớ một điều mà tôi đã nói một triệu lần là con đường trên bản đồ nó không giống như ngoài đời. con đường trên bản đồ nó chỉ là vệt mực cong quẹo, ngoằn nghèo khúc khuỷu, con đường ở ngoài thực tế nó có cây cỏ sông suối ao hồ nhà cửa phố xá. Như vậy thì khi mình xài bản đồ mình khư khư cho rằng con đường ngoài nó cũng y chang con đường bản đồ đó là sai. Nha. Nhưng mà không phải vì con đường ở ngoài nó khác nhau mà mình không xài bản đồ, mình nói « ôi, nó khác nhau xa lắc theo làm gì » sai. Chính cái bản đồ nó cho mình phương hướng, tọa độ, khoảng cách, mình theo đó để mà mình đi được con đường ở ngoài. Những gì mình học được về con đường giải thoát á, về cứu cánh giải thoát, khi mình đắc rồi cái mình đắc mình thấy không giống như cái mình học. Nhưng, không dựa trên cái mình học thì không đến được chỗ mình đắc, nói trong room các vị có hiểu cái đó không ? con đường bản đồ nó không giống ở ngoài, nhưng không từ chối bản đồ được. Nhưng ngược lại mình cho rằng nó không giống mình không thèm xài, cũng là một cái bậy. hoặc là mình cho rằng con đường ở ngoài với bản đồ giống nhau, cũng là cái bậy. Học kinh là để thấy đường đi, và cái mà mình thấy được ở cuối đoạn đường đó nó không giống trong kinh. Tuy nhiên, bỏ kinh ra là không được. cho nên « Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan – Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết » có nghĩa là « Bám chặt từng chữ trong kinh là nói oan cho chư phật, chư phật có nói thế bao giờ, nhưng mà rời kinh một chữ thôi, đó là nói lời của ma rồi. nhớ cái này. Phải cẩn thận chỗ này nha. Cho nên được gọi là Chánh pháp là gì ? chuyện đầu tiên là phải có lý tưởng, thao thức, biết chán sợ sự hiện hữu ; thứ hai là khả năng nhận thức, nhận thức cái gì, nhận thức tinh hoa của giáo pháp có thể gom gọn trong giáo lý tứ đế. Mà giáo lý tứ đế có thể gom gọn trong câu khẩu quyết sau đây :

« Vạn hữu, Vạn vật ở đời, mọi sự ở đời do duyên mà có. Có rồi phải mất » Tôi sẽ dành hẳn một buổi giảng nói về hai câu khẩu quyết này, ở đây tôi chỉ nói gọn thôi. Tất cả nhận thức của phật tử phải y cứ trên cái này « Mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất » nhớ cái này nha. Khi mình thấy mọi thứ do duyên mà có là mình thấy mọi thứ đều là giả hợp, mọi thứ nó là composition, nó là transition, không có cái gì là pure, là solid, mà maxist hết, không có. Tất đều là đồ composition, đồ lắp ráp hết nhớ nha. Và đồng thời mình thấy thêm một cái nữa, mọi thứ do duyên mà có, và đã có rồi đều phải mất. Mọi thứ trên đời này không có gì mà nó còn hoài. Cái nhân vô thường thì cái quả cũng vô thường, nhớ nha. Mọi thứ nó là từng giọt nước trên một cái dòng chảy, do điều kiện các thành tố, nhân duyên, điều kiện mà nó tiếp nối tồn tại, từ tình trạng này chuyển sang tình trạng khác, mọi thứ trên đời này nó luôn trong tình trạng becoming, trở thành một cái khác, nha. Không phải existing mà becoming. Existing nó rất là nguy hiểm, mà phải hiểu là becoming. Chúng ta luôn luôn trong tình trạng trở thành một cái khác, trở thành một cái khác. Mà cái câu này dễ hiểu lầm lắm. Trở thành một cái khác không phải là cái lá màu vàng nó chuyển qua lá màu xanh, á lộn, lá màu xanh chuyển qua lá màu vàng, không phải. mà trở thành đây có nghĩa là cái cũ mất đi và nó trở thành điều kiện để tạo ra cái mới, becoming ở đây phải hiểu là như vậy nha. ở đây chỉ có similar not the same, có nghĩa là sao? Cái con người cũ và con người mới nó similar, giống nhưng không phải là the same, không phải là cái cũ. Cái giống nhau chứ không phải là một cái. Đây là những cái mà các vị phải nhớ. Học giáo lý là phải nhớ cái này. Thì người phật tử muốn có nhận thức chính xác về đạo, về con đường hành trì là phải nhớ câu thần chú này.

