Luận Giải Về Nghiệp Phần I: Tử Và Tục Sinh – Chương Làm Sao Chấm Dứt Nghiệp (kamma)?

Luận Giải Về Nghiệp

Phần I: Tử Và Tục Sinh

Chương Làm Sao Chấm Dứt Nghiệp (Kamma)?

Trong vòng luân hồi (saṃsāra), chúng ta đã tích lũy nhiều loại nghiệp (kamma) khác nhau. Hãy nghĩ về một loại cây mà ra hàng ngàn trái một lần. Nếu tất cả những hạt này mà đều mọc thành cây hết, thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ thành sống trong rừng sâu, trong rừng rậm. Nhưng không phải tất cả các hạt đều có thể phát triển thành cây. Cũng giống như vậy, không phải tất cả các nghiệp (kamma) được tích lũy trong chúng ta đều có thể cho quả của chúng. Chỉ có một vài trong số chúng sẽ có cơ hội. Một vài trong số chúng sẽ hết hạn. Một vài trong số chúng sẽ không có cơ hội cho quả. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng có cách nào thoát khỏi được nghiệp (kamma) đâu.

Thật ra, trước hết chúng ta phải hiểu rằng nghiệp (kamma) không thể được dời bỏ đi một cách trực tiếp. Cái gì đó đã được thực hiện thì không thể xóa bỏ được. Chúng ta có thể thay đổi những gì đã xảy ra vào ngày hôm qua không? Chúng ta có thể mang chúng trở lại không? Không, chúng ta không thể nào làm gì được cả vì chúng đã qua rồi. Cho nên, thay đổi những gì đã được thực hiện rồi là một điều bất khả thi.

Những phương cách chấm dứt nghiệp (kamma)

Tất cả mọi tôn giáo đều có những ý tưởng và phương cách riêng để chấm dứt nghiệp (kamma). Đối với Thiên Chúa giáo, Jesus Christ xóa bỏ nghiệp (kamma) của những tín đồ và cứu vớt họ. Một người xấu cũng có thể được Christ cứu vớt tại lúc chết thông qua việc tha tội. Bằng cách sống một cuộc đời trong sạch, cầu nguyện và xưng tội với cha, các con chiên có thể thoát khỏi nghiệp (kamma).

Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện năm lần một ngày – đó là nghiệp (kamma) tốt. Họ còn tham gia lễ hội Ramadan nữa. Theo cách này, họ có thể xóa bỏ nghiệp (kamma) xấu. Những người theo đạo Jana (như được ghi nhận trong Kinh điển Phật giáo) tin rằng họ có thể ngăn chặn bất kỳ nghiệp (kamma) mới nào, không chỉ là nghiệp (kamma) xấu. Những nghiệp (kamma) xấu đã được tích lũy thì có thể được xóa bỏ bằng cách thực hành khổ hạnh. Theo cách này, họ tin rằng họ có thể thoát khỏi nghiệp (kamma) và chứng đạt sự giải thoát.

Cầu nguyện có thể giúp được gì không?

Tại  Ấn  Độ,  các  tu  sĩ  bà-la-môn  có  thủ  tục  cầu nguyện trên xác chết rằng: “Cầu nguyện cho ngươi được sanh  về  thiên  giới.”  Tuy  nhiên,  theo  Đức  Phật1   thì  cầu nguyện  chẳng  thể  làm  gì  được.  Chúng  cũng  không  thể mang  lại  đời  sống  tốt  đẹp  hơn  hoặc  cứu  vớt  những  ai khác. Chuyện gì xảy ra khi một tảng đá nặng rơi xuống nước? Nó sẽ chìm. Rồi giả sử nhiều tu sĩ bà-la-môn tập trung lại và cầu nguyện: “Này tảng đá lớn, hãy trồi lên. Này  tảng  đá  lớn,  hãy  trồi  lên.”  Bằng  cách  cầu  nguyện, liệu  tảng  đá  có  sẽ  trồi  lên  không?  Điều  này  cũng  giống như cho một người xấu vậy. Giả sử chúng ta nguyện cầu cho ông ta rằng: “Hãy đi lên thiên giới. Hãy đi lên thiên giới. Cầu nguyện cho ông có một cuộc sống tốt đẹp hơn.” Chuyện đó không thể nào xảy ra. Rồi Đức Phật cho một ví dụ về người tốt: một hũ bơ bể ra, rơi xuống nước. Bơ sẽ  nổi  lên  mặt  nước.  Nhiều  người  tập  trung  lại  và  cầu nguyện: “Bơ ơi, hãy chìm xuống đi. Hãy chìm xuống đi.” Điều này cũng không thể nào xảy ra. Do đó, cầu nguyện không giúp được gì cả.