Cái thứ một là lý tưởng, thứ hai là nhận thức, thứ ba là hành trì. Anh có nhận thức đúng, anh mới có hành trì đúng, nhớ cái này nha. Anh có nhận thức đúng, anh mới có hành trì đúng. Trong khi cái nhận thức của anh là, chẳng hạn phật pháp dạy mình buông, mà trong khi cái bước hành trì lại nắm, nắm từng bước đi. Cái này mới buồn cười, mới là đáng tiếc nè. Ngày chưa biết đạo, ta nắm chặt: tiền tài danh lợi uy tín quyền lực biết đạo rồi ta biết mọi thứ là hư ảo mục xương ta chuyển qua ta coi nặng giá trị tâm linh, đó là giới định tuệ, là tri kiến, là thiện pháp, là công đức, mình buông mình không có nắm mấy cái danh lợi sắc quyền ở ngoài đời nữa nhưng mà mình chuyển qua mình nắm cái khác, đó là tui giữ giới nhiều hơn bà kia, tui học đạo nhiều hơn bà kia, tui ngồi thiền lâu hơn bà kia, tui bố thí nhiều hơn bà kia, như vậy thì mình đã buông cái này mà mình bắt cái kia rồi. Nhớ cái này. Nhớ cái này. Mà vấn đề nó được khởi đi từ đâu? Từ cái nhận thức sai. Mình buông cái này mình nắm cái kia, nó chỉ sang hơn thôi chứ nó vẫn là nắm. tôi nói rất nhiều lần trong một căn nhà đang cháy thì cái chuyện thông minh nhất là mình phải bung ra khỏi cái nhà đó, chạy ra khỏi cái nhà đó, chứ còn mà mình cứ luẩn quẩn trong cái nhà đó, mình chun vô dưới sàn, mình chun dưới gầm bàn, mình chui vô nhà tắm, mình chui vô trong tủ áo closet, mình leo lên nóc, tất cả thấy khác nhau trên hình thức, nhưng nội dung giống nhau, đó là ngu xuẩn: cái nhà nó đang cháy phừng phừng, lửa ngùn ngụt vậy đó, mà chun xuống sàn rồi cuối cùng cũng cây ngã ngói đè cũng chết, mà leo lên mái lửa nó thiêu cũng chết, chun vô nhà tắm cũng chết, chun dưới gầm giường cũng chết. cho nên khi mình đã thấy : danh lợi, quyền lực, tiếng tăm, nhan sắc là hư ảo, mình tìm đến với đạo, nhưng mình lại khư khư, mình chấp chặt những cái thành tựu, những giá trị tinh thần của mình như vậy mình lại tiếp tục mình nắm nữa. đấy. mà trong khi mình phải nhớ rằng, mọi giây phút mình tu tập dầu là bố thí trì giới ngồi thiền học đạo nghe pháp tất cả chỉ là những giây phút mình đang uống thuốc, mình đang chữa bệnh. Nha. Chứ không có gì hãnh diện hết. mình bị tiểu đường mình phải uống thuốc tiểu đường, mình bị cao máu mình phải uống thuốc cao máu, mình bị tim mạch mình phải uống thuốc tim mạch, mình bị ruột, bị thận, bị gan, bị bao tử, gì đó là mình phải uống thuốc mình chữa bệnh đó, không có ai mà ngu xuẩn gì mà đi tự hào, tự đắc, tự kiêu, tự tôn, tự đại, tự mãn rằng là tôi đang uống thuốc đó. chỉ có người tâm thần mới tự hào cái đó thôi, chứ một cái người đầu óc tỉnh táo không có ai tự đắc rằng tôi đang uống thuốc tiểu đường hết á. ở đây cũng vậy, một cái người mà có não trạng bình thường, không có ba trợn, không có ai mà tự hào, tự mãn rằng tôi đang có giới, tôi đang có kiến thức giáo lý, tôi đang tu thiền giỏi, tôi đang giữ giới bát quan mỗi tháng tám ngày, mười lăm ngày, vì sao? Vì tất cả những chuyện đó chỉ là uống thuốc chữa bệnh thôi. Còn những người họ không chịu tu, họ không chịu học đạo là họ bệnh họ không chịu uống thuốc. còn mình khác họ là mình biết mình bệnh mình uống thuốc, chỉ vậy thôi. Mà cái người đã uống thuốc thì dựa vào đâu để mà kiêu ngạo, tự đắc, tự tôn? Cho nên, một ngày nào mà ngay trong đường hành trì mà mình không có lý tưởng buông bỏ là ngay trong thời điểm đó cái hành trì của mình nó có vấn đề. Nhớ cái đó. cái nội dung chánh pháp là gì? Đó là sự buông bỏ. mà có nhiều người họ hiểu chữ buông bỏ một cách cực đoan, buông bỏ có nghĩa là không màng gì hết, thích sao sống vậy, gọi là buông bỏ. cái đó là sai. Mà buông bỏ ở đây có nghĩa là: không để cho mình cuốn theo cái thích, cái ghét. Buông bỏ ở đây có nghĩa là tiếp tục lánh ác hành thiện, nhưng không có đem cái tôi gắn vào trong đó. thì gọi là buông bỏ. chứ không phải buông bỏ là phá chấp, là giữ bồ tát giới, là có những giới mình có quyền khai đó, khai giới, những cái giới được quyền bỏ. ví dụ vậy. sai. Điều đó không có đúng. Mình dễ người thì mình nhận là mình dễ ngươi chứ đừng có viện cớ mình vin dẫn cái lý nào đó để mình nói đó là phá chấp mình được quyền làm vậy làm vậy là sai. Nhớ nha. Cái đó không có đúng.

Cho nên, buông ở đây không có nghĩa là bạt mạng, mà buông ở đây có nghĩa là vẫn hành thiện lánh ác nhưng trong một tinh thần tỉnh táo, rằng mấy cái này chỉ là chiếc bè qua sông thôi, chỉ là thuốc chữa bệnh thôi, đó gọi là buông. Tu buông là tu vậy đó. vẫn hành thiện lánh ác, nhưng trong tinh thần buông bỏ. trong khi đó có những người hành thiện lánh ác mà để cầu quả nhân – thiên, hành thiện lánh ác mà còn mong người khác biết mình hành thiện lánh ác, như vậy là chưa khá, chưa khá. Mà hạnh thiện lánh ác chỉ vì mình không thể hành ác cho nên mình hành thiện. có hai kiểu hành thiện nha, kiểu hành thiện thứ nhất, là bởi mình còn cầu mong quả báo nhân thiên đời này đời sau, nên hành thiện lánh ác. Còn cái trường hợp thứ hai, hành thiện lánh ác là bởi vì người ta không có khả năng ác nữa cho nên người ta chỉ có cái thiện thôi. Nhớ nha. Nhớ. Nhớ. Nhớ cái đó. Cái đó rất là quan trọng. cái hành trì ở đây là gì? Cái hành trì ở đây là làm theo những điều mình hiểu, làm theo những gì mình nhớ. Mà nếu mình hiểu đúng, mình nhận thức đúng, thì cái hành trì của mình nó mới đúng. Trong cái bài giảng khai hội tôi chỉ nói đại khái, sơ sài vậy thôi, định nghĩa cho bà con nghe Mạt pháp là cái gì.

Thì Mạt pháp ở đây có nghĩa là giai đoạn tăng ni phật tử không có được bốn điều này: điều thứ nhất, là lý tưởng đến với đạo, không phải là do những thao thức trăn trở đời này kiếp khác; thứ hai, là không quan tâm đến vấn đề nhận thức giáo pháp; thứ ba là không quan tâm đến vấn đề hành trì; và thứ tư là không quan tâm đến vấn đề chứng ngộ. Ở đây, có tiếng Pali nha, trường hợp thứ nhất gọi là : paraloka payadassavi có nghĩa là biết trăn trở đời này kiếp khác, trường hợp thứ hai gọi là pariyatti dhamma, có nghĩa là con đường nhận thức; cái thứ ba là patipatti dhamma có nghĩa là con đường hành trì, và cái thứ tư là pativedha dhamma có nghĩa là con đường chứng ngộ. cái chữ pativedha ở đây còn có một từ synonym nữa đó là từ adhigamma, hoặc là pativedha, có nghĩa là sự chứng ngộ. thì một người phật tử, một tăng ni phật tử đúng nghĩa là phải có được bốn cái này: Một là phải có paraloka payadassavi, biết quan tâm, biết ưu tư, biết thao thức, biết trăn trở về bản thân mình đời này kiếp khác; thứ hai biết quan tâm đến pháp học, tức là con đường nhận thức giáo lý, thứ ba, là biết quan tâm đến patipatti dhamma có nghĩa là con đường hành trì, và thứ tư hiểu rõ được cứu cánh, mục đích của con đường hành trì đó, có nghĩa là cái pativedha dhamma hay là adhigammadhamma. Tại sao có cái thứ tư này? Là bởi vì tôi đã nói rồi, đa phần mọi người, đa phần 99.9% miệng nói là học đạo, hành đạo để cầu giải thoát nhưng mà chúng ta vẫn không ra khỏi cái chuồng, cái cũi của bản ngã, cứ thấy ngồi thiền mà thấy mát lạnh là “rồi, đắc” hoặc là mình ngồi lâu, mình giữ chánh niệm lâu ngày một tháng hai tháng cái đầu mình sáng ra ‘rồi, đắc rồi”, tự nhiên mình hiểu ra được những cái điều mà đó giờ mình nghe mình đọc mình không hiểu, tự nhiên bừng sáng ra, rồi vậy là đắc. còn có những người ngồi thiền được thời gian tự nhiên họ thấy đức tin của họ quá mãnh liệt, bây giờ họ dám chết cho đạo, họ dám bán nhà để làm từ thiện, họ tưởng vậy là đắc rồi, nhưng mà không. Đó là những giai đoạn phải đi qua mà thôi. Đó là mười tùy phiền não quán. Nếu mà mình không có cái lòng mà cầu chấm dứt sanh tử thì mình rất dễ chết trên đường đó quý vị, tức là ở đâu mình thấy hơi vừa ý mình cho đó là điểm dừng là chết rồi, nhớ nha. Cho nên tui nói hoài, tu có hai kiểu: kiểu tu của người hốt rác, và kiểu tu của người lụm ve chai. Kiểu tu của người đổ rác là gì? Đó là thấy rác là liệng. cái gì trên tay mình là rác là mình buông hết. đó là kiểu tu người đi đổ rác. Thấy cái gì là tham là sân là phiền não mình bỏ hết, đó là tu của người bỏ rác. Tu mà còn thấy mình câu chấp nhỏ mọn toan tính, còn thích còn