Phương cách trong Phật giáo

Đức Phật luôn luôn nhắc về nghiệp (kamma) cùng với phiền não (kilesa) như là một cặp. Mọi người thường chỉ hay đổ tội cho nghiệp (kamma) mà thôi. Nhưng nếu không có phiền não (kilesa), nghiệp (kamma) sẽ trở nên bị cô lập và không thể cho quả được. Nói ngắn gọn, nếu các phiền não (kilesa) biến mất, thì nghiệp (kamma) cũng sẽ biến mất. Nếu phiền não (kilesa) vẫn còn, thì nghiệp (kamma) sẽ còn.

Các bạn thấy đó, đây chính là điểm chính yếu của Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda), vốn chỉ ra toàn cảnh về cuộc đời của chúng ta. Ở đây, Đức Phật giảng rõ rằng vô minh (avijjā) là phiền não gốc rễ trong vòng sanh tử. Hành (saṅkhāra) hay nghiệp (kamma)  sanh lên phụ thuộc vào vô minh. Cho nên, “vô minh duyên hành” (avijjā paccayā saṅkhāra). Do bởi vô minh của mình, chúng ta hành động theo ước muốn của mình, không biết rằng cái gì nên làm hoặc cái gì không nên làm. Hành (saṅkhāra) này tạo sinh ra thức (viññāṇa), quả của nghiệp, đó là tâm tục sinh của đời sống mới. Cho nên, “hành duyên thức” (saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ). Với những điều kiện thuận lợi, hạt giống tục sinh (paṭisandhi) sẽ nảy mầm, cùng với danh sắc (nāma-rūpa) sanh lên với nó. Cho nên, Đức Phật đã nói: “Thức duyên danh sắc” (Viññāṇa paccayā nāma-rūpaṃ). Rồi “danh sắc duyên lục nhập” (nāma-rūpa paccayā saḷāyatanaṃ): do bởi các giác quan, sự giao tiếp hay tiếp xúc với thế giới bên ngoài mới có thể xảy ra. Chúng ta thấy, nghe, suy nghĩ và vân vân. Cùng với sự giao tiếp, cảm thọ sanh lên. Chúng ta muốn nhiều và nhiều những đối tượng đáng được khao khát hơn. Ái xuất hiện. Sân sanh lên đối với những đối tượng không đáng được khao khát. Do đó, chúng ta có “thọ duyên ái” (vedanā paccayā taṇhā). Tâm với ái (taṇhā) trở nên bị chi phối mạnh hơn với thủ (upādāna). Trong tình huống này, có việc khao khát sự hiện hữu hay sự tồn tại. Khi nghiệp (kamma) tích lũy, thông qua nó, sanh (jāti) sẽ lại xảy ra. Theo đó, lo âu, phiền muộn, sầu ưu, đau khổ, tức là các vấn đề sẽ sanh lên theo. Do đó, trong bối cảnh của Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda): Cái bắt đầu trở lại không phải là một thực thể trường tồn bất biến, mà chỉ là những hiện tượng vốn là một khối những khổ đau được bắt đầu với si mê (moha).

Như vậy, vòng tròn này cứ xoay với sự tích lũy của hành (saṅkhāra), giống như cây đúng mùa vụ sẽ cho hoa, trái và hạt trong một vòng quay không có điểm cuối.

Nếu các bạn không thích hạt giống và ước mong thoát ra khỏi tiến trình không có điểm cuối như vậy, các bạn phải cắt bỏ đi gốc rễ của cây. Các bạn không cần phải chặt cây. Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có dạy, nếu các bạn chặt cây mà vẫn để nguyên gốc, thì cây sẽ mọc trở lại. Nếu các bạn không cắt bỏ các phiền não (kilesa), thì những phiền não này sẽ quay trở lại. Gốc rễ là duyên hay điều kiện hỗ trợ chính: điều đó có nghĩa là, gốc rễ phiền não (kilesa) của cây sanh tử luân hồi (saṃsāra), tức là vô minh (avijjā) và tham ái (taṇhā). Nếu bị/được cắt bỏ đi, quả của nó, tức là hành (saṅkhāra) sẽ được diệt đi. Do đó, sẽ không có hạt nữa, tức là không có sản phẩm nữa.