ghét cái này cái kia là mình bỏ. bỏ liền. biết cái đó là bậy. Đó là tu kiểu đổ rác. Còn tu kiểu mà lụm ve chai là sao ? là thấy gì hay hay, thấy mình có được gì hay hay là khoái chí lắm, thấy hay là khoái, thấy hay là khoái, thấy mình bát quan trai, thấy mình tu chánh niệm, thấy mình có học giáo lý, thấy mình có bố thí cúng dường, thấy mình quen biết với cao tăng nổi tiếng thấy mình là thí chủ xây chùa, đúc tượng, in kinh, thấy mình được nhiều người nể mặt, vậy là đối với mình là mãn nguyện rồi, khi mà mình đối với mình mà mình hiểu như vậy đó, thì cứu cánh giác ngộ mình có vấn đề nha. Mình phải hiểu, cứu cánh giác ngộ là phải buông triệt để. Bồ Tát Tất Đạt Đa kiếp chót là một ông hoàng, Ngài thấy ngai vàng không ra gì hết, ngài bỏ ngài đi. Khi ngài đi xuất gia ngài đắc sơ thiền, ngài thấy chẳng là cái gì hết, nhị tam tứ thiền ngài thấy chẳng là cái gì hết Ngài mới đắc lên tới hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng Ngài cũng thấy nó chẳng là cái gì hết. vì theo trong kinh á, các vị Bồ Tát khác người bình thường ở những điểm sau đây : thứ nhất, luôn luôn hướng tới cái tốt hơn, không có dậm chân tại chỗ. Thứ hai, khả năng buông bỏ rất lớn. mà cái một cái hai nó là một cặp, vì khi mình luôn luôn hướng đến cái tốt hơn có nghĩa là mình phải có khả năng buông bỏ cái cũ. Còn mình cái gì tốt cũng ham nhưng cái cũ không có buông, mà trời sanh mình có hai bàn tay mà cái gì cũng muốn nắm, nắm sao nổi. cái vòng ôm của mình một lúc mình chỉ ôm được một người và một món đồ thôi. Bây giờ mình muốn ôm bốn năm thứ, ôm ngả nào ? phải bỏ bớt cái này mới ôm được cái kia, mà ôm là sai. Cho nên đặc điểm của Bồ Tát : một là hướng tới cái tốt hơn, thứ hai là khả năng buông bỏ rất tốt. thứ ba là không giam nhốt mình trong bất cứ một bến bờ nào, một cái tù ngục, một chuồng cũi nào. Là sao ? đối với Bồ Tát đắc thiền tới tầng nào thì Ngài thấy rằng đây là cái cần phải vượt qua. Luôn luôn vậy. và khi Ngài sống trong một gia đình vợ đẹp con ngoan, ngài thấy rằng, cái này cần phải bỏ lại. khi ngài làm vua, cai trị một lãnh thổ bao la một ông triệu phú chưởng quản một gia tài đồ sộ thì ngài thấy rằng có cái tốt hơn cái này, cái này là cái không đáng để mình nắm, luôn luôn là như vậy. cho nên Bồ Tát, đó là nói về vật chất, còn nói về tinh thần, đắc chứng cái gì đi chăng nữa, luôn luôn ngài biết là cái này cần phải vượt qua. Cho nên, Bồ Tát có ba cái đặc điểm mà người bình thường không có, đó là : Một, luôn luôn hướng tới cái tốt hơn ; Hai, khả năng buông bỏ rất tốt ; Ba, là không có tự giam nhốt mình trong chuồng cũi nào. Đấy. còn mình thì sao ? tôi nói hoài. Mình có hai kiểu tu : kiểu tu của người thả diều và kiểu tu của người thả chim. Thả chim có nghĩa là mình buông ra con chim nó bay đi đâu nó bay, còn tu kiểu thả diều có nghĩa là cũng mang tiếng là thả nhưng mà giữa con diều với mình nó có sợi dây ràng ràng lại. mình giữ giới là vì mình thương chúng sanh mà mình không có sát sanh, thí dụ như vậy. mình bố thí là vì mình thương cái người họ đang cần, chứ không có nghĩ cái chuyện khác, còn đàng này cứ lúc nào cũng mong cho tôi được cái này, mong cho tôi được cái kia. Nên nhớ, Bồ Tát làm phước, Bồ Tát cũng có nguyện, nhưng mà nguyện để buông, còn mình nguyện để nắm. Bồ Tát ngài bố thí cúng dường để Ngài nguyện thành Phật, mình tưởng là « Ơ, Ngài cũng nguyện giống tui » Không. Phật là buông triệt để, nguyện thành Phật là Nguyện buông triệt để, còn mình nguyện thành Đế Thích, thành Phạm thiên, thành nhà giàu, thành mỹ nhân, được tiếng tăm, được quyền lực, được tình cảm, bla, bla,…ước nguyện đủ điều. cái đó là nguyện để mà nắm. còn ngài nguyện để ngài buông, ngài nguyện để thành Phật quả mà. Người nào nguyện thành Phật quả mà với ý niệm tôi thành Phật là sai. Sai. Không có « tôi thành Phật » mà là chỉ nhắm đến Phật quả mà thôi.

Bởi vì, trong kinh ghi rất rõ : bốn đế là gì ? Chỉ có sự khổ, chứ không có ai bị khổ. Chỉ có điều kiện tạo ra khổ chứ không có ai tạo ra khổ, chỉ có sự diệt khổ chứ không có ai diệt khổ, chỉ có con đường hành trì chứ không có ai hành trì. Hiểu như vậy mới hiểu đúng bốn diệu đế. Còn đàng này thấy là tôi đang bị khổ, tôi đang bị nằm trong khổ để, chính tham ái của tôi tạo ra cái khổ của tôi, bây giờ tôi muốn hết khổ là tôi phải chấm dứt cái tham ái, và muốn chấm dứt như vậy là tôi phải hành trì, luôn luôn có cái tôi trong đó, và hôm nay tôi đã hành trì được cái này, tôi đã hành trì được cái kia, tôi hành trì tốt hơn người này, tôi hành trì thua người kia, là sai.

Hành trì chỉ là hành trì. Uống thuốc chữa bệnh thì đến giờ là cứ lấy thuốc bỏ vô họng, nốc một miếng nước, đó gọi là uống thuốc, chứ không cần phải tâm niệm là tôi hay hơn ông hàng xóm vì bữa nay tôi uống tới ba loại thuốc, thuốc tiểu đường, thuốc cao máu, thuốc tim mạch là sai. Nha. ở đây cũng vậy. hành thiền, sống chánh niệm là đủ rồi. Chứ không nhất thiết phải thấy mình hay trong hành thiền, hay trong giữ giới, thấy hay trong cái bố thí, thấy mình hay trong chuyện học hỏi giáo lý, hay trong sự uyên bác, thấy hay trong sự quen biết cao tăng, thấy cái hay vì mình là thí chủ lớn, là sai bét. Nha. Chỉ là uống thuốc chữa bệnh thôi. Lúc bấy giờ, cái thứ tư là cái cứu cánh, cái cứu cánh của người biết đạo lúc bấy giờ là sự buông bỏ triệt để và toàn diện, nha. Chứ còn cái mà Phật giáo hướng tới nó không phải là sự đắc chứng cái gì. Và những người nghe tôi nói cái này các vị hoang mang nói « ủa, trong kinh có nói đến Đạo – Quả mà sư ? » Đúng. Các vị có hai cách tu. Cách tu thứ nhất là tu để chứng thánh, và cách tu thứ hai là tu để không còn là phàm, khi các vị không còn là phàm thì tự nhiên là một ông thánh rồi, nhớ nha. Có hai kiểu tu : Tu để chứng thánh, và tu để không còn phàm. Mà tôi, thì tôi đề nghị, mình tu để không còn phàm nó hay hơn. Là vì sao ? khi mình tu mà để mình không còn là phàm nó an toàn lắm, mà nó dễ thương lắm. Có nghĩa là thấy cái nào phàm là mình nhận diện, cái này là phàm, cứ ngày nào mình còn thấy cái phàm nó lòi ra, nó trồi ra là mình nhận diện « Ố, ô, cái này là phàm » Nó an toàn. Khi nó không còn cái phàm nào nó lòi ra nữa, lúc đó mình là thánh, cái phần đó mình không có lo. Trong khi đó nếu mình tu với tâm nguyện đắc cái này, đắc cái kia, nghe thì nó sang thiệt, nhưng nó rất là nguy hiểm. nguy hiểm chỗ nào ? là bởi vì khi mình tu để không còn là phàm, cái phàm đó mình biết mặt mũi nó ra làm sao, mình biết đây là phàm nè : tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ganh tỵ, bỏn xẻn, tiểu tâm, nhỏ mọn, hung ác, hại người nè, cái đó mình biết. còn cái thánh, mình có biết mặt mũi thánh ra sao đâu, cho nên khi mình tu mình cầu cái quả thánh á, bữa nào mình thấy rợn rợn mát mát, mình tưởng đắc rồi, mình hiểu ra một điều đó giờ mình không hiểu, mình tưởng là đắc rồi, lý do tại sao mình tưởng, là bởi vì cái thánh mình đâu có biết mặt mũi thánh nhân ra sao, cho nên tu với cái lòng cầu đắc cái này được cái kia nó nguy hiểm, thứ nhất là nó củng cố cái tôi, cái ngã mạn của mình ; thứ hai nữa là nó rất dễ dẫn tới hiểu lầm, ngộ nhận mà từ chuyên môn gọi là tăng thượng mạn, adhimàna, là chưa đến đâu mà tưởng lên trời ngồi rồi, trong khi