Dùng nghiệp (kamma) đấu nghiệp (kamma)

Trong một vài bài kinh (sutta), Đức Phật dạy rằng thất giác chi (bojjhaṅga) và Bát Thánh Đạo là những nghiệp  (kamma)1.  Những  loại  nghiệp  (kamma)  này  rất quan trọng vì chúng có thể thiêu hủy những loại nghiệp (kamma)  khác.  Giống  như  một  vài  người  phải  uống kháng thể2  vậy. Nhưng nếu nó được tạo ra trong cơ thể một  cách  tự  nhiên,  thì  loại  thuốc  như  vậy  không  cần thiết.  Có  phải  vậy  không?  Tự  nhiên  chống  đối  với  tự nhiên; ở đây, nó là nghiệp (kamma) chống đối với nghiệp (kamma).  Nếu  chúng  ta  phát  triển  thất  giác  chi  và  bát Thánh  Đạo,   thì  chúng  ta  có  thể  thoát  được  nghiệp (kamma).  Những  pháp  (dhamma)  này  có  năng  lực  vô cùng lớn, chúng không bao giờ tạo sinh ra việc tái sanh. Thay vào đó, chúng dẫn đến Níp-bàn (Nibbāna), phá hủy nghiệp (kamma) trong vòng luân hồi (saṃsāra).

Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận lưu ý rằng, không phải mọi loại hỷ (pīti) đều là nghiệp (kamma). Chỉ có những loại thuộc vào những giác chi (bojjhaṅga) mà thôi. Hỷ (pīti) khi kết hợp với bất thiện (akusala) thì

không phải là nghiệp (kamma). Đức Phật cũng không bao giờ nói rằng cần (vīriya) khi kết hợp với bất thiện (akusala) là nghiệp (kamma), chỉ có cần (vīriya) khi là giác chi (bojjhaṅga) và khi là chi đạo (maggaṅga) mới là nghiệp (kamma). Tương tự, nhất tâm (ekaggatā), hay còn được gọi là định (samādhi), cũng không thể được gọi là nghiệp (kamma) khi nó kết hợp với bất thiện (akusala). Nó chỉ là nghiệp (kamma) khi là giác chi (bojjhaṅga) hoặc là chi đạo (maggaṅga) mà thôi. Đức Phật muốn nói rằng những tâm sở (cetasika) này, chỉ khi ở tầng mức cao, mới có thể dẫn đến Níp-bàn (Nibbāna).

Tại thời điểm của A-la-hán đạo (Arahatta- magga)

Bằng cách phát triển những yếu tố này thông qua việc hành thiền, chúng ta sẽ đạt đến điểm mà chúng trở nên đủ chín mùi (đặc biệt là chín mùi về chánh kiến) và đến lúc lúc đó, tất cả những phiền não được/bị thiêu đốt. Thiện (kusala) là đối nghịch trực tiếp với bất thiện (akusala). Khi nào bất thiện (akusala) còn, thì thiện (kusala) sẽ vẫn còn. Nếu không còn bất thiện nữa, thì thiện cũng không cần thiết nữa. Kết quả là nghiệp (kamma) không còn những điều kiện hỗ trợ nữa. Nó giống như giữ hạt giống trong một cái lọ đặt cách xa đất và nước. A-la-hán đạo (Arahatta-magga) là thiện (kusala) cao nhất có thể xảy ra. Sau đó, không còn thiện (kusala) nào sanh lên nữa. (Thay vào đó, chỉ còn là duy tác (kiriya)). Bất kỳ ai đạt được pháp thiện cao tột này thì sẽ trở thành một bậc A-la-hán (Arahant), không còn vô minh nữa và các phiền não đã bị tẩy trừ hoàn toàn (kilesa nirodha). Như vậy, các tâm đại duy tác (mahākiriya citta) của vị đó thì giống như những bông hoa đã nở của một cây bông có gốc rễ đã bị cắt đứt. Cuối cùng thì cây đó cũng sẽ tàn rụi và chết. Vì nghiệp (kamma) không còn hoạt động trong vị đó nữa, các hành động của vị đó thì giống như những bông hoa trên một cây mà sẽ không cho trái nữa. Các hành động của vị đó không thể tạo sinh ra kiếp sống mới vì vị đó đã không còn bất kỳ phiền não nào nữa. Mặc dầu những tâm đại duy tác (mahākiriya citta) của vị đó vẫn có vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha), vốn đối nghịch với tham (moha), sân (dosa) và si (moha), nhưng chúng không còn kẻ thù để chiến đấu nữa. Tại một vài quốc gia, hòa bình luôn luôn hiện hữu vì không có quân nổi dậy chống phá và tạo ra chiến tranh. Mặc dầu họ có quân đội, nhưng nó chỉ là để trình diễn mà thôi. Cũng theo cách này, vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha) được kết hợp với những tâm đại duy tác (mahākiriya citta) không có kẻ thù để chiến đấu nữa. Do đó, nghiệp lực không thể được tích lũy. Không giống như chúng ta, vì tiến trình tâm thức của chúng ta còn cả căn thiện và bất thiện, nghiệp lực như vậy tiếp tục được gầy dựng và tích lũy.