mới trên đọt cỏ mới trên ngọn cỏ mà tưởng lên mây xay ngồi rồi. Nhớ nha. Nguy hiểm lắm. Nhớ cái đó, rất là quan trọng. Cho nên, có được bốn cái này được gọi là Chánh pháp. Mà thời hôm nay được gọi là Mạt pháp bởi vì bốn cái này cơ hồ không còn nhiều lắm. Rất hiếm. Rất hiếm. cái chuyện đầu tiên là lý tưởng tu hành là trăn trở, thao thức về đời này kiếp khác, là quá hiếm. Cái hiếm thứ hai nữa, là quan tâm đến đường lối nhận thức, về giáo pháp, về chuyện đời có được bao nhiêu ? đa phần chúng ta học đạo rất là dễ dãi, rất là sơ sài, nha. Mà nếu học Đạo nhận thức một cách sơ sài thì cái hành trì, thực nghiệm nó cũng sơ sài, mà nếu cái hiểu, cái hành nó sơ sài thì cái đắc nó cũng ngàn trùng diệu vợi, nha. Bởi vì cứu cánh cao nhất của người tu hành là sự buông bỏ triệt để, mà tôi nhắc lại, buông bỏ ở đây không phải là muốn làm gì thì làm. Mà buông bỏ ở đây là tiếp tục sống thiện, nhớ nha. Nhưng mà không có gắn cái tôi của mình vào trong đó. tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, không phạm giới chưa chắc là giữ giới, vì khi nào mà mình intentionally mình kiêng tránh một cái gì đó, intentionally avoiding of something, thì cái đó mới gọi là giữ giới. Mình cố ý, có chủ ý kiêng tránh một chuyện bậy bạ, thì mới gọi là giữ giới, cái ngày mình thọ bát quan, buổi chiều nghe người ta làm bánh xèo thơm quá, mình kềm mình không ăn, cái đó mới gọi là giữ giới, chứ còn, pha một ly sữa, pha một ly sinh tố các vị coi phim Đại Hàn, thì cái đó các vị đâu có ăn đâu, phải không ? ly sinh tố hoặc uống ly sữa ngồi coi phim Đại Hàn hoặc là ngồi coi ba cái clip tào lao trên facebook cái đó đâu có, miễn là đừng có nhạc thôi, đừng có ca vũ nhạc kịch là được rồi, tưởng là giữ giới. Thế là tôi đâu có sát sanh, tôi đâu có trộm cắp, tà dâm, nói dối, ăn sái giờ, ca múa, đâu có gì đâu, tôi không có nghĩa là tôi giữ giới. Sai, sai bét. Giữ giới không có phải đơn giản là không phạm, mà là cái intentionally, một cách cố ý kiêng tránh, thí dụ như trước một cái thử thách, con muỗi nó cắn mình, lẽ ra mình đập nó cái bốp rồi nhưng mà mình kềm lại mình không có đập, mà cái kiềm đây nó có hai, kiềm vì mình và kiềm vì nó, vì cái kiềm về mình nó thấp mà kiềm vì nó nó mới cao. Nhớ nha. Kiềm vì mình là sao ? là mình sợ bị tội, mình sợ bị phạm giới, mất phước, sợ bị tội là giờ mình đạp nó mai mốt mình bị xe cán, đá đè, mình không dám đập muỗi mình sợ bị xe cán đá đè nên mình không dám đập, thì cái đó là giới giữ cho mình, còn giữ giới cho nó là, mình thấy nó cũng tham sống sợ chết, mình không có nỡ đập, giữ giới là giữ giới cho nó, nha. Thì trong trường hợp đó, ý nghĩa giữ giới nó mới cao cấp. chứ còn mà khơi khơi, các vị nằm ngủ các vị đâu có phạm giới nào, lúc đó gọi là giữ giới hay sao ? đó, rồi hai người lúc 1h chiều, 1 người buổi trưa đã ăn một bụng no nóc, cho nên lúc 1 h là nó vẫn còn no, nghe người ta chiên bánh xèo là họ tỉnh bơ, nhưng mà cái ông thứ hai, trưa nay ổng không ăn gì hết, ổng bị trễ tàu, trễ xe, ổng bị đói, tới 1h chiều ổng thấy có người chiên bánh xèo mà ổng vẫn kiên quyết không ăn, thì cái ông đó mới là ông giữ giới, còn cái ông kia là ổng đã quất một bụng no nóc, bây giờ ổng thấy người ta chiên bánh xèo ổng tỉnh bơ à, thì đối với tôi cái đó không phải là giữ giới, mà giữ giới là cái ông thứ hai á, cái ông mà đang đói, đang