Đối với vị A-la-hán tại lúc tử – vì nghiệp (kamma) không thể tạo sinh ra bất kỳ quả (vipāka) nào – quả của nghiệp cũng diệt đi. Tất cả khổ đau được chấm dứt. Đó là Níp-bàn (Nibbāna), khi mà lửa đã bị dập tắt vì nhiên liệu đã không còn nữa. Tuy nhiên, trong kiếp sống hiện tại, vì không còn phiền não (kilesa) nữa, những cảm xúc như ham muốn hay ghét bỏ không thể nào sanh lên nữa. Tâm trí của vị đó êm dịu và bình thản trong tự tại hoặc trong giải thoát (vimutti).

Mặc dầu không có nghiệp (kamma) mới tích lũy, nhưng nghiệp (kamma) cũ vẫn còn. Những gì đã được thực hiện thì vẫn còn. Chúng vẫn còn trực tuyến, tức là vẫn còn diễn tiến, nếu ngũ uẩn vẫn còn tồn tại. Mặc dầu những nghiệp (kamma) cũ không có năng lực tạo sinh ra đời sống mới, chúng vẫn có thể hỗ trợ hoặc gây trở ngại trong suốt đời sống hiện tại của vị A-la-hán (Arahant). Thậm chí đối với Đức Phật, không phải lúc nào mọi việc cũng tốt đẹp và suôn sẻ. Ngài phải thọ nhận những quả xấu từ những hành động bất thiện đã được thực hiện hàng a-tăng-kỳ kiếp về trước. Đó là quả của nghiệp bất thiện (akusala kamma), vốn không thể tránh khỏi được.

Rồi chúng ta có câu chuyện về ngài Aṅgulimālā, người đã sát hại hàng trăm người, và thậm chí đã cố gắng sát hại luôn cả Đức Phật. Khi trở thành tu sĩ, ngài đã chứng đắc quả vị A-la-hán (Arahant), tức là với các phiền não (kilesa) được cắt đứt. Mặc dầu ngài đã sát hại rất nhiều người, nhưng hành động sát sanh (pānāṭipāta) của ngài đã không cho quả vào kiếp sống kế tiếp. Nếu không, ngài đã phải bị đọa vào địa ngục. Do bởi năng lực vô cùng mãnh liệt của nó, tâm A-ra-hán đạo (Arahatta magga citta) đã xóa bỏ bất kỳ những bất thiện (akusala) nào ngài đã thực hiện (ND: trong việc cho quả tái sanh vào kiếp sống kế tiếp). Nhưng trong kiếp sống hiện tại, ngài đã không thể tránh được quả của những nghiệp (kamma) quá khứ. Khi đi khất thực, bát của ngài bị đập vỡ và y của ngài bị xé rách. Người ta ném đá vào ngài làm ngài chảy máu nhiều lần, và trong một vài lần, việc ném đá đã dẫn đến việc ngài bị gãy xương. Vì mọi người vẫn còn sợ ngài, cho nên, họ đã đóng cửa không tiếp ngài, không đặt bát đến ngài.

Thái độ của phàm nhân và của bậc A-la-hán (Arahant) đối với sự sống và cái chết 

Chúng ta hãy xem trường hợp của ngài Sāriputta, một vị A-la-hán (Arahant). Ngài đã quán chiếu về tuổi thọ của mình và nhận ra rằng ngài sẽ qua đời sau một tuần nữa. Đối với một người bình thường khi khám bệnh và nghe bác sĩ báo rằng: “Ông bị ung thư giai đoạn cuối”, người đó sẽ vô cùng lo lắng. Đó là do sự dính mắc vào thân xác. Thậm chí, các tu sĩ trong thời của Đức Phật cũng sẽ không khác gì.

Có một vị tỳ-kheo đau đớn khá nhiều vì bệnh tật. Vì vị đó là một hành giả chuyên chú, nên tham ái và những phiền não khác đã không xuất hiện trong vị đó một thời gian dài. Điều đó làm cho vị đó nghĩ rằng mình đã là một bậc A-la-hán (Arahant), không còn phiền não (kilesa) nào nữa. Nhưng thật ra là vị đó vẫn còn phiền não, chỉ là vị đó không biết mà thôi. Vì vị đó không thích sống trong đau khổ lâu dài hơn nữa, nên vị đó quyết định tự sát. Đó là một loại sân vi tế. Các bạn thấy đấy, cây mọc lên từ lúc nhỏ, sân hận cũng vậy. Vị đó không thông suốt và không nhận biết được chính trạng thái tâm của mình. Ngài Sāriputta đã cố gắng thuyết phục vị đó đừng tự sát. Nhưng ngay sau khi ngài đi khuất, vị đó đã tự lấy dao cắt cổ mình.

Tâm trí của con người rất là khôi hài. Sau khi tự cắt cổ  mình,  sợ  hãi  sanh  lên.  Vị  đó  nhận  ra  rằng:  “Tôi  sẽ chết.” Tại giây phút đó, vị đó nhận ra nỗi sợ hãi. “Ồ, sợ hãi là sân (dosa). Ta vẫn còn phiền não mà.” Trước đó, vị đó đã nghĩ rằng mình  không còn bám víu vào đời sống nữa, đã dứt bỏ khỏi thân xác và mọi thứ khác. Cho nên, vị đó mới nghĩ rằng mình đã không còn phiền não nữa. Vì là một hành giả tốt có kinh nghiệm, vị đó nhận ra được ngay  khi  nỗi  sợ  hãi  sanh  lên.  Ngay  lập  tức,  vị  đó  quán chiếu nó ngay, bắt nó làm đề mục thiền. Do việc làm đó và trong khi làm việc đó, vị đó đã trở thành bậc A-la-hán (Arahant).  Chỉ  ngay  sau  khi  chứng  đạt  A-la-hán  đạo  và quả (Arahatta-magga và phala), vị đó qua đời – một kết thúc tốt đẹp cho một cuộc tự sát.1

Vì không nhận biết phiền não sân và sự kinh sợ của mình, vị đó đã tự sát. Nếu vị đó nhận ra được rằng: “Ồ, những phiền não (kilesa) trong ta chỉ là tạm thời được lắng dịu. Chúng thật ra vẫn còn tồn tại bên trong,” thì vị đó đã sẽ không tự sát. “Tôi đã không còn phiền não. Cho nên, tôi có thể tự sát.” Việc này có đúng không? Có thể là sự thật không? Có thể xảy ra không? Những suy nghĩ như vậy là không thể có, không đúng. Nếu vị đó muốn chết, thì đó là vì vị đó đã chán ghét sự sống. Chán ghét là điều quan trọng ở đây. Không ai muốn chết cả. Không ai thích cái chết cả. Tuy nhiên, vị đó không thích tình huống hiện tại của mình, tức là, cái chết lúc đó đáng giá hơn đối với vị đó.

Vấn  đề  này  thì  không  phải  như  vậy  đối  với  ngài Sāriputta.  Ngài  đã  không  lo  lắng  gì  cả,  vì  đã  thật  sự không có chút dính mắc gì tới thân xác hoặc đời sống của mình. Ngài chỉ suy nghĩ về việc thực hiện bổn phận cuối cùng: giảng Pháp cho mẹ của mình (lúc bấy giờ vẫn còn thờ cúng Phạm thiên)1.

Ngay từ lúc đầu, ngài Sāriputta đã xem đời sống là một gánh nặng, một gánh nặng chỉ để được tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, thái độ của ngài thì không phải do trầm cảm: “Sự sống rất là phiền toái. Nó giống như là mang cả một ngọn núi trên đầu.” Trong Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthā), ngài đã ngâm lên bài kệ sau: “Tôi không có dính mắc vào đời sống của mình. Tôi không muốn chết. Tôi không có ước muốn hay khao khát được sống cũng như được chết.” Ngài chỉ chờ đợi ngày cuối cùng của mình. Ngày đó giống như là một phần thưởng đối với ngài vậy, vì lúc đó, “tôi sẽ giải thoát khỏi mọi khổ đau.”

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app