thèm mà ổng không có ăn đó, bởi vì hôm đó là ngày bát quan trai, đó mới là giữ giới. nhớ nha. Thì nhiều người Phật tử không biết cái đó. Và sẵn tôi nói luôn, giữ giới là phải hiểu ý nghĩa của giới, tại sao mà Phật khuyên mình nên làm cái chuyện đó, chứ không phải là trong kinh ghi như vậy rồi mình cắm đầu mình làm một cách cuồng tín, mù quáng, và ngu xuẩn, nha. Thí dụ như là có hai cái trường hợp, ví dụ như cái giới ăn chiều á, có trường hợp thứ nhất là sáng giờ chưa ăn gì hết, mà bây giờ có mâm cơm dọn ra mà lúc đó 12h15 12h10 rồi có người họ kiên quyết không ăn, họ nói trễ giờ rồi thà họ gồng, họ nhịn, họ chịu đói, đói nguyên một buổi chiều cộng với nguyên một đêm nữa, bất chấp bao tử hoành hành, đó là cách một. Cách thứ hai, linh động hơn, sáng giờ chưa ăn gì hết, mà bây giờ bữa nay là ngày bát quan mà chưa ăn gì hết, mà lúc dọn cơm được ra là mười hai giờ mấy, một giờ rồi, họ ăn, nhưng mà với tâm niệm thế này ‘đây là bữa ăn duy nhất của tôi trong ngày, để bao tử của tôi ok, và chiều nay tôi có đủ tôi ngồi thiền, tôi đi kinh hành » thì tôi tán thán trường hợp thứ hai. Còn cái chuyện mà trong kinh nói, ai đó thà chết mà không phạm giới, thì tôi xin cúi đầu tán thán cái người đó, nhưng mà tôi không dám đem câu chuyện đó mà tui ép phật tử phải làm như vậy, là vì sao ? là vì mỗi người một duyên mỗi người một căn khác nhau. Đời xưa còn Phật còn Thánh, tình hình nó khác, thứ hai nữa là cái huệ căn, cái phúc duyên, cái túc duyên của cái ông mà bán mạng giữ giới nó khác mình, thì quý vị nào làm được như vậy thì tôi xin cúi đầu, tôn kính vị đó, nhưng mà quý vị hỏi tôi thì tôi nói thiệt, tôi chọn trường hợp hai, nếu từ sáng tới giờ chưa ăn gì hết, mà bây giờ đã trễ rồi, thì thôi quý vị ăn giùm tôi. Nó có nhiều lý do lắm, thứ nhất, sau khi ăn xong, lúc ăn phải nhớ đây là bữa ăn duy nhất trong ngày, tại sao Đức Phật ngài khuyên mình không ăn sái giờ ? là vì Ngài không mình tạo thêm tâm tham đắm hưởng thụ, Ngài không muốn mình mất thời giờ tu tập, Ngài biết rằng cứ thêm một bữa ăn là phải có nấu ăn, phải có nấu ăn là nó gây ra bao nhiêu phiền lụy, bao nhiêu hệ lụy cho mình và cho chúng sinh khác, nhiều lý do lắm, cho nên Ngài mới khuyên mình Ngày ăn một bữa đủ sống rồi, mà nếu nói như vậy thì trường hợp nó trễ, năm ba chục phút một tiếng theo tui, thì lúc ăn nhớ niệm như thế này « đây là bữa ăn duy nhất trong ngày » mà với điều kiện, ăn ở đây không phải là để thưởng thức, hưởng thụ, ăn ở đây không phải vì ngon miệng, mà bữa ăn này là bữa ăn cứu mạng, ăn để chiều nay có thể ngồi thiền, đọc sách, xem kinh, kinh hành, ăn để đêm nay bao tử đừng có quậy mình suốt một đêm, mất công nửa khuya chất chua nó trào ngược lên làm khổ mình khổ gia đình nửa đêm ò e ò e nó mệt lắm, nha. Cho nên, tôi nói lần nữa, tôi xin cúi đầu tôn kính những bậc bán mạng, liều mạng giữ giới, nhưng trong sự chân thành và chân thật nhất thì tôi cũng phải xác định quan điểm của tôi, là tôi không dám khuyên quý vị liều mạng, bởi vì thân người khó được, sức khỏe thì khó kiếm, bây giờ biết được Phật pháp thì phải giữ mạng, giữ sức khỏe để mình còn đi một quãng đường dài, còn mình liều mạng thì ok, quý vị nào trong room liều mạng thì nhớ báo tui biết để tui cúi đầu từ xa, nha. Nhưng mà kêu tui khuyên, thì không. Tui không có khuyên cái kiểu mà lạ vậy, nha. Ok. Thì như vậy bài giảng Khai hội, khai mạc bao nhiêu đó thôi. Nhắc lại bà con nhớ, Mạt pháp là cái gì, mà cái Chánh pháp là cái gì, Định nghĩa rồi, Phật pháp muôn thuở nó là như vậy, chân lý muôn thuở nó là như vậy, nhưng mà gọi là Mạt là bởi vì không có người hiểu đúng, không có người quan tâm, không có người hành trì, không có người chứng đắc nữa thì được gọi là Mạt pháp. Thì Tôi mong rằng bài giảng đầu tiên này nó là điểm bắt đầu tốt, để cho từ cái nền tảng này thì mấy bài sau tôi mới rút những điều tôi nói trong bài giảng này nè, tôi rút ra tôi nói, tới đây hay tới đó. Cách đây mấy hôm Bác sĩ Kim hỏi tui là có lựa cái đề tài nào thuyết giảng để mà ổng đăng lên mà tui cứ suy nghĩ hoài, vì cái lớp bên Đức á, là những vị phật tử tôi biết mặt biết mũi, tôi biết sức học của họ, thì tôi có thể sắp xếp nội dung được, mà nói vậy chứ tôi chưa bao giờ cho họ biết nội dung tôi giảng cái gì, luôn luôn và luôn luôn, đề tài của tôi luôn luôn là phút cuối, một là tôi nghĩ ra cái gì tôi thấy vừa ý, hai nữa là, nhứt là giảng trực diện, trực tiếp trước mặt phật tử, tôi quan sát trước mặt tôi tuổi tác một phần, rồi cái thái độ của người nghe một phần, ở đây tôi giảng mà giống như tôi giảng trong nghĩa trang vậy đó, có nghĩa là tôi không hề thấy mặt người nào hết thì nãy giờ tui giống như thầy cúng tụng chú trong nghĩa trang, thì tui cũng mong mấy vong nghe được vậy thôi, thì mong rằng bài giảng này mở ra một số tiền đề để cho sau này tôi mở rộng triển khai những cái gì đã nói, và hẹn lại bà con thứ hai tuần sau, và có người đề nghị tôi, lớp bên Đức họ đề nghị là sau mỗi buổi giảng nên dành tí thời gian để cho bà con hỏi này hỏi kia, lúc đầu tôi cũng ừ, nhưng mà sau đó tôi từ chối, bởi vì thứ nhất là một đám đông quá mà hỏi cái gì, cho nên bao nhiêu thắc mắc làm ơn gom lại giùm tôi một chỗ đi, sẽ có một cái ngày thứ hai nào đó mà tôi thấy câu hỏi nó nhiều quá, thì tôi sẽ không giảng bài mới mà dành nguyên một cái buổi đó, tôi giải đáp toàn bộ mấy câu hỏi của bà con, mà những câu hỏi đó không nhất thiết là bà con phải gửi trước bây giờ mà bà con cứ giữ làm của đi rồi đến cái bữa nào mà quý vị thấy câu hỏi nó dồn nhiều quá, thì các vị báo cho cái ông MC cái ông admin hả ? báo ổng biết thì ổng sẽ post lên câu hỏi rồi chúng tôi sẽ trả lời nha, chứ còn ngay bây giờ mà để cho bà con hỏi thì nghe nó hợp lý đó, nhưng mà bà con hỏi : Tại sao bên đây ăn chay bên kia ăn mặn ? Tại sao bên đây áo màu vàng, bên kia áo màu nâu ? trong gần 20 năm giảng online tui sợ cái đó lắm, mất thời gian quá đi, cho nên, Chúc bà con một ngày đầu tuần vui vẻ, một giấc ngủ ngon, bây giờ bên đó chắc cũng khuya rồi, bên đây là 1h chiều rồi. Ok, chúc bà con một ngày vui.

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ Bài Giảng Sư Toại Khanh – Zoom 2020, tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 

Link  Bài Giảng Sư Toại Khanh – Zoom 2020
Link  tải sách ebook Bài Giảng Sư Toại Khanh – Zoom 2020
Link  video Bài Giảng Sư Toại Khanh – Zoom 2020
Link  audio Bài Giảng Sư Toại Khanh – Zoom 2020
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  thư mục ebook Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

 

 

 

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua ứng dụng Zoom năm 2020. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app